Top công ty đóng thuế nhiều nhất bình định năm 2024

Nhiều năm qua, Công ty Xăng dầu Bình Định luôn là đơn vị dẫn đầu tỉnh trong thực hiện thu nộp ngân sách, được UBND tỉnh ghi nhận, tặng bằng khen. 6 tháng đầu năm 2022, DN đã nộp ngân sách nhà nước 281,3 tỷ đồng, đạt 87% kế hoạch năm, dẫn đầu tỉnh.

Theo ông Nguyễn Thanh Tâm, Phó Giám đốc Công ty Xăng dầu Bình Định, công ty triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2022 trong bối cảnh nền kinh tế bị “tổn thương” bởi dịch bệnh Covid-19, cộng vào đó là nguồn cung và giá dầu thô trên thế giới thay đổi bất thường. Điều này đã làm gia tăng áp lực về nguồn hàng, ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ và hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, các DN kinh doanh cùng ngành cũng đẩy mạnh đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn tỉnh, áp dụng nhiều chính sách kích cầu linh hoạt như: Tăng thù lao, bán hàng bằng tín chấp công nợ… khiến mức độ cạnh tranh trên thị trường tăng cao.

Khách hàng mua xăng tại cây xăng dầu của Công ty Xăng dầu Bình Định. Ảnh: Tiến Sỹ

Trước tình hình trên, Công ty Xăng dầu Bình Định đã chủ động điều hành sản xuất kinh doanh linh hoạt, thích ứng tốt với tình hình thực tế, thông qua việc chủ động chuyển đổi phương thức làm việc, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tất cả các công đoạn, nhằm giảm bớt chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh doanh. Hiện Công ty đang ký kết và thực hiện hợp đồng với 5 thương nhân phân phối, 1 thương nhân đầu mối và 31 thương nhân nhận quyền bán lẻ. Công ty cũng đẩy mạnh đầu tư, phát triển mạng lưới bán lẻ theo hướng hiện đại và áp dụng triệt để mô hình 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) trên toàn bộ hệ thống, tạo được sự khác biệt so với các DN kinh doanh cùng ngành, thu hút sự quan tâm của của khách hàng.

Hệ thống camera lắp đặt tại các cửa hàng cho phép công ty giám sát mọi hoạt động kinh doanh, cũng như cung cách phục vụ của nhân viên. Tất cả số liệu xuất bán hàng đều tự động cập nhật và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu của công ty, đảm bảo minh bạch, rõ ràng. Nhờ vậy, 6 tháng đầu năm 2022, Công ty Xăng dầu Bình Định đã xuất bán xăng dầu trực tiếp 104.810 m3, đạt 61% kế hoạch năm, doanh thu đạt 2.406 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch.

Cùng với việc duy trì và phát triển thương hiệu, Công ty Xăng dầu Bình Định đặt lên hàng đầu sự minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật, đặc biệt là nghĩa vụ nộp thuế. Nhiều năm qua, DN này luôn dẫn đầu tỉnh trong nộp ngân sách, được UBND tỉnh ghi nhận và tặng bằng khen. Năm 2021, công ty đã nộp ngân sách nhà nước 554 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2022 nộp ngân sách nhà nước 281,3 tỷ đồng, đạt 87% kế hoạch năm, dẫn đầu tỉnh. Ngoài ra, hằng năm công ty tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội, góp phần cùng với tỉnh khôi phục, phát triển KT-XH.

Ông Bùi Chánh Khiêm, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xăng dầu Bình Định, cho biết: Cùng với việc sản xuất, kinh doanh tốt, chúng tôi đặc biệt chú trọng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Chúng tôi ủng hộ những nỗ lực của ngành Thuế trong việc cải thiện hiệu quả quản lý thuế thông qua áp dụng hệ thống quản lý rủi ro thuế, tăng tính minh bạch, công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Về phía công ty, sẽ tiếp tục đầu tư phát triển kinh doanh hiệu quả và phấn đấu luôn là đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và thực hiện các chính sách về thuế trên địa bàn tỉnh.

Ngày 11-10, một lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bình Định cho biết cơ quan này vừa ra quyết định cưỡng chế thu hồi nợ thuế đối với nhiều doanh nghiệp. Trong đó, Công ty CP Dịch vụ giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn (đăng ký trụ sở hoạt động tại TP Quy Nhơn) là doanh nghiệp nợ thuế nhiều nhất ở Bình Định bị cưỡng chế thu hồi nợ thuế 91 tỉ đồng.

Top công ty đóng thuế nhiều nhất bình định năm 2024
Một dự án xây dựng dở dang của một doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khác cũng bị cưỡng chế thu hồi nợ thuế như Công ty CP Đầu tư và dịch vụ HBC (quận 3, TP.HCM) nợ thuế hơn 24 tỉ đồng, Công ty CP Đầu tư kinh doanh địa ốc Kim Cúc (quận 3, TP.HCM) nợ thuế 18 tỉ đồng, Công ty CP Đầu tư kinh doanh địa ốc BMC Quy Nhơn (phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn) nợ thuế 8 tỉ đồng…

Thời gian thực hiện cưỡng chế trong 30 ngày, từ ngày 27-9 đến 27-10-2023. Hình thức cưỡng chế là trích tiền từ tài khoản ngân hàng, yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp tại kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng.

Tổng cục Thuế công bố danh sách V1000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất trong năm 2022 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Tổng cục Thuế công bố danh sách V1000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất trong năm 2022

Ngày 16/10/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 4586/TCT-KK về việc công bố danh sách V1000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất trong năm 2022.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính đối với việc xác định và công khai Danh sách xếp hạng 1000 doanh nghiệp nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lớn nhất Việt Nam (gọi tắt là V1000), Tổng cục Thuế kính chuyển Quý báo Danh sách V1000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất trong năm 2022 để thực hiện công khai.

Xem chi tiết danh sách V1000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất trong năm 2022 tại phụ lục ban hành kèm theo Công văn 4586/TCT-KK.

Trong đó, top 10 doanh nghiệp đóng thuế TNDN nhiều nhất trong năm 2022 lần lượt là:

1. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

2. Tập đoàn công nghệ - Viễn thông quân đội (Viettel)

3. Công ty Honda Việt Nam

4. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

5. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)

6. Tổng công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần

7. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển (BIDV)

8. Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên

9. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB)

10. Công ty cổ phần Thế giới di động

* Các tiêu chí xác định Danh sách xếp hạng V1000 doanh nghiệp đóng thuế TNDN lớn nhất trong năm 2022, cụ thể:

- Doanh nghiệp được lựa chọn đưa vào danh sách xếp hạng bao gồm: doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN.

- Mức nộp thuế TNDN: là tổng số tiền thuế TNDN doanh nghiệp đã nộp ngân sách nhà nước trong năm 2022. Doanh nghiệp có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc (được cấp mã số thuế đơn vị trực thuộc 13 số) thì bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của trụ sở chính và các chi nhánh, đơn vị trực thuộc.

* Các nội dung công khai

Danh sách 1000 doanh nghiệp có số thuế TNDN đã nộp trong năm 2022 gồm các thông tin:

- Số xếp hạng theo thứ tự số thuế TNDN đã nộp trong năm từ cao xuống

- Mã số thuế của doanh nghiệp;

- Tên doanh nghiệp.

\>>> Xem thêm: Danh sách V1000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất trong năm 2021

Theo kết quả thống kê của Tổng cục Thuế, về đóng góp vào NSNN, tổng số thuế TNDN đã nộp của các doanh nghiệp trong V.1000 năm 2022 chiếm 58,2%, tổng thu ngân sách về thuế TNDN và bằng 85,1% so với số đã nộp các doanh nghiệp trong V.1000 năm 2021. Qua 6 năm thực hiện, có 301 doanh nghiệp có 7 năm liên tiếp nằm trong V.1000 của năm 2022, 2021, 2020, 2019, 2018, 2017 và 2016.

Trong V.1000 năm 2022 có 331 doanh nghiệp trong V.1000 năm 2021 bị loại ra, đồng thời có 331 doanh nghiệp bổ sung vào V.1000 năm 2022. Qua rà soát, nguyên nhân chủ yếu của 331 doanh nghiệp bị loại ra khỏi V.1000 năm 2022 là do được lùi thời gian thực hiện tạm nộp thuế TNDN năm 2022 vào đầu năm 2023: theo Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì DN phải nộp 80% thuế TNDN của năm 2022, thời hạn cuối cùng là ngày 30/1/2023 (còn theo quy định cũ tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải nộp 75% thuế TNDN tạm nộp của năm 2022, thời hạn cuối cùng vào ngày 31/10/2022): 21 doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp nộp trong năm 2021 lớn do nộp cho các hoạt động phát sinh không thường xuyên, đặc thù (chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn, bán máy móc thiết bị y tế phục vụ dịch Covid, hoạt động khác); DN nộp cho quyết định truy thu của các cơ quan có thẩm quyền trong năm 2021…

Trong số 331 doanh nghiệp bổ sung vào V.1000 năm 2022 chủ yếu là nhờ doanh nghiệp nộp thuế TNDN cho hoạt động phát sinh không thường xuyên (chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn, hoạt động khác); nộp cho quyết định truy thu của các cơ quan có thẩm quyền trong năm 2021.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp có số tạm nộp trong năm 2022 lớn hơn số phát sinh phải nộp; DN tăng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động dẫn đến tăng doanh thu, thu nhập 2022; DN hoàn thành dự án, nghiệm thu công trình đi vào hoạt động chính thức có doanh thu.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].