Top 10 kênh truyền hình 2023 lượng người xem năm 2024

Theo Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, đã có 339 cơ quan báo chí hoàn thành đạt yêu cầu và được cấp tài khoản chính thức để thực hiện đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí cho đơn vị mình. Trong đó, có 273 cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình triển khai công tác đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí. Cụ thể, Khối Địa phương 59 đơn vị, Khối Trung ương 67, Khối Đài 60 và Khối Tạp chí Khoa học 87 đơn vị.

Kết quả tỷ lệ xếp hạng mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2023 cho thấy, chỉ có 3,66% đơn vị đạt mức xuất sắc, 8,06% đạt mức tốt, 13,19% đạt mức khá, 12,09% đạt mức trung bình và 63% đạt mức yếu. Trong đó mức xuất sắc Khối Trung ương chiếm tỉ lệ cao nhất với 50%, Khối Đài 40% và Khối Địa phương chiếm 10%. Riêng mức yếu, cao nhất thuộc về Khối Tạp chí Khoa học chiếm 45,35%, Khối Trung ương 31,82%, Khối Địa phương 17,44% và Khối Đài 12,79%.

Đáng chú ý, top 10 cơ quan báo chí đạt mức xuất sắc gồm có: Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Vnexpress, Báo Lao Động, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo điện tử Vietnamplus, Báo VietNamNet, Báo điện tử VTCNews, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Người Lao Động.

Theo Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2023 chỉ có 30,92% cơ quan báo chí tham gia khảo sát nhưng gồm có nhiều báo, đài lớn - chiếm hơn 85% thị phần người đọc, xem, nghe và chiếm hơn 90% thị phần quảng cáo trên báo đài cả nước. 63% cơ quan báo chí khảo sát đạt mức trưởng thành chuyển đổi số ở mức yếu, tập trung nhiều ở khối tạp chí khoa học [45,35%], khối báo chí ở trung ương [31,82%].

Nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số báo chí của lãnh đạo không ít cơ quan báo chí còn ở mức thấp, điển hình là tỷ lệ báo chí chưa hoàn thành tập huấn 61,56%; tỷ lệ báo chí chưa tham gia thực hiện việc tự đánh giá 69,05%; người đứng đầu cơ quan là người chủ trì, chỉ đạo chuyển đổi số 34,8%; cơ quan báo chí đã xây dựng chiến lược/ kế hoạch/chương trình chuyển đổi số báo chí của cơ quan: 43,59%. So với khối báo, khối đài chuyển đổi số nhanh hơn do yêu cầu về số hóa ngành truyền hình [mức độ yếu của khối các đài chỉ chiếm 12,79%]. Mức độ quan tâm của chủ quản đối với việc đầu tư cho chuyển đổi số còn ở mức thấp [25,27% cơ quan báo chí được chủ quản bố trí nguồn kinh phí chuyển đổi số].

Đa số cơ quan báo chí chưa thực hiện thu phí hoặc có thu phí nhưng hiệu quả kinh tế thấp, chưa hỗ trợ lại cho hoạt động của báo [2,56% báo chí có thu phí; tỷ lệ tăng doanh thu sau chuyển đổi số còn thấp: 15,02%]; ít quan tâm đến việc nâng cao trải nghiệm cho độc giả, khán giả, thính giả [16,12%]; chưa quan tâm đúng mức đến việc đảm bảo an toàn thông tin [định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định chỉ chiếm 10,26%]; ít quan tâm đến bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí trên không gian mạng [chỉ có 4,03% cơ quan báo chí ứng dụng công nghệ để phát hiện, hỗ trợ ngăn chặn vi phạm bản quyền báo chí].

Trước đó, vào tháng 6/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Bộ chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí. Theo đó, Bộ Chỉ số gồm 5 trụ cột và 42 tiêu chí.

Tổng điểm đánh giá đạt tối đa là 100 điểm, trong đó thang điểm tối đa của các trụ cột là: [1] Chiến lược: 18 điểm; [2] Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin: 24 điểm; [3] Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn: 20 điểm; [4] Độc giả, khán giả, thính giả: 23 điểm; và [5] Mức độ ứng dụng công nghệ số: 15 điểm.

Việc triển khai áp dụng Bộ chỉ số giúp từng cơ quan báo chí xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số, từ đó có lộ trình, kế hoạch, giải pháp chuyển đổi số phù hợp để phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.

Bộ chỉ số cũng làm căn cứ để tạo lập được cơ sở dữ liệu chuyển đổi số báo chí với các thông tin, số liệu xác thực nhằm giúp các cơ quan, đơn vị chức năng quản lý nhà nước về báo chí nhìn thấy bức tranh toàn cảnh; đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy chuyển đổi số báo chí, đồng thời có thêm công cụ đánh giá hiệu quả triển khai các chương trình, kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi số báo chí trên phạm vi toàn quốc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Vua tiếng Việt là một chương trình trò chơi truyền hình dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Tại đây, người chơi sẽ có cơ hội tham gia vào giải đáp các câu đố liên quan đến từ vựng, ngữ pháp, ca dao tục ngữ Việt Nam.

Format mỗi tập gồm 4 vòng thi: Phản xạ, Giải nghĩa, Xâu chuỗi và Soán ngôi với độ khó tăng dần theo từng vòng. Chương trình đã khiến rất nhiều người chơi “đổ mồ hôi hột” vì sự đa dạng và phong phú của ngữ pháp Việt Nam. Nhờ nội dung chất lượng và hấp dẫn, gameshow Vua tiếng Việt mùa 1 đã thu về hơn 1.000 đơn đăng ký mặc dù chưa bắt đầu phát sóng.

2. Nhanh Như Chớp

  • Kênh đang chiếu: VieON
    Nguồn: VieON

Nhanh Như Chớp là một sân chơi về kiến thức kết hợp giải trí do đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cùng Công ty Đông Tây Promotion đồng sản xuất. Chương trình đã tạo ra tiếng vang lớn nhờ kịch bản thú vị, dàn khách mời nổi tiếng và không thể không kể đến cặp đôi MC vô cùng dí dỏm: Trường Giang và Hari Won.

Bắt đầu lên sóng vào năm 2018 và trải qua 4 mùa với 124 tập chơi với đa dạng chủ đề từ văn học, hội họa, âm nhạc cho đến các kiến thức địa lý lịch sử, Nhanh Như Chớp được xem là một trong những gameshow thực tế ăn khách nhất trên sóng truyền hình Việt Nam hiện nay.

3. Người Ấy Là Ai

  • Kênh đang chiếu: VieON
    Nguồn: VieON

Nếu bạn là một người thích theo dõi gameshow hẹn hò thì không thể bỏ qua Người Ấy Là Ai - một gameshow hẹn hò thực tế Việt Nam ăn khách nhất ngay từ mùa 1 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Chương trình do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cùng công ty Vie Channel phối hợp sản xuất.

Mỗi tập chơi xoay quanh một nhân vật nữ chính khác nhau nhưng đều mang đặc điểm chung: xinh đẹp, độc thân và từng đổ vỡ chuyện tình cảm nhưng hiện đã sẵn sàng mở lòng đón nhận người mới. Họ sẽ phải chọn ra chính xác 1 trong 5 chàng trai thuộc 1 trong 3 nhóm: Độc thân, Đã có chủ, và LGBT. Không chỉ là một gameshow truyền hình hẹn hò thông thường mà Người Ấy Là Ai đã tạo nên sức ảnh hưởng nhất định đến định kiến của mọi người, đặc biệt là các phụ huynh, về cộng đồng LGBT. Chính vì thế, dù đã trải qua 4 mùa nhưng chương trình vẫn có sức lan tỏa và sức nóng ngay từ khi vừa công chiếu.

4. Bạn Muốn Hẹn Hò

Nguồn: Hoatieu.vn

Lên sóng từ năm 2013, gameshow truyền hình hẹn hò thực tế Bạn Muốn Hẹn Hò đã mai mối thành công cho hàng ngàn cặp đôi trên khắp cả đất nước Việt Nam.

Dựa theo format gameshow “Punchide Date” của Nhật Bản, mỗi tập chơi của Bạn Muốn Hẹn Hò sẽ đem đến 2 cặp đôi khác nhau, được sắp xếp phù hợp dựa trên sở thích, thói quen, trình độ và học vấn. Mỗi người chơi sẽ được ngồi với một trong hai MC và bị ngăn cách bởi một tấm màn hình trái tim. Cả hai sẽ có cơ hội trò chuyện, tìm hiểu lẫn nhau và sẽ có 2 phút gặp mặt để quyết định có tiến tới hẹn hò hay không.

Nhờ sự dẫn dắt khéo léo và duyên dáng của bộ đôi MC Quyền Linh và Cát Tường, Bạn Muốn Hẹn Hò đã đem đến cho khán giả những câu chuyện tình cảm vô cùng xúc động, thú vị và không thiếu những giây phút hài hước.

5. Running Man Việt Nam

  • Kênh đang chiếu: VieON
    Nguồn: VNPT

Running Man Việt Nam là chương trình truyền hình thực tế được Việt hóa từ Running Man Hàn Quốc - một trong những gameshow vận động kết hợp trí tuệ đình đám nhất nhì Hàn Quốc. Tại đây, thành viên cố định và khách mời sẽ được chia làm các đội chơi và hoành thành nhiệm vụ để giành chiến thắng trong trận chiến “xé bảng tên”.

Trải qua 2 mùa với sự góp mặt của nhiều tên tuổi nổi bật như Trấn Thành, Trường Giang, Ninh Dương Lan Ngọc, Ngô Kiến Huy, BB Trần,.... Running Man Việt Nam đã khẳng định sức hút mãnh liệt khi dẫn đầu bảng xếp hạng gameshow được quan tâm nhất Việt Nam trên mạng xã hội và các nguồn tin tức trong 5 tháng đầu 2019.

6. 2 Ngày 1 Đêm

  • Kênh đang chiếu: VieON
    Nguồn: Wikipedia

Đúng như cái tên chương trình, 2 ngày 1 đêm là gameshow thực tế Việt Nam ăn khách nhất 2021 ghi lại hành trình du lịch kéo dài 2 ngày 1 đêm qua các địa điểm nổi tiếng tại Việt Nam. Khách mời tham gia sẽ có dịp trải nghiệm cuộc sống đời thường của người dân từng vùng miền, thưởng thức đặc sản địa phương và thu nạp được thêm nhiều kiến thức mới về lịch sử, địa lý,... Với khẩu hiệu “Tự do - tự lo”, 2 ngày 1 đêm bản Việt được đánh giá là giữ đúng tinh thần từ phiên bản gốc của Hàn Quốc.

7. Ai Là Triệu Phú

Nguồn: Youtube

Ai Là Triệu Phú là một trong những gameshow lâu đời nhất tại Việt Nam được phát sóng vào mỗi tối thứ 3 hàng tuần trên VTV3. Sau khi vượt qua vòng bấm phím nhanh, người chơi sẽ có cơ hội bước vào vòng chơi chính với 15 câu hỏi khác nhau từ dễ đến khó cùng mốc tiền thưởng tăng dần theo thứ tự. Có 3 mốc quan trọng là 5, 10 và 15, vượt qua các mốc này người chơi sẽ nhận được số tiền thưởng tương ứng với câu hỏi đó. Một điều thú vị là kể từ khi lên sóng tới nay, chưa có người chơi nào vượt qua được câu hỏi số 15 - câu hỏi cuối cùng của chương trình.

8. Ơn Giời Cậu Đây Rồi

Nguồn: VieON

Ơn Giời Cậu Đây Rồi là gameshow truyền hình hài kịch tình huống đầu tiên tại Việt Nam được sản xuất dựa trên chương trình nổi tiếng của Úc - “Thank God! You’re here”. Qua 8 mùa với hơn 90 tập phát sóng, gameshow đình đám đã tạo nên dấu ấn đặc biệt nhờ nội dung hấp dẫn, chất lượng và chỉn chu.

Không một kịch bản nào được tiết lộ trước, khách mời tham dự sẽ phải ứng biến linh hoạt trước các tình huống oái oăm, hài hước mà chủ phòng tạo ra. Là “cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc” đều phụ thuộc vào khả năng giải quyết vấn đề của người chơi.

Với 3 giải Mai Vàng cùng 7 đề cử khác ở cùng giải thưởng, Ơn Giời Cậu Đây Rồi xứng đáng lọt top những gameshow thực tế Việt Nam đáng xem nhất hiện nay.

9. Người Mẫu Việt Nam - Vietnam's Next Top Model

Nguồn: Vietnammoi.vn

Người Mẫu Việt Nam - Vietnam's Next Top Model là chương trình tìm kiếm những gương mặt người mẫu chuyên nghiệp tại Việt Nam. Ở mỗi tập, các thí sinh sẽ phải trải qua các thử thách liên quan đến nghiệp vụ của nghề mẫu và nhận đánh giá xếp hạng từ ban giám khảo. Người chiến thắng chung cuộc sẽ trở thành quán quân của Vietnam's Next Top Model và sở hữu nhiều phần thưởng vô cùng giá trị. Đây được coi là một trong những sân chơi giá trị tạo lên tên tuổi của nhiều người mẫu nổi tiếng như Hoàng Thùy, Trang Khiếu, Mâu Thủy, hoa hậu Ngọc Châu,...

10. Ca Sĩ Giấu Mặt

  • Kênh đang chiếu: VieON
    thanhnien.vn

Ca Sĩ Giấu Mặt là một gameshow thực tế vô cùng thú vị dựa trên chương trình “Hidden Singer” của Hàn Quốc. Trong cuộc chơi, ca sĩ khách mời [nhân vật chính của tập] sẽ cùng 5 thí sinh có giọng hát giống hệt họ đứng đằng sau 6 ô cửa để hát. Nhiệm vụ của 100 khán giả trong trường quay là lắng nghe và bình chọn người có giọng hát ít giống với ca sĩ gốc nhất. Sau mỗi vòng đấu sẽ có 1 thí sinh bị loại cho đến khi tìm ra được người chiến thắng. Với tổng giải thưởng lên đến 100 triệu, Ca Sĩ Giấu Mặt là sân chơi bổ ích dành cho những tài năng âm nhạc.

Trên đây là tổng hợp top 10 gameshow thực tế Việt Nam hay và đặc sắc nhất hiện nay. Để thưởng thức sớm nhất các chương trình ăn khách kể trên một cách trọn vẹn với hình ảnh chất lượng Full HD và không bị làm phiền bởi quảng cáo hãy đầu tư cho mình một gói cước phù hợp trên VieON và đừng quên thanh toán bằng

Chủ Đề