Tóm tắt lịch sử The giới hiện đại từ 1945 đến 2000

I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945

1. Sự xác lập của trật tự hai cực Yalta do Xô-Mỹ đứng đầu đã chi phối nền chính trị thế giới.

2. CNXH đã vượt khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống thế giới.

3. Sự phát triển mạnh của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các nước này tích cực tham gia và giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, góp phần làm thay đổi căn bản hệ thống thế giới. Sau khi giành độc lập đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, tuy nhiên vẫn còn xung đột.

4. Hệ thống đế quốc chủ nghĩa có chuyển biến:

- Mỹ vươn lên là nước đế quốc giàu mạnh, và mưu đồ làm bá chủ thế giới, nhưng thất bại ở Chiên tranh Việt Nam.

- Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, kinh tế các nước tư bản tăng trưởng liên tục, như Nhật, Đức, và hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

- Dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh của lực lương sản xuất, dẫn đến sự liên kết kinh tế khu vực, EEC-EU. Mỹ,EU và Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

5. Nổi bật nhất là sự đối đầu giữa hai siêu cường dẫn đến tình trạng “chiến tranh lạnh” kéo dài nhiều thập kỷ. Ở nhiều nơi diễn ra chiến tranh cục bộ [Đông Nam Á, Trung Đông]. Chiến tranh lạnh chấm dứt, chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thoại, hợp tác phát triển, tuy nhiên vẫn còn xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.

6. Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật, khoa học - công nghệ bắt đầu từ Mỹ và đã lan nhanh ra toàn thế giới, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, xu thế toàn cầu hóa lan nhanh ra toàn thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp, thích ứng để kịp thời, khôn ngoan nắm bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu.

II. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY

1. Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác.

2. Quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, với đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế…

3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố.

4. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tộc đang đứng trước thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt để vươn lên.

Xem tiếp: Lý thuyết Sử 12: Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919-1925

Mục I

I. Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

1. Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở thành một hệ thống.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới, có lực lượng hùng hậu về chính trị, quân sự, kinh tế, có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình phát triển thế giới.

- Tuy nhiên, do những sai lầm nghiêm trọng và sự chống phá của các thế lực đế quốc phản động dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới giành được nhiều thắng lợi.

- Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh giành được những thắng lợi làm sụp đổ hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc, hơn 100 quốc gia độc lập ra đời.

- Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh ngày càng có vai trò lớn trong đời sống chính trị thế giới, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.

3. Sự phát triển của các nước TBCN.

- Nhiều nước tư bản phát triển nhanh chóng về kinh tế, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, mưu đồ làm bá chủ thế giới.

- Các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực, biểu hiện là sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu [EEC] này là Liên minh châu Âu [EU].

- Mĩ, EU, Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế thế giới.

4. Quan hệ quốc tế.

- Sau năm 1945, một trật tự thế giới hai cực được xác lập do Liên Xô và Mĩ đứng đầu. Thế giới chia làm hai phe đối đầu căng thẳng với đỉnh cao là Chiến tranh lạnh.

- Năm 1989, Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa hoãn, đối thoại.

5. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.

- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX với những thành tựu kì diệu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lý thuyết Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000

I. Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ 1945

1. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mỹ đứng đầu đã chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX.

2. Chủ nghĩa xã hội đã vượt khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống thế giới.

3. Sự phát triển mạnh của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ La-tinh:

- Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc [Apácthai] hoàn toàn sụp đổ, dẫn tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sa

- Các nước này tích cực tham gia và giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới. Sau khi giành độc lập đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, tuy nhiên vẫn còn xung đột.

4. Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã có những biến chuyển quan trọng:

- Mỹ vươn lên là nước đế quốc giàu mạnh, và mưu đồ làm bá chủ thế giới, nhưng thất bại ở Chiến tranh Việt Nam.

- Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, kinh tế các nước tư bản tăng trưởng liên tục, như Nhật, Đức, và hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

- Dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh của lực lương sản xuất, dẫn đến sự liên kết kinh tế khu vực. Mỹ, Liên minh châu Âu [EU] và Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

5. Nổi bật nhất là sự đối đầu giữa hai siêu cường dẫn đến tình trạng “Chiến tranh lạnh” kéo dài nhiều thập kỷ. Chưa bao giờ các quan hệ quốc tế được mở rông và đa dạng như nửa sau thế kỉ XX.

- Ở nhiều nơi diễn ra chiến tranh cục bộ [Đông Nam Á, Trung Đông].

- Chiến tranh lạnh chấm dứt, chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thoại, hợp tác phát triển, tuy nhiên vẫn còn xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.

6. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, khoa học - công nghệ bắt đầu từ Mỹ và đã lan nhanh ra toàn thế giới, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, xu thế toàn cầu hóa lan nhanh ra toàn thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp, thích ứng để kịp thời, khôn ngoan nắm bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu.

II. Xu thế phát triển của thế giới ngày nay

1. Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên: một nền sản xuất phồn vinh + một nền tài chính vững chắc + một nền công nghệ có trình độ cao + một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

2. Quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, với tính hai mặt, đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế…

3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố và mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo

4. Xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển.

III. Mở rộng: Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng xu thế giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề biển Đông.

Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề biển Đông do các lí do sau:

- Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.

- Trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, chung sống hòa bình giữa các nước, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết tình hình thỏa đáng.

- Biểu hiện là: lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề