Top giá cổ phiếu tăng giảm khi nào năm 2022

Nhận định về triển vọng thị trường chứng khoán năm 2022, ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng quỹ đầu tư VinaCapital cho rằng, kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố tích cực và sự hồi phục trong nhiều lĩnh vực. Với triển vọng tăng trưởng GDP từ 7-7,5%, thậm chí có thể vượt trên 7,5% sẽ mang đến cho thị trường chứng khoán một năm tích cực. 

Đại diện VinaCapital kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ đạt mức 26% trong năm nay, mặc dù đã đạt con số ấn tượng trong năm ngoái. Các thị trường được thúc đẩy bởi tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ bền vững hơn so với những thị trường được dẫn dắt bởi chỉ số P/E.

Chiến lược đầu tư của VinaCapital vẫn là xác định các cổ phiếu và lĩnh vực được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của Việt Nam, bao gồm ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu, tài chính và bất động sản. Ngoài ra, vì các động lực tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì nguyên vẹn bất chấp Covid-19, các cổ phiếu và các ngành được hưởng lợi từ dòng vốn FDI, phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch và số hóa cũng được quỹ quan tâm.

Trong các lĩnh vực sẽ hưởng lợi trong năm 2022, VinaCapital đặc biệt đánh giá cao triển vọng của cổ phiếu ngành ngân hàng [chiếm đến 30% VN-Index], bất động sản [chiếm 23%] và hàng tiêu dùng không thiết yếu [chiếm khoảng 3%].

Những nhóm ngành dự báo tăng trưởng trong năm 2022. 

Cụ thể, đối với nhóm ngành ngân hàng, lợi nhuận của các ngân hàng có thể sẽ tăng khoảng 30% nhờ tăng trưởng tín dụng ước đạt 14% và sẽ ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hơn. Các vấn đề về chất lượng tài sản sẽ ít ảnh hưởng đến lợi nhuận và các ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ không phải tiếp tục hy sinh lợi nhuận để hỗ trợ nền kinh tế, chẳng hạn như sẽ không tiếp tục cho vay với lãi suất ưu đãi trong năm nay.

Lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam sẽ được hỗ trợ bởi: 1] cơ cấu khoản vay được cải thiện với nhiều đối tượng vay là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn, và 2] chi phí vốn thấp hơn, nhờ huy động được nhiều hơn từ các tài khoản tiết kiệm vãng lai chi phí thấp. Ngoài ra, các biện pháp giãn nợ của Chính phủ sẽ hỗ trợ các ngân hàng bù đắp các khoản lỗ cho vay vì Covid-19 trong hơn 3 năm và giúp cải thiện lợi nhuận của các ngân hàng ngay trong năm nay.

Tuy nhiên, không cần quá quan tâm đến các vấn đề chất lượng tài sản. Ước tính rằng hơn 1/3 tổn thất khi cho vay mà các ngân hàng có thể phải hứng chịu do ảnh hưởng của Covid-19 đã được trích lập dự phòng, và đa số các khoản vay đều được thế chấp bằng bất động sản và giá bất động sản đã liên tục tăng trong hai năm qua.

Mặc dù lạc quan về triển vọng chung của ngành nhưng tăng trưởng lợi nhuận của từng ngân hàng sẽ có mức dao động từ khoảng 6% đến 50%, do có sự khác biệt lớn trong tăng trưởng tín dụng của từng đơn vị vì Ngân hàng Nhà nước sẽ phân bổ hạn ngạch dựa trên chất lượng tài sản – vốn có sự chênh lệch giữa các ngân hàng Việt Nam, theo đó, mức tăng trưởng tín dụng trung bình có thể đạt 14% trong năm nay.

Ngoài ra, có nhiều yếu tố đặc trưng có thể ảnh hưởng đến cả lợi nhuận và giá cổ phiếu của các ngân hàng, bao gồm các giao dịch bancassurance với các công ty bảo hiểm nước ngoài [thường phát sinh các khoản trả trước khá lớn] và các câu chuyện về tài trợ quay vòng /tái cơ cấu.

Đối với ngành bất động sản, kỳ vọng lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực này sẽ tăng khoảng 25% trong năm 2022, nhờ doanh số bán/đặt mua các căn hộ mới sẽ tăng gần gấp đôi sau khi đã giảm hơn 50% trong năm 2021 do ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội nhằm phòng chống COVID-19, và vấn đề pháp lý/quy định có liên quan đang được sửa đổi.

Ngoài ra, lợi nhuận của các công ty có doanh thu định kỳ [ví dụ: công ty môi giới bất động sản và chủ sở hữu/công ty vận hành các trung tâm mua sắm] cũng sẽ tăng trong năm nay.

Trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn duy trì ở mức thấp, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục lựa chọn kênh bất động sản để rót tiền. Giá căn hộ ở Hà Nội và TP.HCM đã tăng khoảng 10% trong năm 2021, đồng thời nhu cầu mua nhà để ở hoặc đầu tư bị dồn nén trong thời gian qua sẽ dẫn đến sự gia tăng về số lượng đặt mua trước các dự án mới, và dĩ nhiên giá bất động sản sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022.

Một ngành khác cũng hưởng lợi trực tiếp từ phục hồi kinh tế nội địa là lĩnh vực tiêu dùng. Chi tiêu của người dân Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh năm 2022. Đại dịch đã thúc đẩy xu hướng mua sắm thông qua kênh bán lẻ hiện đại và sàn thương mại điện tử.

Tuy nhiên, do thu nhập bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, một số người đã chuyển qua mua các sản phẩm rẻ hơn, do đó doanh số của một số mặt hàng không thiết yếu hoặc phân khúc cao cấp sẽ khó phục hồi về mức trước Covid-19 trong năm nay.

Theo số liệu mới nhất từ VnDirect, tính tới ngày 1/11/2021, 651 công ty niêm yết, chiếm 37,3% tổng số doanh nghiệp niêm yết và 82% giá trị vốn hóa thị trường, đã công bố kết quả Quý 3/2021, theo đó tổng lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh Quý 3/2021 tăng trưởng 21,5% so với cùng kỳ. Luỹ kế trong 9 tháng 2021, lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết trên 3 sàn tăng 55,1% so với cùng kỳ. 

Ngành Hóa chất có kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng trong quý 3/2021 nhờ nhu cầu trong và ngoài nước tăng mạnh và giá bán tăng cao. Ngành Dịch vụ Tài chính ghi nhận kết quả kinh doanh tốt trong quý 3/2021 nhờ thanh khoản thị trường chứng khoán và dư nợ margin tăng mạnh. 

Mặt khác, Ngành Du lịch & Giải trí, Bán lẻ và Ô tô ghi nhận kết quả kinh doanh thấp trong quý 3/2021 do tác động tiêu cực của các biện pháp xã hội cách xã hội trong thời gian vừa qua.

VnDirect kỳ vọng lợi nhuận của một số ngành như Bán lẻ và Thực phẩm & Đồ uống sẽ phục hồi trong quý 4/2021 trong khi lợi nhuận của ngành Dầu khí, Bất động sản và Thép duy trì ở mức cao. Do đó, duy trì dự báo tăng trưởng EPS năm 2021 của các công ty niêm yết trên HOSE là 26%.

Đối với năm 2022, kỳ vọng tăng trưởng EPS của các công ty niêm yết trên HOSE duy trì ở mức cao 21% so với cùng kỳ.  Một số ngành có thể thiện mạnh mẽ lợi nhuận trong năm tới bao gồm Hàng hóa và Dịch vụ công nghiệp, Bất động sản và Dầu khí. Cho năm 2023, dự báo tăng trưởng EPS của các công ty niêm yết trên HOSE là 18% so với cùng kỳ. 

Vn-Index hiện được giao dịch ở mức P/E là 16,9 lần, cao hơn một chút so với P/E trung bình 3 năm là 16,0 lần và chiết khấu khoảng 12% so với mức đỉnh vào cuối tháng 6. Thị trường chứng khoán đã phần nào phản ánh rủi ro giảm giá liên quan đến làn sóng Covid-19 thứ tư. Thị trường hiện đang chuyển hướng tập trung sang câu chuyện phục hồi kết quả kinh doanh trong Q4/21 cũng như triển vọng kinh doanh trong năm tới.

Định giá thị trường vẫn hấp dẫn với tầm nhìn dài hạn, và thị trường sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp hiện nay. VnDirect kỳ vọng Vn-Index sẽ dao động trong vùng 1.380-1.480 điểm trong tháng 11.

Yếu tố hỗ trợ tích cực bao gồm triển khai vắc xin nhanh hơn và vắc xin sản xuất trong nước được đưa ra thị trường sớm hơn dự kiến. Những rủi ro tiềm ẩn so với thị trường bao gồm các biện pháp giãn cách xã hội quyết liệt hơn được thực thi để ngăn chặn dịch bệnh và FED có khả năng thu hẹp gói nới lỏng định lượng QE kể từ quý 4/2021.

Chủ đề lựa chọn cổ phiếu cho năm 2022, VnDirect cho rằng nhóm đầu tiên sẽ là Tiêu dùng. Dự báo tiêu dùng trong nước sẽ phục hồi mạnh trong năm tới sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại và Chính phủ thực hiện các giải pháp kích cầu nền kinh tế. Doanh nghiệp thực phẩm & đồ uống, bản lẻ và hàng không sẽ là nhóm hưởng lợi chính.

Giá cả hàng hóa được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm tới do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh cùng với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Dầu khí và nhóm doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sẽ được hưởng lợi chính từ diễn biến này.

Câu chuyện phát triển hạ tầng sẽ là tiêu điểm trong các năm tới. VnDirect tin rằng tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng là một tron những biện pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Bên cạnh cơ sở hạ tầng đường bộ, hàng không và khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng năng lượng sẽ là tiêu điểm trong 2 năm tới.

Ngân hàng là đại diện tiêu biểu phản ánh sự phục hồi của kinh tế Việt Nam Giá cổ phiếu của các ngân hàng đã chiết khấu 15% so với mức đỉnh. Sự điều chỉnh trên đã phần nào phản ánh những rủi ro giảm giá hiện hữu, điều này làm cho rủi ro và hiệu quả đầu tư của ngành ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động hẹp trong tháng thứ 2 của năm 2022 trước những căng thẳng leo thang giữa hai nước Nga và Ukraine. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2 [28/2], VN-Index đứng ở mức 1.490,13 điểm, tương ứng tăng 11,17 điểm [0,76%] so với phiên cuối tháng 1. HNX-Index tăng 23,69 điểm [5,68%] lên 440,42 điểm. UPCoM-Index tăng 2,51 điểm [2,29%] lên 112,2 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm đáng kể so với tháng 1. Tổng giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường đạt 27.504 tỷ đồng/phiên, giảm 16% so với tháng 1, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân phiên giảm 15,2% xuống còn 25.803 tỷ đồng/phiên.

Thống kê 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam số mã tăng giảm chia vẫn khá đều, trong đó có 23 mã giảm và 27 mã tăng giá. Cổ phiếu gây nhiều áp lực nhất với thị trường trong tháng 2 là VIC của Vingroup [ HoSE: VIC ] khi giảm đến 20,6%.Theo BCTC hợp nhất quý IV/2021 của Vingroup, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cả năm 2021 là âm 2.771 tỷ đồng.

Tháng 2 là thời điểm không được tốt đối với nhóm ngân hàng khi hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm ngành này giảm khá mạnh, trong đó, cả 6 vị trí giảm mạnh tiếp theo trong top 50 vốn hóa đều thuộc nhóm ngân hàng là CTG của VietinBank [ HoSE: CTG ], SSB của SeABank [ HoSE: SSB ], EIB của Eximbank [ HoSE: EIB ], BID của BIDV [ HoSE: BID ], STB của Sacombank [ HoSE: STB ] và HDB của HDBank [ HoSE: HDB ].

Chiều ngược lại, VEF củaTriển lãm Việt Nam [ UPCoM: VEF ] là mã tăng giá mạnh nhất trong top 50 vốn hóa với 18,7%. DIG của DIC Corp [ HoSE: DIG ] sau khoảng thời gian lao dốc trong tháng 1 đã hồi phục tốt trở lại ở tháng 2 với mức tăng 16,8%. Bên cạnh đó, GEX của Gelex [ HoSE: GEX ] cũng tăng trên 16% sau một tháng giao dịch.

Biến động giá của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất TTCK

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thị trường chứng khoán thuộc về XMD củaXuân Mai - Đạo Tú [ UPCoM: XMD ] với hơn 468% từ mức 1.900 đồng/cp leo lên 10.800 đồng/cp.Xuân Mai - Đạo Tú có tiền thân là chi nhánh của CTCP bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai tại Vĩnh Phúc. Ngành nghề kinh doanh: sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét; xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công trình cầu đường, thủy lợi; xây dựng các khu đô thị, công nghiệp...

Xuân Mai - Đạo Tú có kết quả kinh doanh không mấy tích cực. Năm 2020, công ty đạt doanh số 62,4 tỷ đồng, chỉ bằng 1/3 so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế ở mức -5 tỷ đồng, khiến EPS ở mức -1.250 đồng/cổ phiếu. Trong khi năm trước đó, Xuân Mai Đạo Tú vẫn lãi 5,3 tỷ đồng, EPS ở mức 847 đồng/cổ phiếu.

Tiếp sau đó, hai cổ phiếu thuộc ngành bao bì đóng gói là BBH củaBao bì Hoàng Thạch [ UPCoM: BBH ] và PBP củaBao bì Dầu khí Việt Nam [ HNX: PBP ] tăng lần lượt 158% và 118%.

30 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất.

Trong khi đó, cổ phiếu giảm mạnh nhất thị trường trong tháng 2 là GER củaThể thao Ngôi sao Geru [ UPCoM: GER ] với 58,5%. Một cổ phiếu khác cũng giảm trên 50% là SQC củaKhoáng sản SG-Quy Nhơn [ UPCoM: SQC ]. Tuy nhiên, cả hai cổ phiếu này đều có thanh khoản rất thấp.

Trong top 30 cổ phiếu giảm mạnh ở tháng 2 bên cạnh VIC cũng chỉ có một cổ phiếu khác thuộc diện thanh khoản cao là DVG củaTập đoàn Sơn Đại Việt [ HNX: DVG ]. Cổ phiếu này giảm 32,6%.

30 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất.


Video liên quan

Chủ Đề