Tổng kết hội người nghèo mất bao nhiêu chi phí

1. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và số huyện, xã và thôn nghèo, đặc biệt khó khăn nhiều, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cuối năm 2010, toàn tỉnh có 90.109 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,18% [cả nước là 14,2%], trong đó: hộ nghèo dân tộc thiểu số có 21.669 hộ, tỷ lệ 75,39%. Khu vực đồng bằng [09 huyện, thành phố] có 49.910 hộ nghèo, tỷ lệ 16,45%, khu vực miền núi [09 huyện] có 40.199 hộ nghèo, tỷ lệ 57,95% cao gấp 3,5 lần khu vực đồng bằng và gấp 2,4 lần so với toàn tỉnh]. Có 52.265 hộ cận nghèo, tỷ lệ 14,02% [cả nước là 7,49%], trong đó khu vực đồng bằng có 42.417 hộ cận nghèo, tỷ lệ 13,98% và khu vực miền núi có 9.848 hộ cận nghèo, tỷ lệ 14,20%.

Trong 07 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 50% thì có 03 huyện/62 huyện nghèo nhất nước theo Nghị quyết số 30a, có 57 xã nghèo đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 và 21 xã nghèo thuộc chương trình 257. Tỷ lệ hộ nghèo của 03 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a lên đến 74,98%, cao gấp 3,1 lần so với toàn tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo của 57 xã đặc biệt khó khăn khu vực miền núi [chương trình 135] chiếm 76,61%, cao gấp 3,17% so với toàn tỉnh.

2. Đời sống, sản xuất, sinh hoạt của hộ nghèo còn nhiều khó khăn, nguyên nhân nghèo đa dạng, phức tạp, nhất là hộ nghèo ở khu vực miền núi, hộ nghèo dân tộc thiểu số.

Hầu hết hộ nghèo đều có đời sống hết sức khó khăn, nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số, nhà ở hộ nghèo chủ yếu là nhà bán kiên cố, xuống cấp, một số hộ chưa có nhà ở hoặc nhà tạm bợ, tình trạng thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt, điện thắp sáng còn phổ biến, phần lớn tập trung ở các huyện miền núi. Trong số 17.731 hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà tạm bợ, dột nát, xiêu vẹo thì miền núi có 9.123 hộ; 2.347 hộ nghèo có đất ở không ổn định [không thuộc quyền sở hữu của hộ], trong đó miền núi có 1.273 hộ; 8.343 hộ nghèo chưa có điều kiện sử dụng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt do thiếu điều kiện hoặc sinh sống ở vùng chưa có điện, trong đó miền núi có 7.852 hộ; 25.518 hộ sử dụng nước sông, suối, ao hồ để sinh hoạt, trong đó miền núi có 20.171 hộ.

Nguyên nhân nghèo đa dạng, phức tạp. Ngoài nguyên nhân do yếu tố khách quan như thiên tai, tai nạn, ốm đau, rủi ro ngoài ý muốn thì nguyên nhân chủ quan do một số ngành, địa phương thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giảm nghèo, một số cơ chế, chính sách giảm nghèo chưa phù hợp, mức hỗ trợ đầu tư thấp và chưa thực sự đủ mạnh để hỗ trợ người dân, địa phương thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân đáng chú ý là còn nhiều hộ dân nhận thức, tinh thần trách nhiệm chưa cao, ý thức tự lực, tự giác lao động để vươn lên thoát nghèo còn kém, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, muốn thụ hưởng chính sách giảm nghèo trong thời gian dài, bản thân chưa chịu khó lao động, không chịu tổ chức sản xuất kinh doanh. Theo kết quả điều tra hộ nghèo cuối năm 2010, toàn tỉnh có 21.173 hộ nghèo do ốm đau nặng, mắc tệ nạn xã hội, chiếm 23,5%, 17.680 hộ nghèo do thiếu vốn, chiếm 19,62%, 13.761 hộ nghèo do thiếu lao động, chiếm 15,27%, 9.698 hộ nghèo do trong hộ có đông người ăn theo, chiếm 10,76%, có 9.006 hộ nghèo không biết cách làm ăn, không có tay nghề, chiếm 9,99%, 5.940 hộ nghèo do thiếu đất canh tác, chiếm 6,59%, 5.063 hộ nghèo có lao động nhưng không có việc làm, chiếm 5,62%.

Phần thứ hai

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO

GIAI ĐOẠN 2011-2015

Từ thực trạng nghèo cuối năm 2010 và kinh nghiệm thực hiện công tác giảm nghèo những năm qua. Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo thiết thực, hiệu quả.

  1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đã được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Nhiều địa phương có cách làm sáng tạo, hiệu quả góp phần hỗ trợ giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững

UBND tỉnh đã xây dựng, trình Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 01/10/2012 thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Hội nghị Trung ương 5 [khoá XI] “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”; Kết luận số 96-KL/TU ngày 22/7/2013 về đẩy mạnh công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 31/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 19/9/2012 về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 về thực hiện Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014-2015. Ngoài ra, UBND tỉnh ban hành nhiều đề án, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội để giảm nghèo nhanh và bền vững. Chỉ đạo các ngành và các địa phương thực hiện tốt Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 30/11/2001 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chỉ thị số 56-CT/TU ngày 25/5/2009 của Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo; xây dựng bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác giảm nghèo và từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả như thành lập, kiện toàn và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Chương trình giảm nghèo; phân công các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình đứng điểm, phụ trách theo địa bàn từng huyện, thành phố về công tác giảm nghèo; ban hành Kế hoạch, bố trí kinh phí cho các thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo kiểm tra, giám sát theo địa bàn phân công; thành lập Văn phòng Chương trình giảm nghèo của tỉnh đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tham mưu, theo dõi, đề xuất Ban Chỉ đạo và UBND tỉnh về công tác giảm nghèo. Chỉ đạo cấp xã bố trí công chức phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội theo dõi công tác giảm nghèo.

2. Giai đoạn 2011-2015, đã huy động được nhiều nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo

Tổng đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 là 22.845,802 tỷ đồng, trong đó khu vực miền núi [09 huyện] được đầu tư 6.920,226 tỷ đồng, chủ yếu là vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia và vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương. Nguồn vốn huy động, phân bổ thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh từ năm 2011-2015 là 7.183,459 tỷ đồng. Chi tiết tại Phụ lục số 4 và Phụ lục số 5.

3. Các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo của quốc gia và của tỉnh đã được chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, đạt nhiều kết quả, giải quyết được các khó khăn bức xúc của hộ nghèo, cận nghèo, đặc biệt là đối với thôn, xã và huyện nghèo khu vực miền núi

  1. Các chính sách giảm nghèo chung của quốc gia theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ:

- Đã cho 50.342 lượt hộ nghèo vay, doanh số 771,137 tỷ đồng, 10.891 lượt hộ cận nghèo, doanh số 262,467 tỷ đồng; 45.942 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay, doanh số 673,658 tỷ đồng; 220 lao động vay đi xuất khẩu lao động, số tiền 6,583 tỷ đồng [118 lao động tại các huyện nghèo]; đưa 772 lao động đi xuất khẩu lao động tại các thị trường lao động, trong đó có 114 lao động tại các huyện nghèo; hỗ trợ dạy nghề cho 25.375 lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, kinh phí 32,6 tỷ đồng [5.802 lao động thuộc hộ nghèo, 1.915 lao động thuộc hộ cận nghèo].

- Thực hiện cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập [Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ] cho 488.369 học sinh, sinh viên, kinh phí 298,594 tỷ đồng [cấp bù học phí: 55.626 sinh viên]; cấp 41,605 tỷ đồng để hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 3, 4, 5 tuổi theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 và Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Cấp 1.764.386 thẻ bảo hiểm y tế người nghèo và cận nghèo, kinh phí 840,341 tỷ đồng, trong đó cấp miễn phí 1.135.671 thẻ bảo hiểm y tế người nghèo, kinh phí 613,523 tỷ đồng; hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho 628.715 người cận nghèo, kinh phí 226,818 tỷ đồng; thực hiện hỗ trợ kịp thời tiền ăn, vận chuyển, đồng chi trả viện phí cho người nghèo [Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ], hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội [Quyết định số 55a/2013/QĐ-TTg ngày 04/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ].

- Hỗ trợ xây dựng 10.836 nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, kinh phí 150 tỷ đồng; 100 chòi tránh lũ [Đại Lộc và Điện Bàn], kinh phí 01 tỷ đồng; 2.702 nhà Đại đoàn kết từ Quỹ "Ngày vì người nghèo".

- Trợ giúp pháp lý cho 1.503 lượt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo theo Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ và người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo theo Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó trợ giúp pháp lý tại 03 huyện nghèo theo Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg 1.072 người/12 đợt trợ giúp lưu động và thành lập, củng cố 32 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại 32 xã của 03 huyện nghèo để sinh hoạt và trợ giúp pháp lý tại địa phương.

- Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hoá, thông tin về cơ sở; đa dạng hoá các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo.

- Một số chính sách hỗ trợ đặc thù và an sinh xã hội khác:

Cấp 50 tỷ đồng [2011-2014] đầu tư xây dựng các công trình nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ; 24,020 tỷ đồng đầu tư 09 điểm định canh, định cư tập trung và xen ghép cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ nâng cao đời sống cho 773.067 nhân khẩu thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, số tiền 71,613 tỷ đồng, gồm cấp không giống cây trồng, vật nuôi; thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 297.204 hộ nghèo, kinh phí 106,993 tỷ đồng.

  1. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững [Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ]:

- Dự án 1 đầu tư 876,515 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư xây dựng, sửa chữa 526 công trình cơ sở hạ tầng tại 06 huyện nghèo; hỗ trợ đầu tư 174 công trình tại các xã nghèo đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; cấp 72,982 tỷ đồng để thực hiện các chế độ chính sách đặc thù của Nghị quyết 30a như hỗ trợ hộ dân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, hỗ trợ gạo đối với hộ nghèo giáp biên giới, hỗ trợ một lần cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao, hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung làm chuồng trại, khai hoang, phục hóa, tăng cường cán bộ khuyến nông, lâm, ngư,...;

- Dự án 2 đầu tư 472,533 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn đặc biệt khó khăn, trong đó hỗ trợ đầu tư xây dựng 635 công trình cơ sở hạ tầng các loại.

- Dự án 3 phân bổ 3,5 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư xây dựng, nhân rộng 07 mô hình giảm nghèo tại 07 xã với 378 hộ nghèo tham gia hưởng lợi.

- Dự án 4 bố trí 5,105 tỷ đồng để hỗ trợ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, tham vấn, đối thoại chính sách giảm nghèo cho trên 1.100 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo, xây dựng, vận hành website giảm nghèo [giamngheo.sldtbxh.quangnam.gov.vn], phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo trực tuyến [qlhongheo.sldtbxh.quangnam.gov.vn],...

  1. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù của tỉnh ban hành đã được triển khai hiệu quả, góp phần giải quyết khó khăn, bức xúc về y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng; khuyến khích thoát nghèo bền vững, trong đó đã giải quyết cấp bù 50% học phí cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hỗ trợ 30% mệnh giá thẻ BHYT cho người cận nghèo, cấp bù 5% chi phí cùng chi trả viện phí cho người dân tộc thiểu số; phụ cấp cán bộ theo dõi công tác giảm nghèo ở cấp xã; hỗ trợ 170,5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng cho các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ cho các huyện nghèo Nghị quyết số 30a [Chương trình 30c]. Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh đã góp phần giảm nghèo theo hướng bền vững hơn, năm 2014 toàn tỉnh đã có 5.260 hộ nghèo đăng ký và thoát nghèo bền vững, vượt qua chuẩn cận nghèo [những năm trước bình quân chưa đến 1.500 hộ nghèo thoát nghèo bền vững, chủ yếu vươn lên cận nghèo]; có 37 thôn đăng ký đạt tiêu chuẩn và mức giảm tỷ lệ hộ nghèo với tổng nhu cầu kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách đối với 5.260 hộ đăng ký thoát nghèo năm 2014 là 91,138 tỷ đồng, trong đó năm 2015 nhu cầu kinh phí thực hiện là 48,748 tỷ đồng. Hiện nay, ngân sách tỉnh đã bố trí 22,320 tỷ đồng và các địa phương đang giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định, trong đó đã hoàn thành cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

4. Các nguồn vận động như Quỹ "Vì người nghèo", nguồn hỗ trợ từ các Tổng công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các phong trào của phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, thanh niên,... đã góp phần rất lớn cùng với nhà nước đảm bảo an sinh xã hội cho người nghèo, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc với cuộc vận động Quỹ "Ngày vì người nghèo" đã huy động và hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở [trên 2.700 nhà], hỗ trợ vốn, phương tiện sản xuất, kinh doanh, trợ giúp học bổng cho học sinh, sinh viên; các doanh nghiệp hỗ trợ các huyện, xã nghèo xây dựng trên 20 công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh,... với tổng kinh phí trên 300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các đoàn thể nhân dân phát động nhiều phong trào thi đua, nhận đỡ đầu, giúp đỡ hộ nghèo về nhiều mặt và đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả như hỗ trợ phương tiện, công cụ sản xuất, buôn bán nhỏ, trợ giúp học tập, y tế,...

5. Thông qua việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tác động trực tiếp từ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đã đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra

Mục tiêu giảm nghèo đã đạt trên 3%/năm, vượt so với Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra [2,5-3%/năm]. Tình hình đời sống của người dân nói chung, của người nghèo, cận nghèo đã được cải thiện rõ rệt, nhất là về y tế, giáo dục và nhà ở [100% người nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; 100% học sinh, sinh viên nghèo được hỗ trợ chi phí học tập, cấp bù học phí, trẻ em 3, 4, 5 tuổi được hỗ trợ tiền ăn trưa; xây dựng trên 20.000 nhà cho hộ nghèo]. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn đã được đầu tư xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới [1.527 công trình: Nghị quyết 30a: 526 công trình; Chương trình 257: 174 công trình; Chương trình 135: 635 công trình; Nghị quyết 55 [30c]: 192 công trình], nhất là giao thông, trường học, trạm y tế và công trình thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, phát triển sản xuất, giảm dần khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi.

Tỷ lệ hộ nghèo của khu vực đồng bằng giảm còn 6,16% năm 2014, dự kiến giảm còn 4,0% vào cuối năm 2015, bình quân mỗi năm giảm 2,49%, gần đạt mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh [giảm từ 2,5-3%/năm]. Tỷ lệ hộ nghèo của khu vực miền núi giảm còn 36,98% năm 2014 và dự kiến giảm còn 32% vào cuối năm 2015, bình quân mỗi năm giảm 5,19%, vượt so với mục tiêu Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 19/9/2012 của HĐND tỉnh đề ra. Tỷ lệ giảm hộ nghèo của 06 huyện nghèo giảm còn 49,9% năm 2014, bình quân mỗi năm giảm 4,91%/năm, trong đó 03 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 53,70% năm 2014, dự kiến giảm còn 48% năm 2015, bình quân giảm 5,4%/năm, vượt mục tiêu Nghị quyết 30a. Tỷ lệ hộ nghèo các xã thuộc Chương trình 135 giảm bình quân 6,55%, đạt và vượt so với mục tiêu của Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ [4%/năm]. Tỷ lệ hộ nghèo các xã nghèo vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc Chương trình 257 giảm bình quân mỗi năm 3,04%, chưa đạt mục tiêu so với Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ [4%/năm].

Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm chậm, bình quân mỗi năm giảm 1,22% [từ 14,02% năm 2010, giảm còn 9,15% năm 2014]. Trong đó: Tỷ lệ hộ cận nghèo khu vực đồng bằng giảm 1,46%/năm, khu vực miền núi giảm 0,2%/năm; tỷ lệ hộ cận nghèo tuy giảm nhưng số hộ cận nghèo thực chất không giảm mà tăng so với năm 2010, tăng 371 hộ cận nghèo [các huyện có số hộ cận nghèo tăng: Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Nam Giang và Nông Sơn]. Mức giảm tỷ lệ hộ cận nghèo chưa đạt mục tiêu theo kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do một số hộ nghèo chỉ vươn lên ở cận nghèo [chưa thoát qua chuẩn cận nghèo], mặt khác số hộ có mức sống trên chuẩn cận nghèo có nguy cơ rơi xuống cận nghèo nhiều, nhất là do nguy cơ thiên tai, dịch bệnh và thiếu việc làm, thất nghiệp, không có đất sản xuất, mặt khác một số địa phương đưa hộ nghèo lên cận nghèo để giảm tỷ lệ nghèo theo kế hoạch.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mặt được

Công tác giảm nghèo được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội quan tâm, tham gia vào cuộc và đã được xã hội hóa, các chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo được ban hành ở hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội, tổ chức thực hiện đồng bộ, kịp thời góp phần thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững. Nguồn lực đầu tư toàn tỉnh 2011-2015 lớn, đạt trên 22.845 tỷ đồng, riêng nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo đạt trên 7.183 tỷ đồng [chi tiết tại Phụ lục số 4], ngân sách phân bổ năm sau cao hơn năm trước và có sự đầu tư tập trung, trọng điểm theo thứ tự ưu tiên. Các chính sách giảm nghèo giải quyết cơ bản, kịp thời ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là y tế [100% người nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế], giáo dục [100% học sinh, sinh viên nghèo miễn giảm học phí, được hỗ trợ chi phí học tập; trẻ em nghèo 3, 4 và 5 tuổi được hỗ trợ tiền ăn trưa,...], nhà ở [xây dựng, sửa chữa trên 20.000 nhà], cơ sở hạ tầng [1.527 công trình], hỗ trợ sản xuất. Quá trình tổ chức thực hiện, nhiều địa phương đã có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả [như Núi Thành, Đông Giang, Bắc Trà My, Điện Bàn, Hội An], cụ thể hóa chủ trương thành Nghị quyết, chương trình, kế hoạch,... và triển khai một cách khoa học, phù hợp thực tiễn, phát huy dân chủ, gắn với chương trình cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, quản lý đối tượng và công khai các chế độ, chính sách giảm nghèo. Công tác theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh giá và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo được quan tâm, thực hiện kịp thời, đúng quy định.

2. Mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

  1. Mặt tồn tại, hạn chế

- Tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhanh nhưng vẫn còn cao hơn so với bình quân chung của cả nước. Các huyện nghèo, miền núi tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhiều nhưng số lượng hộ nghèo giảm không nhiều [miền núi giảm 1% hộ nghèo, chỉ tương ứng với 571 hộ nhưng đồng bằng giảm 1% hộ nghèo lại tương ứng đến 2.934 hộ]; kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững [tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng tỷ lệ hộ cận nghèo tăng], tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi cao hơn đồng bằng 8 lần; số lượng xã nghèo, huyện nghèo không giảm mà tăng so năm 2010 [từ 78 xã tăng lên 104 xã nghèo, trong đó xã nghèo thuộc Chương trình 135 tăng từ 57 xã lên 85 xã; bổ sung thêm 03 huyện vào hưởng cơ chế hỗ trợ [70%] về đầu tư cơ sở hạ tầng của huyện nghèo theo Nghị quyết 30a].

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo ở một số địa phương, ngành chưa tập trung, kịp thời; công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng công trình đối với các dự án giảm nghèo còn nhiều hạn chế, thiếu chủ động, lập thủ tục đầu tư xây dựng công trình còn quá chậm, công trình phân tán, thiếu tập trung, nguồn vốn phân bổ dàn trải. Công tác điều tra xác định hộ nghèo, cận nghèo còn nhiều sai sót, chưa quyết liệt trong chỉ đạo điều tra, có nơi còn đối phó, chưa phân loại hộ nghèo theo nguyên nhân nghèo; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên; bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác giảm nghèo chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng yêu cầu.

- Một số chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo đầu tư chưa hiệu quả, còn dàn trải, chồng chéo, trùng lặp chế độ, đối tượng trên cùng một địa bàn, việc hỗ trợ còn mang tính bình quân, mức hỗ trợ thấp, hiệu quả chưa cao; bố trí nguồn lực chưa hợp lý, lồng ghép hoạt động giữa chương trình, dự án giảm nghèo với các chương trình, dự án khác chưa gắn kết, đồng bộ.

- Việc ban hành nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo trực tiếp, nhất là đối với miền núi, dân tộc thiểu số, hộ nghèo, thôn, xã và huyện nghèo đã làm mất đi động lực phấn đấu, tạo nên tâm lý trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo trong một bộ phận hộ nghèo, kể cả cán bộ, chính quyền địa phương nhất là miền núi, dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số chưa chịu khó làm ăn, không mạnh dạn vay vốn ưu đãi của nhà nước để đầu tư phát triển sản xuất, tâm lý không muốn xa nhà, xa quê để học nghề, tìm kiếm việc làm, đi xuất khẩu lao động; tư tưởng tự thỏa mãn với cuộc sống hiện tại, thiếu ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, nhà nước và xã hội trong phát triển kinh tế gia đình để thoát nghèo bền vững.

  1. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Về khách quan, do điểm xuất phát của tỉnh nghèo, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, phong tục tập quán lạc hậu, dân trí thấp, nhất là khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số; tình hình thiên tai, dịch bệnh, thường xuyên xảy ra trên diện rộng; biến động chính trị và ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới; nguồn thu ngân sách của tỉnh và một số địa phương còn thấp; số lượng hộ nghèo, cận nghèo, thôn, xã và huyện nghèo nhiều, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Về chủ quan, người đứng đầu ở một số ngành, đơn vị, địa phương thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoặc có nhưng chưa tập trung quyết liệt, thường xuyên, có nơi không triển khai hoặc có triển khai nhưng không kịp thời, không đến nơi, đến chốn. Công tác thông tin, tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú; vai trò của chính quyền, mặt trận, đoàn thể ở một số địa phương, cơ sở chưa phát huy. Điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo có nơi thực hiện chưa đúng quy trình, sai sót, duy trì, áp đặt tỷ lệ nghèo; ý thức tự lực vươn lên của một bộ phận hộ nghèo chưa cao, một bộ phận người dân và chính quyền địa phương không muốn thoát nghèo để hưởng chính sách giảm nghèo.

- Một số cơ chế, chính sách giảm nghèo có mức đầu tư thấp, đa phần mang tính hỗ trợ trực tiếp [y tế, nhà ở, tiền điện,...], chậm điều chỉnh, bổ sung; các chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo để phát triển sản xuất chưa nhiều, mức đầu tư thấp, tổ chức thực hiện còn nhiều vướng mắc [dạy nghề, tín dụng, xuất khẩu lao động, Chương trình 135,...], phân bổ vốn chưa đáp ứng yêu cầu, công tác huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác giảm nghèo còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đề ra.

Phần thứ ba

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐẾN NĂM 2020

  1. QUAN ĐIỂM

1. Thực hiện công tác giảm nghèo trên cơ sở tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản [trước hết là y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin]; đồng thời phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững; chủ động, tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trãi, tập trung cho miền núi.

2. Đưa nhiệm vụ giảm nghèo bền vững, nhất là công tác điều tra xác định hộ nghèo, cận nghèo là một nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể; là nhiệm vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, mà trước hết là của bản thân người nghèo và địa phương nghèo.

3. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần các điều kiện cần thiết cho người nghèo, địa phương nghèo để phát triển sản xuất, nâng cao dân trí, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng để thoát nghèo bền vững; từng bước giảm dần đầu tư trực tiếp, cho không; thực hiện đầu tư gián tiếp, nhất là đầu tư cho cộng đồng, cho những dự án, chính sách, mô hình mang tính hiệu quả, đột phá, lan tỏa; cương quyết xóa bỏ tình trạng trông chờ, ỷ lại chính sách cũng như bệnh thành tích trong công tác giảm nghèo; thực hiện hỗ trợ chính sách giảm nghèo có điều kiện cho hộ nghèo.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tự lực vươn lên phát triển kinh tế, có việc làm, tăng thu nhập, thụ hưởng các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm cải thiện, nâng cao điều kiện sống, thực hiện công bằng xã hội; tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trên địa bàn tỉnh, ưu tiên đầu tư cho khu vực miền núi, nông thôn, vùng dân tộc thiểu số.

2. Mục tiêu cụ thể

Tiếp tục duy trì mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung toàn tỉnh mỗi năm từ 2,5%-3%, tương ứng đến cuối năm 2020 giảm 2/3 số hộ nghèo so với đầu năm 2016 [theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016-2020], trong đó khu vực đồng bằng [09 huyện, thị xã, thành phố] giảm từ 1,5% - 2%/năm, khu vực miền núi giảm ít nhất 5%/năm, các huyện nghèo, xã nghèo giảm ít nhất 6%/năm; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo mỗi năm từ 1,5- 2%. Không còn huyện nghèo theo tiêu chí quy định. Tiếp tục hỗ trợ đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn nghèo đặc biệt khó khăn theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

III. NHIỆM VỤ

1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ theo bộ tiêu chí nông thôn mới cho địa bàn nghèo [thôn, xã và huyện nghèo] và các huyện, xã có tỷ lệ nghèo cao, trong đó tập trung cho khu vực miền núi, bãi ngang ven biển.

2. Hỗ trợ có thời hạn, có điều kiện cho người nghèo, cận nghèo thuộc diện chính sách giảm nghèo về sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập để phát triển sản xuất, kinh doanh và đi xuất khẩu lao động. Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới, có hiệu quả vào sản xuất để hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận, học tập, tham gia kết hợp giải quyết tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội.

3. Tăng cường, đa dạng về hình thức và nội dung trong công tác truyên truyền, vận động để hộ nghèo tự nhận thức, ý thức về lòng tự trọng, tự ái và trách nhiệm bản thân để chủ động tham gia học nghề, tổ chức sản xuất kinh doanh, tìm kiếm việc làm, xuất khẩu lao động, từ đó tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững.

4. Tổ chức, sắp xếp bộ máy cán bộ giảm nghèo cấp tỉnh đến cấp xã; đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, ưu tiên cho cán bộ cấp xã, nhất là ở các xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn.

5. Nghiên cứu phương pháp điều tra, xác định, phân loại hộ nghèo, cận nghèo đảm bảo chính xác. Thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát và phân loại hộ nghèo [hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội, hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo]. Áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo.

6. Tăng cường giám sát, đánh giá kết quả giảm nghèo; sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác giảm nghèo; khen thưởng cá nhân, tập thể điển hình, gương mẫu trong thực hiện công tác giảm nghèo.

IV. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về tổ chức thực hiện

  1. Đối với hệ thống chính trị

- Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Hội nghị Trung ương 5 [khóa XI] và Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 01/10/2012 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW và Kết luận số 96-KL/TU ngày 22/7/2013 của Tỉnh ủy Quảng Nam về đẩy mạnh công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

- Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện đối với các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, tác động tích cực đến giảm nghèo bền vững; đề ra biện pháp, giải pháp khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong công tác giảm nghèo, đặc biệt là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, công tác phối hợp, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân; công tác bố trí cán bộ giảm nghèo; công tác lập kế hoạch; công tác điều tra, xác định hộ nghèo, cận nghèo; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo.

- Triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ và có hiệu quả các cơ chế, chính sách của trung ương và địa phương về giảm nghèo nhằm giải quyết các vấn bức xúc của hộ nghèo theo từng nguyên nhân nghèo như thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm, phương tiện sản xuất, kinh doanh, chưa có nghề... Trước mắt, nghiên cứu giải pháp hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và các vấn đề an sinh xã hội cho hộ nghèo phù hợp với từng vùng, khu vực và từng nhóm dân tộc. Trong thực hiện các nội dung hỗ trợ, phải thực hiện đúng quy định, không thực hiện chia bình quân, nhất là địa phương miền núi, vùng dân tộc thiểu số để đảm bảo giải quyết đúng đối tượng, tạo điều kiện cho hộ nghèo thực sự thoát nghèo bền vững.

- Đa dạng các hình thức, nội dung truyên truyền, vận động để thay đổi nhận thức, tư duy, cách nghĩ, cách làm, nhất là tính tự trọng, lòng tự ái và trách nhiệm bản thân, địa phương để chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Hình thành đội ngũ điều tra viên chuyên nghiệp, có đủ năng lực, đạo đức, trình độ chuyên môn, am hiểu địa bàn, thực tế để trực tiếp thực hiện điều tra, rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo chính xác, công bằng, không bỏ sót đối tượng.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thực hiện công khai danh sách hộ nghèo, cận nghèo và chính sách giảm nghèo. Thường xuyên theo dõi, giám sát, đánh giá sâu sát tiến độ, kết quả thực hiện công tác giảm nghèo và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình giảm nghèo điển hình, hiệu quả.

  1. Đối với cộng đồng

Tích cực cùng với chính quyền, tổ chức đoàn thể nhân dân chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho hộ nghèo, giúp đỡ những hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, phát động phong trào tại cộng đồng dân cư không có hộ nghèo,...; thực hiện công bằng, khách quan trong điều tra, bình xét hộ nghèo, cận nghèo; phê phán những hộ có điều kiện phát triển kinh tế nhưng không chịu khó làm ăn, trông chờ, ỷ lại, đua chen vào hộ nghèo để hưởng chính sách, những hộ dân không đủ tiêu chí nghèo nhưng xin vào hộ nghèo để hưởng chính sách; phát hiện, phản ánh kịp thời những trường hợp không đủ tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo nhưng vẫn có tên trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo để loại khỏi danh sách, tạo công bằng cho xã hội. Động viên, cổ vũ những hộ nghèo vượt khó, vươn lên thoát nghèo. Tích cực tham gia mô hình hộ giúp hộ, nhóm hộ giúp hộ nghèo và các phong trào giảm nghèo ở địa phương.

  1. Đối với bản thân hộ nghèo, hộ cận nghèo và địa phương nghèo [thôn, xã, huyện nghèo]

- Đối với bản thân hộ nghèo, hộ cận nghèo: Chủ động, tự giác, ý thức trách nhiệm bản thân đối với nhà nước, xã hội và gia đình trong việc phấn đấu thoát nghèo, lựa chọn hình thức, phương pháp, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế và kế hoạch chi tiêu của gia đình một cách phù hợp, đồng thời liên hệ với đoàn thể nhân dân và chính quyền địa phương nơi cư trú để được tư vấn, hỗ trợ thoát nghèo bền vững.

- Đối với địa phương nghèo [thôn, xã, huyện nghèo]: Cần xác định mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phải xây dựng kế hoạch giảm nghèo với mục tiêu, giải pháp cụ thể cho từng địa bàn, từng nhóm hộ nghèo, từng nguyên nhân nghèo, lựa chọn mô hình đầu tư phát triển kinh tế phù hợp và định hướng cho hộ dân, nhất là hộ nghèo tham gia. Thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, không vì thành tích mà giảm tỷ lệ nghèo, cận nghèo để đạt tiêu chí nông thôn mới hoặc vì chế độ, chính sách hỗ trợ đầu tư của nhà nước mà duy trì một tỷ lệ nghèo, cận nghèo nhất định để đạt tiêu chí thôn đặc biệt khó khăn, xã nghèo đặc biệt khó khăn, huyện nghèo.

2. Giải pháp giảm nghèo theo nguyên nhân nghèo

  1. Thực hiện phân loại hộ nghèo để theo dõi, quản lý và thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp, cụ thể thực hiện phân loại, lập danh sách theo hai nhóm sau đây:

- Nhóm hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội [trong hộ nghèo không có thành viên nào có khả năng lao động, không thể thoát nghèo];

- Nhóm hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo [trong hộ không có ít nhất một thành viên có khả năng lao động, có khả năng không thể thoát nghèo].

  1. Giải pháp hỗ trợ

- Đối với nhóm hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội: Thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội như trợ cấp xã hội hàng tháng, nhà ở, y tế và dinh dưỡng, nước sinh hoạt, thông tin,... để đảm bảo đạt mức sống tối thiểu so với cộng đồng.

- Đối với nhóm hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo: Rà soát, phân loại hộ nghèo theo từng nguyên nhân nghèo và theo từng địa bàn [thôn, khối phố, tổ dân phố], từ đó xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững theo địa chỉ và nguyên nhân nghèo [hộ nào nghèo do nguyên nhân gì thì căn cứ cơ chế chính sách hỗ trợ hiện hành và điều kiện của từng hộ thực hiện tư vấn, hỗ trợ theo nguyên nhân đó], phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đoàn thể nhân dân, cho cán bộ, đảng viên theo dõi, phụ trách hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn chính sách hỗ trợ của nhà nước cho từng hộ hoặc từng nhóm hộ nghèo, vận động, thuyết phục hộ nghèo khắc phục khó khăn, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đăng ký học nghề, vay vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tham gia đi xuất khẩu lao động,...

3. Về giải pháp vốn

  1. Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác, trong đó chú trọng huy động đóng góp của các doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
  1. Tập trung ưu tiên bố trí ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, vốn tín dụng ưu đãi cho công tác giảm nghèo, trong đó tập trung cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội các vùng khó khăn, khu vực miền núi trên cơ sở lồng ghép các nguồn lực; bố trí đủ vốn từ nguồn ngân sách tỉnh cho các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù mà tỉnh đã ban hành theo các Nghị quyết, Quyết định của HĐND và UBND tỉnh, cũng như vốn đối ứng thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo theo quy định của trung ương và vốn đối ứng theo cam kết với các tổ chức quốc tế.
  1. Thực hiện tốt công tác giao kế hoạch vốn từ đầu năm cho các ngành, đơn vị và địa phương để chủ động tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo, không giao kế hoạch vốn cho các ngành, đơn vị, địa phương không thực hiện đúng quy trình, thời gian quy định.
  1. Tiếp tục vận động nhiều nguồn lực để phục vụ công tác giảm nghèo như vận động Quỹ "Ngày vì người nghèo", vận động các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp để nhận đỡ đầu hỗ trợ các địa phương nghèo. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình kết nghĩa với các xã nghèo, thôn nghèo để đa dạng nội dung hỗ trợ cho hộ nghèo, thôn nghèo, xã nghèo và huyện nghèo.

4. Giải pháp về cơ chế, chính sách

  1. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo về y tế, giáo dục theo Nghị quyết số 31/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh nhưng điều chỉnh theo hướng như sau: Duy trì chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo, mở rộng đối tượng và nâng mức hỗ trợ đối với chính sách giáo dục [mở rộng đối tượng học sinh, sinh viên ngoài công lập; nâng mức hỗ trợ cấp bù học phí lên 100%]. Hợp đồng lao động có thời hạn 01 người/xã để làm công tác giảm nghèo ở cấp xã, đối với các phường, thị trấn thì bố trí kiêm nhiệm theo tinh thần Kết luận số 96-KL/TU ngày 22/7/2013 của Tỉnh ủy.
  1. Tiếp tục thực hiện Chính sách khuyến khích thoát nghèo theo Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh trên cơ sở làm tốt công tác điều tra xác định hộ nghèo, hộ thoát nghèo bền vững và công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục để hộ nghèo thuộc diện chính sách giảm nghèo tự nguyện đăng ký tham gia và tự lực, khắc phục khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững.
  1. Đối với miền núi, tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đặc thù cho miền núi, vùng dân tộc thiểu số như Chương trình 30a, Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới,... đặc biệt là các giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 19/9/2012 của HĐND tỉnh, trong đó nâng mức cân đối từ nguồn tăng thu, vượt thu ngân sách nhà nước, nguồn thu cấp quyền sử dụng đất và các nguồn vốn khác trên địa bàn tỉnh lên 20 tỷ đồng/huyện/năm [hiện nay là 15 tỷ đồng/huyện/năm] để hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các huyện miền núi, có tỷ lệ hộ nghèo cao chưa được hỗ trợ từ ngân sách trung ương.
  1. Ban hành cơ chế hỗ trợ giảm nghèo mới, gồm:

- Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho các huyện miền núi có tỷ lệ nghèo cao [chưa được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù của Nghị quyết 30a] được áp dụng theo nội dung tại điểm A, mục II, phần II Nghị quyết 30a.

- Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã có tỷ lệ nghèo cao [từ 25% trở lên] và cận nghèo cao [từ 10% trở lên] chưa được hưởng cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng của các xã nghèo [Chương trình 135, Chương trình 257] thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình nông thôn mới được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng theo cơ chế hỗ trợ của Chương trình giảm nghèo, mức hỗ trợ bằng 50% so với mức hỗ trợ của trung ương đối với xã nghèo.

- Chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo thuộc diện chính sách bảo trợ xã hội là người cao tuổi không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi để đảm bảo đạt tiêu chí mức sống tối thiểu.

5. Giải pháp về quản lý, điều hành, tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác giảm nghèo

  1. Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững ở mỗi cấp có Quy chế làm việc và được bố trí kinh phí từ ngân sách để hoạt động [như đối với Ban Chỉ đạo Chương trình nông thôn mới]; phân công trách nhiệm và địa bàn theo dõi, giám sát, chịu trách nhiệm toàn diện về công tác giảm nghèo ở địa bàn được phân công.
  1. Căn cứ Kết luận số 96-KL/TU ngày 22/7/2013 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác giảm nghèo từ tỉnh đến xã được xây dựng theo hướng: Cấp xã: Bố trí mỗi xã 01 cán bộ theo dõi chuyên trách công tác giảm nghèo, làm việc theo chế độ hợp đồng lao động có thời hạn. Cấp huyện, tùy theo điều kiện về biên chế, ngân sách địa phương, có thể bổ sung biên chế cho phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cho phép hợp đồng thêm lao động để theo dõi công tác giảm nghèo. Cấp tỉnh, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Văn phòng giảm nghèo, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, kinh phí hoạt động cho Văn phòng để đảm bảo hoạt động hiệu quả./.

Chủ Đề