Dầu mỏ đóng góp bao nhiêu gdp của viet nam

Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN] năm 2022 là năm thứ ba công tác “Quản trị biến động” của Petrovietnam đạt được thành tích ấn tượng; là yếu tố quan trọng, quyết định toàn diện đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. PVN đã triển khai thành công các giải pháp ứng phó trước các biến động địa kinh tế - chính trị và đã đạt nhiều kỷ lục quan trọng.

Theo đó, trong năm 2022, PVN đã đưa 05 mỏ/công trình dầu khí mới vào khai thác, nhiều hơn 01 mỏ công trình so với kế hoạch năm, nhiều hơn 02 mỏ/công trình so với năm 2021 [năm 2021 đưa 3 mỏ/công trình vào khai thác]. Gia tăng trữ lượng dầu khí, khai thác dầu khí, sản xuất đạm, điện, sản xuất kinh doanh xăng dầu tăng từ 3 -26% so với năm 2021.

Giàn Cá Tầm 02, một trong 05 mỏ/công trình dầu khí mới của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được đưa vào khai thác trong năm 2022.

Đặc biệt, PVN đã vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội thị trường, lập nhiều kỷ lục trong 61 năm xây dựng và phát triển ngành Dầu khí Việt Nam. Theo đó, doanh thu toàn Tập đoàn đạt 931,2 nghìn tỷ đồng [trong khi sản lượng dầu khí suy giảm cùng với đà suy giảm của mỏ, giá dầu năm 2022 đạt 107USD/thùng, sản lượng năm 2022 đạt 18,92 triệu tấn quy dầu; trước đây năm 2012 đạt cao nhất với giá trị 774 nghìn tỷ đồng, giá dầu thô năm 2012 đạt 117,6USD/thùng khai thác dầu khí trong nước năm 2012 đạt 24,99 triệu tấn quy dầu].

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn đạt 82,2 nghìn tỷ đồng [trước đây năm 2013 đạt cao nhất 70,6 nghìn tỷ đồng, giá dầu năm 2013 đạt 112,5USD/thùng, khai thác dầu khí trong nước năm 2013 đạt 25 triệu tấn quy dầu]. Xuất khẩu đạm của Tập đoàn đạt mức kỷ lục với sản lượng 606 nghìn tấn, tăng 2,1 lần so với năm 2021.

Năm 2022, xuất khẩu sản phẩm phân đạm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp tục lập kỷ lục với kim ngach đạt trên 405 triệu USD, chiếm 37% giá trị xuất khẩu phân bón của cả nước.

Đáng chú ý, tổng doanh thu toàn Tập đoàn tương đương 9,8% GDP cả nước, nộp ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng 9,5% tổng thu cả nước. Đây là tỷ trọng cao nhất kể từ năm 2015 đến nay, cao hơn so với tỷ trọng trung bình của giai đoạn 2016-2021 [7,6%].

Petrovietnam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; cân đối vĩ mô và tham gia mạnh mẽ vào bình ổn thị trường; cung cấp nhiên liệu cho an ninh quốc phòng; đã cung ứng trên 13 triệu tấn xăng dầu, đáp ứng trên 75% nhu cầu xăng dầu cả nước. Xuất khẩu sản phẩm phân đạm của PVN tiếp tục lập kỷ lục với kim ngach đạt trên 405 triệu USD, chiếm 37% giá trị xuất khẩu phân bón của cả nước.

Với những kết quả đạt được đáng ghi nhận này đã góp phần đưa giá trị thương hiệu của PVN hiện tại đạt gần 1,3 tỷ USD, duy trì vị trí trong top thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Ngành Dầu khí vẫn là ngành mũi nhọn của hầu hết các quốc gia, cung cấp nguồn năng lượng và nguyên liệu quan trọng bậc nhất phục vụ sản xuất điện, nhiên liệu cho giao thông vận tải và các ngành kinh tế… Ngành dầu khí còn cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như: công nghiệp hóa chất, phân bón và nhiều ngành khác - trở thành ngành năng lượng quan trọng, cần thiết đối với đời sống xã hội. Ngành dầu khí mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia sở hữu, chi phối và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên dầu khí. Đối với Việt Nam, vai trò và ý nghĩa của ngành dầu khí càng trở nên quan trọng trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bên cạnh những giá trị về kinh tế, ngành dầu khí còn có vai trò quan trọng đối với chính trị toàn cầu. Không ít các cuộc chiến tranh, các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị có nguyên nhân sâu xa từ các hoạt động cạnh tranh sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dầu mỏ. Không phải ngẫu nhiên mà người ta coi những cuộc xung đột và chiến tranh ở Trung Đông luôn có nguyên nhân về dầu khí, tranh giành nguồn lợi dầu khí.

Hiện tại, dầu khí vẫn là nguồn năng lượng quan trọng bậc nhất, đang đóng góp 64% tổng năng lượng đang sử dụng toàn cầu. Trong thế kỷ XXI, vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế thế giới vẫn hết sức quan trọng, vì trong cân bằng năng lượng toàn cầu, dầu khí vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các nguồn năng lượng khác vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Hàng năm, thế giới vẫn tiếp tục tìm kiếm được những nguồn dầu khí mới để phục vụ cho phát triển kinh tế.

Đối với Việt Nam, vai trò và ý nghĩa của ngành dầu khí càng trở nên quan trọng trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện nay, các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam mới chỉ cung cấp được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ở nước ta ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự tăng tốc của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều.

Sự phát triển của ngành dầu khí ở Việt Nam giúp chúng ta chủ động đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân, cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Ngành dầu khí góp phần đáng kể vào ngân sách quốc gia, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia, làm cân đối hơn cán cân xuất, nhập khẩu thương mại quốc tế, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định đất nước.

Với những đóng góp thời gian qua, có thể nói ngành Dầu khí chính là ngành kinh tế mũi nhọn, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, bảo đảm tăng trưởng kinh tế của đất nước nhanh và bền vững, cũng như bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có những đóng góp quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển... Cụ thể là:

Thứ nhất, ngành dầu khí đã khai thác được khoảng 420 triệu tấn dầu trong nước và khoảng 170 tỷ m3 khí, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Trong giai đoạn 2006-2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN] - Doanh nghiệp nòng cốt của ngành Dầu khí đóng góp trung bình 20-25% tổng thu ngân sách Nhà nước, 18-25% GDP cả nước. Từ năm 2015 đến nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường và mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, PVN vẫn đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước [trong đó từ dầu thô là 5-6%], 10-13% GDP cả nước. Bên cạnh đó, chúng ta đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ dầu khí, trong đó, lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi, đồng thời đào tạo được đội ngũ cán bộ, người lao động ngành Dầu khí hùng hậu có trình độ cao.

Thứ hai, với hơn 100 hợp đồng dầu khí đã được ký kết từ năm 1981 đến nay [trong đó hiện còn 51 hợp đồng dầu khí đang có hiệu lực], hoạt động dầu khí đã bao phủ hầu hết thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, đóng góp quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.

Về vai trò và sự phát triển của ngành Dầu khí trong thời gian tới, tại Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, Bộ Chính trị đã khẳng định: “Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược năng lượng quốc gia, chiến lược biển Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc”.

Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [Nghị quyết 55] có ý nghĩa to lớn thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết 55 đã nêu 14 mục tiêu cụ thể, trong đó phấn đấu: Tỉ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15-20% vào năm 2030 và 25-30% vào năm 2045; Tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đạt 7% năm 2030 và 14% năm 2045; Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng đạt 15% năm 2030 và 20% năm 2045; Năng lực nhập khẩu LNG đạt 8 tỷ m3 năm 2030 và 15 tỷ m3 năm 2045...; Nghị quyết 55 đề ra 10 giải pháp, trong đó giải pháp phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng khả năng tự chủ, đa dạng hóa, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững.

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam vừa diễn ra vào ngày 5/6/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, định hướng phát triển của Việt Nam là phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới. Như vậy, để có thể phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế, chúng ta phải có sự tự chủ về năng lượng. Mặc dù, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu năng lượng, song việc bảo đảm tự chủ phần lớn nguồn cung năng lượng cho đất nước, trong đó có dầu khí là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng năng lượng và giá năng lượng tăng cao.

Theo đánh giá, đến nay, tổng trữ lượng dầu khí đã phát hiện trên thềm lục địa Việt Nam vào khoảng trên 1,5 tỷ m3 quy dầu. Trữ lượng dầu khí có thể thu hồi còn lại khoảng 800 triệu m3 quy dầu [trong đó khoảng 300 triệu m3 dầu và 500 triệu m3 khí], tuy nhiên việc khai thác nguồn tài nguyên này ngày càng khó khăn do các mỏ nằm ở vùng nước sâu, xa bờ, địa chất phức tạp.

Với nguồn lực lớn đã được đầu tư thời gian qua [về vốn, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị công nghệ, con người, trình độ quản lý,...] và tiềm năng dầu khí đã phát hiện nêu trên, ngành Dầu khí còn nhiều dư địa phát triển để có thể đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Song để phát huy tiềm năng, thế mạnh của ngành dầu khí trong tình hình mới thì việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, trước mắt là sớm ban hành Luật Dầu khí [sửa đổi] là đòn bẩy cho ngành Dầu khí phát triển.

2. Những thay đổi cơ bản mang tính đột phá của Luật dầu khí - cơ hội cho phát triển ngành

Theo đánh giá chung, Luật Dầu khí [sửa đổi] có nhiều nội dung mang tính đột phá, quy định chi tiết, rõ ràng hơn trách nhiệm giữa quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, vai trò của Chính phủ, các bộ, ngành và vai trò của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN]. Đặc biệt, quy định rõ hơn về vai trò quản lý nhà nước và nhà đầu tư [nhà thầu] của PVN, qua đó, nâng cấp vai trò chủ động của PVN đối với các hoạt động phê duyệt, thẩm định đầu tư, bao gồm các phê duyệt về mặt kỹ thuật và thương mại như: Chương trình thăm dò, chương trình khoan, kế hoạch phát triển mỏ [ODP/FDP], khái toán kinh tế, báo cáo đầu tư.

Những thay đổi cơ bản của Luật Dầu khí [sửa đổi]:

Thứ nhất: Điều tra cơ bản về dầu khí. Đây là nội dung mới được bổ sung so với Luật Dầu khí [hiện hành] làm cơ sở thực hiện việc đánh giá tổng quan tiềm năng dầu khí làm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, được xây dựng trên cơ sở tham khảo Luật Khoáng sản và pháp luật có liên quan.

Cụ thể, nguyên tắc thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí phù hợp với quy hoạch được phê duyệt nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hợp tác với PVN để thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí.

Từ Luật sửa đổi, Chính phủ sẽ quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt, quản lý thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí; quản lý và sử dụng các mẫu vật, số liệu, thông tin thu được trong quá trình điều tra cơ bản về dầu khí do Chính phủ quy định.

Thứ hai: Về Hợp đồng dầu khí. Các điều khoản liên quan đến hợp đồng dầu khí đã được sửa đổi, bổ sung một số nội dung [có tham khảo quy định của một số nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia...] bảo đảm linh hoạt, hấp dẫn hơn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà thầu, nhà đầu tư tham gia, đồng thời giải quyết một số tồn tại, bất cập phát sinh trong thực tiễn hoạt động dầu khí.

Cụ thể, thời gian hợp đồng dầu khí được kéo dài thêm 5 năm so với quy định hiện hành và thống nhất thời hạn hợp đồng đối với việc khai dầu và khai thác khí. Theo đó, thời hạn của hợp đồng dầu khí là 30 năm [đối với lô, mỏ, dự án dầu khí thông thường] và 35 năm [đối với các lô, mỏ, dự án ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư dầu khí].

Trong đó, thời hạn của giai đoạn tìm kiếm, thăm dò dầu khí 5 năm [đối với lô, mỏ, dự án dầu khí thông thường] và 10 năm [đối với các lô, mỏ, dự án ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư dầu khí]; thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được gia hạn thêm, nhưng không quá 5 năm; thời hạn của giai đoạn tìm kiếm, thăm dò dầu khí có thể được gia hạn thêm, nhưng không quá 5 năm [Điều 31].

Trên cơ sở Luật Dầu khí [sửa đổi], mẫu hợp đồng dầu khí mới [phân chia sản phẩm PSC] sẽ quy định rõ chính sách ưu đãi áp dụng đối với các lô, mỏ dầu khí ngoài khơi.

Theo đó, hợp đồng dầu khí đối với lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%, thuế suất thuế xuất khẩu dầu thô là 10% và mức thu hồi chi phí tối đa 70% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm.

Hợp đồng dầu khí đối với lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, thuế suất thuế xuất khẩu dầu thô là 5% và mức thu hồi chi phí tối đa 80% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm.

Cần biết, phạm vi điều chỉnh của Luật Dầu khí chỉ giới hạn các hoạt động dầu khí khâu thượng nguồn nhằm gắn kết chặt chẽ với các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, chủ quyền biển đảo quốc gia, còn các hoạt động dầu khí trung nguồn và hạ nguồn thực hiện theo quy định tại các luật khác có liên quan.

Do đó, Luật Dầu khí [sửa đổi] cũng đã đồng bộ hóa với các luật khác gồm: Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai để dễ áp dụng đối với các dự án trọng điểm theo tính chất chuỗi từ thượng, trung và hạ nguồn [bao gồm phát triển khai thác, vận chuyển, hệ thống lưu trữ, xử lý dầu khí, các trung tâm phân phối, nhà máy nhiệt điện khí].

Về mặt quản lý nhà nước và doanh nghiệp, Luật sửa đổi đã phân định rất rõ thẩm quyền [trước đây gần như các phê duyệt đều dồn lên Thủ tướng Chính phủ, mà Thủ tướng cần có ý kiến của các bộ, ngành liên quan trước khi quyết định], nhưng nếu quan điểm của các bộ, ngành chưa đạt được đồng thuận để đi đến thống nhất sẽ mất rất nhiều thời gian.

Lần sửa đổi này, Luật đã phân định rất rõ thẩm quyền, Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề quan trọng, còn lại xác định rõ thẩm quyền ở từng khâu, trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành, trách nhiệm quản lý nhà nước và nhà thầu của PVN. Luật phân cấp cho HĐTV PVN quản lý, phê duyệt vốn đầu tư của PVN/PVEP trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

Như vậy, Luật Dầu khí [sửa đổi] là cơ sở pháp lý cần thiết để rút ngắn các quy trình thẩm định, phê duyệt đối với các dự án trọng điểm theo tính chất chuỗi từ thượng trung đến hạ nguồn liên quan nhiều Luật và quy định hiện hành. Đối với các cụm mỏ hiện hữu, đây cũng là cơ sở để PVN khai thác hiệu quả tài nguyên dầu khí, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh dự báo những năm tới có nhiều mỏ dầu khí ở giai đoạn cuối đời mỏ sẽ chuyển sang thời kỳ khai thác tạm thu.

3. Chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam với đại diện là Petrovietnam [PVN] đã đạt được những bước tiến lớn về khoa học kỹ thuật và công nghệ lọc hóa dầu. Vừa qua, PVN đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ để có giải pháp tháo gỡ những khó khăn đối với một số dự án trọng điểm của ngành dầu khí cả ngoài khơi và trên bờ, đồng thời cập nhật, xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển Tập đoàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp [UBQLV] phê duyệt. Theo đó, PVN sẽ thúc đẩy công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí và phát triển, khai thác dầu khí nhằm gia tăng trữ lượng, sản lượng dầu khí, duy trì chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của đất nước.

Định hướng chiến lược của PVN đã bám sát các chủ trương và định hướng trong các Nghị quyết 41, 55 của Bộ Chính trị và các Luật, quy định hiện hành và chỉ đạo của Chính phủ về phát triển kinh tế biển và ngành năng lượng. Lấy khâu thượng nguồn [E&P] làm cốt lõi, PVN sẽ tập trung phát triển các lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm: Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, công nghiệp khí, công nghiệp điện, chế biến - tồn trữ và phân phối các sản phẩm dầu khí, dịch vụ dầu khí chất lượng cao.

Từ phạm vi điều chỉnh của Luật và định hướng chiến lược của PVN, có thể thấy: Trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, sẽ có nhiều dự án dầu khí trọng điểm và tận thu ngoài khơi sẽ được phát triển đồng bộ, làm đòn bẩy tăng trưởng cho toàn ngành. Dưới đây là một số dự án quan trọng của lĩnh vực E&P năm 2023, có thể sẽ còn phải rà soát, đánh giá để tối ưu hóa phương án phát triển mỏ tương ứng việc thu xếp vốn đầu tư [vốn đối ứng, vốn vay ngân hàng], nhưng gần như chắc chắn sẽ theo kịp tiến độ.

Trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, Petrovietnam sẽ tăng cường hợp tác quốc tế để nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm, thăm dò, khai thác các nguồn năng lượng mới/năng lượng sạch, phi truyền thống như: khí hydrate [băng cháy], khí sét, khí than, hydro, nguồn địa nhiệt,… Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung nghiên cứu sử dụng hiệu quả nguồn khí tự nhiên có hàm lượng CO₂ cao trong nước để có thể nhận lợi ích đồng thời từ việc sử dụng nguồn Hydrocabon và CO₂ nhằm giảm phát thải khí nhà kính; song song với việc ứng dụng các giải pháp thu hồi, giảm đốt bỏ và rò rỉ khí ra môi trường và nghiên cứu tích hợp sử dụng nguồn điện năng lượng tái tạo.

Đối với lĩnh vực Công nghiệp Khí, đảm bảo thu gom tối đa sản lượng khí của các lô/mỏ khai thác tại Việt Nam nhằm hạn chế tối đa đốt bỏ khí; phấn đấu trở thành đơn vị đứng đầu trong chuỗi LNG trong đó xem xét ưu tiên đầu tư hạ tầng đi trước. Cùng với đó, tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm từ khí; phát triển lĩnh vực hóa dầu từ khí, tăng cường đầu tư chế biến sâu khí tự nhiên để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm khí, ưu tiên sử dụng nguồn khí giá rẻ trong nước để phát triển các dự án hóa dầu.

Tại lĩnh vực Công nghiệp Điện, bên cạnh việc nghiên cứu và triển khai các giải pháp tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả và giải pháp nhằm xanh hóa các nhà máy điện; Tập đoàn sẽ ưu tiên phát triển nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí tự nhiên khai thác trong nước kết hợp với nguồn LNG nhập khẩu, cũng như tham gia đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là các dự án điện gió ngoài khơi nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm triển khai các công trình trên biển. Phấn đấu trong giai đoạn 2021-2030 đạt 8.000-14.000 MW, trong đó nguồn điện năng lượng tái tạo chiếm từ 5% - 10% tổng công suất của Tập đoàn và đạt 8% - 10% tổng công suất lắp đặt hệ thống điện Việt Nam; trong đó, công suất nguồn điện năng lượng tái tạo chiếm 10% - 20% tổng công suất của Petrovietnam trong giai đoạn 2031-2045.

Trong lĩnh vực Chế biến, tồn trữ và phân phối sản phẩm dầu khí, tập trung phát triển lĩnh vực hóa dầu [bao gồm cả hóa dầu từ khí], hóa chất để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm dầu khí, tạo ra các nguyên, nhiên liệu, vật liệu để phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất công nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển nhiên liệu sinh học nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường; đồng thời nghiên cứu, tìm kiếm cách thức cải tiến/nâng cao chất lượng sản phẩm theo xu hướng thay đổi của thị trường cũng như đáp ứng các chỉ số an toàn toàn môi trường theo lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải. Ngoài ra, Petrovietnam cũng sẽ tiến tới nghiên cứu sản xuất hydro, sản xuất năng lượng tái tạo, tích hợp với nhà máy lọc hóa dầu, hóa chất, phân bón, sử dụng làm nhiên liệu cho pin nhiên liệu, định hướng hoàn thiện chuỗi giá trị hydro khâu sau.

Từ phạm vi điều chỉnh của Luật và định hướng chiến lược của PVN, có thể thấy: Trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, sẽ có nhiều dự án dầu khí trọng điểm và tận thu ngoài khơi sẽ được phát triển đồng bộ, làm đòn bẩy tăng trưởng cho toàn ngành.

Có thể thấy rằng, với cơ chế phân cấp phân quyền rõ ràng thì PVN sẽ chủ động hơn trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò ở ngoài khơi. Nhưng cũng qua đó, PVN sẽ cần phải xây dựng, hoàn thiện lại quy chế, quy trình hoạt động nội bộ để đồng bộ hóa với Luật Dầu khí [sửa đổi] và các quy định hiện hành nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Hiện tại, PVN được giao quản lý hơn 130 lô dầu khí ngoài khơi. Trong số này có 56 lô [đã ký hợp đồng chia sản phẩm - PSC] và triển khai các đề án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí [trong đó có 23 mỏ đang khai thác thương mại]. Hơn 80 lô dầu khí còn lại, đang ở chế độ mở, mời gọi đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu để ký kết các hợp đồng PSC mới.

Dự báo, với cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua Luật Dầu khí, sắp tới sẽ có thêm nhiều hợp đồng PSC được ký kết để triển khai các đề án tìm kiếm, thăm dò và phát triển mỏ mới.

Đối với các PSC hiện hữu, song song các đề án phát triển mỏ mới, mỏ tận thu, bên cạnh các chương trình địa chất - chương trình khoan phát triển mỏ nêu trên, PVN và PVEP sẽ đưa vào kế hoạch triển khai các chương trình địa chất - chương trình khoan thăm dò và thẩm lượng trữ lượng dầu khí ở khu vực bể Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn.

4. Hạt nhân cho phát triển bền vững kinh tế biển của đất nước

Khái niệm phát triển bền vững [PTBV] được thừa nhận lần đầu tiên năm 1972, tại Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường. Tuy nhiên, phải đến năm 1987, khái niệm này mới được đề cập một cách rõ ràng trong Báo cáo: “Tương lai của chúng ta” của Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển. Theo đó, phát triển bền vững là “sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của thế hệ tương lai”. Điều 192 UNCLOS 1982 quy định: “Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển”, theo đó các quốc gia không được phép không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gìn giữ, BVMT. Bất kì hành vi hay cam kết quốc tế nào của quốc gia có nội dung gây hại cho môi trường biển đều là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.

Ngành Dầu khí với đặc thù hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác và nhiều hoạt động dịch vụ được triển khai thực hiện trên biển. Do đó, hoạt động của ngành không chỉ góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc mà còn là nơi cứu giúp, thường xuyên hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ ngư dân gặp nạn trên biển, sơ cấp cứu và hỗ trợ di chuyển nhiều nạn nhân về bờ an toàn.

Ngành Dầu khí là ngành kinh tế - kỹ thuật đặc biệt, gắn liền không chỉ bài toán năng lượng mà còn là chuỗi giá trị kinh tế trong chiến lược phát triển đất nước, liên quan đến chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo sự tự chủ về nhiên liệu, đảm bảo nguồn năng lượng sạch, nguyên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế như phân bón, hóa dầu, các sản phẩm hóa chất…

Trong giai đoạn hiện nay, ngành Dầu khí đang hoạt động trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưng bằng bản lĩnh của những Người đi tìm lửa, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trụ vững và tiếp tục đạt được những kết quả khích lệ. Hằng năm, đóng góp cho GDP cả nước trung bình từ 10-13%; nộp ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng 9-11% tổng thu ngân sách chung của nhà nước và chiếm 16-17% tổng thu ngân sách Trung ương. Riêng nộp ngân sách nhà nước từ dầu thô chiếm 5-6% tổng thu ngân sách chung của nhà nước.

Với 5 hệ thống đường ống dẫn khí lớn, hàng năm PVN cung cấp gần 9-11 tỷ m3 khí, trong đó 35% cho sản xuất điện quốc gia, 70% sản lượng đạm và 70-80% khí cho các hộ tiêu thụ dân dụng của cả nước.

PVN cũng là đơn vị đứng thứ 2 về cung cấp điện với tổng công suất các nhà máy điện của PVN đến nay đạt 4.214 MW, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng điện quốc gia. Hai nhà máy đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ của PVN cung cấp ra thị trường trên 15 triệu tấn urê/năm, đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu phân bón trong nước, góp phần chấm dứt tình trạng khan hiếm phân bón, phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu. Đặc biệt, công trình Nhà máy Lọc dầu [NMLD] Dung Quất, công trình thế kỷ, biểu tượng của ngành lọc hóa dầu Việt Nam từ khi chính thức đưa vào vận hành sản xuất đến nay đã sản xuất khoảng 6 triệu tấn dầu/năm, đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu xăng dầu trong nước, đặc biệt là đáp ứng nhiên liệu theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng.

Như vậy, có thể thấy ngành Dầu khí là ngành kinh tế đặc biệt là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô quan trọng của Chính phủ và là ngành có nhiều đóng góp ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước.

Công nghiệp dầu khí triển khai ở đâu thì nơi có kết quả phát triển kinh tế khởi sắc. Quả thật không có gì ngạc nhiên khi điểm lại hàng chục dự án, nhà máy công nghiệp của ngành Dầu khí như Nhà máy Lọc dầu [NMLD] Dung Quất, Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2,...

Tại Quảng Ngãi: GDP của toàn tỉnh năm 2005 đạt 11,7% với nguồn thu ngân sách chỉ đạt 500 tỷ đồng nhưng đến năm 2016 tổng thu ngân sách của Quảng Ngãi đã đạt 22,66 nghìn tỷ đồng, trong đó thu từ NMLD Dung Quất chiếm hơn 90%. 20 năm qua, đóng góp của Công ty Lọc Hóa Dầu Bình Sơn [BSR] cho sự phát triển chung của tỉnh Quảng Ngãi là rất lớn. BSR đã giúp Quảng Ngãi chuyển mình từ một tỉnh thuần nông thành một tỉnh công nghiệp", Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã khẳng định trong một buổi làm việc với BSR.

Đặc biệt ở vùng cực Nam của Tổ quốc, Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau do PVN đầu tư tạo dấu ấn rất quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của Cà Mau phát triển. Một vùng thuần nông xưa, nay trở thành một vùng nuôi trồng thủy sản trù phú, mỗi năm xuất khẩu hàng trăm triệu USD ra thị trường thế giới.

Cùng với việc đóng góp hàng năm gần 30% ngân sách cho Cà Mau, công trình Nhà máy Đạm Cà Mau; Dự án Nhà máy Điện Cà Mau 1 và 2 với công suất thiết kế 1.500 MW; Công trình Dự án đường ống PM3 - Cà Mau… có vai trò quyết định phát triển kinh tế của vùng cực Nam này.

Tại Hải Phòng, ngành Dầu khí đã và đang cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào cho việc phát triển sản xuất công nghiệp, góp phần vào việc mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp này, đồng thời có đóng góp hàng ngàn tỷ đồng cho thu ngân sách địa phương hằng năm.

Mới đây, Bộ Công Thương đã được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [Quy hoạch năng lượng] và Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [Chiến lược phát triển năng lượng], bám sát các mục tiêu, định hướng cụ thể của Nghị quyết 55 và Nghị quyết 140 đề ra.

Theo đó, Quy hoạch năng lượng gắn với các mục tiêu [i] Tổng cung cấp năng lượng sơ cấp 173 triệu TOE [tấn dầu quy đổi] vào năm 2030 và 354 triệu TOE vào năm 2050; [ii] Tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng 118 triệu TOE vào năm 2030 và đạt 240 triệu TOE vào năm 2050; [iii] Đạt mục tiêu về tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp 20% năm 2030 và 22% năm 2050; [iv] Mục tiêu tiết kiệm năng lượng mức 8,2% [tương đương 11 triệu TOE] vào năm 2030 và 12,9% [tương đương 36 triệu TOE] vào năm 2050.

Riêng đối với ngành dầu khí, mục tiêu đề ra là tăng sản lượng khai thác dầu thô và khí; phát triển thị trường khí và xây dựng cơ sở hạ tầng cho phân phối và nhập khẩu khí; sản lượng sản phẩm xăng dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước và phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu, đáp ứng tiêu chí của Tổ chức Năng lượng Quốc tế [IEA]. Để đạt được những mục tiêu trên, Bộ Công Thương đã xây dựng định hướng phát triển cho từng lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; công nghiệp khí, chế biến dầu khí, vận chuyển, tồn trữ và phân phối sản phẩm dầu khí.

Đối với lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là phát triển và khai thác hiệu quả các mỏ đã phát hiện dầu khí và triển khai đưa vào khai thác các mỏ mới; tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các giải pháp nâng cao thu hồi dầu tại các mỏ; thực hiện tốt công tác quản lý mỏ, tối ưu và duy trì khai thác có hiệu quả các mỏ dầu và khí đã đưa vào khai thác; khai thác một cách hợp lý để sử dụng tài nguyên dầu khí trong nước hiệu quả, lâu dài; phát triển các mỏ mới đã phát hiện từ hoạt động tìm kiếm thăm dò ở các giai đoạn trước, tập trung tại các khu vực tiềm năng như nước sâu xa bờ; tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hai dự án khí lớn: Lô B&48/95 và 52/97 và Cá Voi Xanh.

Đối với lĩnh vực công nghiệp khí là phát triển lĩnh vực công nghiệp khí hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các khâu: khai thác - thu gom - vận chuyển - chế biến - dự trữ - phân phối khí và xuất nhập khẩu sản phẩm khí; phát triển thị trường khí, chính sách giá khí, đẩy mạnh triển khai các dự án phát triển mỏ, khai thác, thu gom khí; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thu gom, cung cấp, nhập khẩu khí, đặc biệt là hệ thống kho cảng LNG; đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án công nghiệp khí.

Đối với lĩnh vực chế biến dầu khí là phát triển lĩnh vực chế biến dầu khí để đáp ứng nhu cầu trong nước, hướng tới mục tiêu xuất khẩu; tích hợp lọc dầu với hóa dầu, hóa chất để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm dầu khí; nghiên cứu thực hiện việc đầu tư cải tiến/nâng cấp sản phẩm, phát triển sản phẩm mới; duy trì vận hành ổn định, an toàn các nhà máy lọc dầu, đầu tư nâng cấp, mở rộng các nhà máy lọc dầu hiện hữu; nghiên cứu đầu tư các dự án hóa dầu/hóa chất mới gắn với các trung tâm chế biến dầu khí.

Đối với lĩnh vực tồn trữ và phân phối các sản phẩm dầu khí là phát triển hợp lý hệ thống phân phối xăng dầu nhằm bảo đảm lưu thông và bình ổn thị trường tiêu thụ, đáp ứng toàn bộ nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước; tăng cường các giải pháp gia tăng dự trữ về dầu thô và xăng dầu; khuyến khích sử dụng rộng rãi nhiên liệu sinh học nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường.

Với các định hướng phát triển cụ thể, rõ ràng, trong thời gian tới ngành Dầu khí sẽ tiếp tục phát triển đồng bộ, toàn diện và hiệu quả nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đặc biệt là động lực phát triển kinh tế vùng, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo./.

Chủ Đề