Tội buôn bán hàng cấm là thuốc lá

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Hệ thống pháp luật Việt Nam [hethongphapluat.com] xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo như nội dung bên bạn trình bày, chồng bạn vận chuyển hàng từ Campuchia về Việt Nam với số lượng hàng hóa là 30 gói thuốc lá. Hiện tại bên quản lý thị trường đang kiểm tra tiến hành xử lý.

Thứ nhất: Hàng hóa là hàng cấm bán nhưng bên bạn vẫn vận chuyển về, đây là hành vi buôn lậu hàng hóa cấm. Theo quy định tại Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 nếu số lượng hàng hóa lớn có thể bị khởi tố vụ án hình sự,

Thứ hai: Như thông tin bên bạn cung cấp, hàng hóa có khối lượng, số lượng là 30 gói. Xem xét về việc bị xử lý hành chính hay bị khởi tố vụ án hình sự.

Theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ – CP, Nghị định 124/2015/NĐ – CP trong trường hợp của bên bạn sẽ áp dụng mức phạt như sau:

“Điều 25. Hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu

1. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a] Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 10 bao [1 bao = 20 điếu, đối với các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao];

b] Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 10 bao đến dưới 20 bao;

c] Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 20 bao đến dưới 50 bao;

d] Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao;

đ] Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 200 bao;

e] Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 200 bao đến dưới 300 bao;

g] Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 400 bao;

h] Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 400 bao đến dưới 500 bao.

2. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

3. Các mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

a] Người có hành vi vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;

b] Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;

c] Người có hành vi giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a] Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b] Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu trong trường hợp tang vật có số lượng từ 500 bao trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c] Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.”

23. Sửa đổi Điểm h Khoản 1 Điều 26 như sau:

“h] Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trọng lượng từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg;”

24. Sửa đổi Điểm b Khoản 4 Điều 26 như sau:

“b] Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển nguyên liệu thuốc lá nhập lậu trong trường hợp tang vật có số lượng từ 2.000 kg trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;”

25. Bãi bỏ Điểm b Khoản 3 Điều 45.

26. Sửa đổi Điều 63 như sau:”

Theo các mức trên, bên bạn có vận chuyển số bao là 30 bao, đối chiếu mức phạt thì sẽ chỉ bị xử phạt hành chính “từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng”. Nếu số lượng hàng hóa là 500 bao thì mới chuyển sang trách nhiệm hình sự.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190 BLHS 2015 như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a] Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

b] Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

c] Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

d] Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ] Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

e] Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a] Có tổ chức;

b] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c] Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d] Có tính chất chuyên nghiệp;

đ] Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

e] Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;

g] Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

h] Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i] Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;

k] Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;

l] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a] Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;

b] Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;

c] Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

d] Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

đ] Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a] Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c] Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d] Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ] Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Bình luận:

1.Sản xuất hàng cấm là hành vi bằng thủ công hoặc  công nghệ làm ra các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

Buôn bán hàng cấn là hành vi mua đi bán lại các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam dưới bất kì hình thức nào nhằm thu lời bất chính.

2.Những dấu hiệu pháp lý của tội phạm

*Khách thể của tội phạm

-Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là xâm phạm chế độ độc quyền của Nhà nước trong quản lý, sản xuất, kinh doanh một số loại hàng cấm.

-Đối tượng tác động của tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Cụ thể là:

+Pháo nổ các loại,

+Các loại đồ chơi nguy hiểm,

+Thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất,

+Dịch vụ môi giới hôn nhân,

+Và một số mặt hàng, dịch vụ được quy định tronh danh mục mà Chính phủ quy định.

*Mặt khách quan của tội phạm:

Thứ nhất: Dấu hiệu hành vi khách quan

-Tội phạm thể hiện thông qua các hành vi:

+Hành vi sản xuất hàng cấm: người phạm tội sử dụng thủ công hoặc bằng công nghệ làm ra hàng cấm, có thể tham gia vào cả quá trình sản xuất hoặc chỉ tham gia vào một công đoạn nào đó như: chuẩn bị địa điểm, tìm nguồn nguyên liệu, tổ chức sản xuất…

+Hành vi buôn bán hàng cấm: người phạm tội thực hiện bằng cách mua đi bán lại hàng cấm dưới các hình thức khác nhau như: trao đổi, thanh toán bằng hàng cấm…

-Các thủ đoạn thường được thực hiện:

+Mở các cơ sở sản xuất trá hình, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để sản xuất hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường, nhưng thực tế sản xuất loại àng hóa bị cấm hoặc hạn chế lưu thông trên thị trường.

+Thuê các cơ sở làm ăn uy tín để sản xuất, buôn bán hàng cấm

+Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý, kiểm tra, xử lý quá trình sản xuất, kinh doanh để che giấu hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm.

Thứ hai: Dấu hiệu hậu quả của tội phạm

-Hậu quả của tội sản xuất, buôn bán hàng cấm đó là những thiệt hại gây ra cho trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý thị trường sản xuất kinh doanh, gây lũng đoạn thị trường trong nước dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được hàng hóa, ảnh hưởng đến tình hình trật tự xã hội.

-Những biểu hiện cụ thể hậu quả của tội phạm rất đa dạng. Nó có thể là số lượng hàng hóa, có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên; nó cũng có thể là số lượng tiền thu lợi bất chính lớn, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng…

Thứ ba: Các dấu hiệu khách quan khác

Các dấu hiệu khách quan khác được quy định  trong cấu thành tội phạm của tội sản xuất, buôn bán hàng cấm có thể là:

-Những dấu hiệu định tội như dấu hiệu đối tượng tác động của tội phạm: đó là các loại hàng hóa, dịch vụ cấm hoặc hạn chế lưu thông trên thị trường  Việt Nam được quy định trong danh mục  Chính phủ quy định;

- Cũng có thể là các dấu hiệu định khung như: Số lượng hàng phạm pháp, gái trị thu lời bất chính

*Mặt chủ quan của tội phạm: Người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm là do cố ý [cố ý trực tiếp], tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm, thấy trước được hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Không có hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm nào được thực hiện do cố ý gián tiếp.

Mục đích của người phạm tội là thu lợi từ hoạt động sản xuất, buôn bán hàng cấm đó. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng như: Hải quan, Biên phòng…

*Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.

Chủ thể của tội này còn là pháp nhân được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập; Đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào trật tự quản lý kinh tế, cụ thể xâm phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý thị trường.

* Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện trên đây.

*Chú ý: phân biệt tội sản xuất, buôn bán hàng cấm với tội sản xuất, buôn bán hàng giả Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015.

Hai tội đều có hành vi sản xuất và buôn bán không được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với mục đích vụ lợi. Đều vi phạm quy định của Nhà nước về trật tự quản lý kinh tế. Tuy nhiên, về đối tượng tác động của tội phạm thì có sự khác biệt như sau:

+Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, đối tượng tác động là những mặt hàng được quy định trong danh mục Nhà nước cấm lưu thông

+Tội sản xuất, buôn bán hàng giả, đối tượng tác động là những hàng hóa kém chất lượng, không đúng với tính năng, công dụng tên gọi của một mặt hàng có thật được phép lưu thông trên thị trường.

Video liên quan

Chủ Đề