Top giá phân bón hiện nay năm 2022

Sóng tăng giá nối dài sang năm 2022

Thông tin thị trường cho thấy, giá phân bón thế giới tiếp tục duy trì ở mức cao. Tại thị trường Việt Nam, giá phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu các loại [ure, DAP, kali…] cũng tăng 80 - 150% so với đầu năm.

Dưới góc nhìn chuyên gia, ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco cho rằng giá phân bón sẽ tiếp tục neo ở mức cao trong nửa đầu năm 2022, qua đó hỗ trợ cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành phân bón.

Chuyên gia cho rằng nguyên nhân dẫn đà tăng giá này đến từ giá nguyên vật liệu đầu vào là than, khí tăng rất mạnh khiến nhiều nhà máy sản xuất phải cắt giảm sản lượng hoặc thậm chí là ngừng hoạt động. Động thái hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và Nga, tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc hay Châu Âu sẽ tiếp tục khiến cho nguồn cung phân bón trên toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu phân bón cao để phục vụ cho vụ lúa Đông Xuân cũng là nguyên nhân đẩy giá phân bón lên cao, tạo động lực hỗ trợ cho kết quả kinh doanh các doanh nghiệp phân bón trong nửa đầu năm 2022.

Trong một báo cáo mới đây, CTCP Chứng khoán Bản Việt [VCSC] cũng đưa ra dự báo giá urê toàn cầu trung bình đạt 625 USD/tấn trong năm 2022, tăng 25% so với mức 500 USD/tấn vào năm 2021. Về nguyên nhân dẫn đến đà tăng của giá urê trong năm 2022, VCSC cho rằng sự thiếu hụt phân bón toàn cầu do hiệu suất hoạt động của các nhà máy urê trên toàn cầu có khả năng thấp hơn do giá khí đốt cao và chi phí lao động tăng cao dẫn đến một số nhà sản xuất urê phải đóng cửa các nhà máy. Bên cạnh đó, tình hình gián đoạn nguồn cung tiếp tục do các hạn chế do dịch COVID-19 gây ra và giá khí đốt cao duy trì ở Châu Âu trong phần lớn năm 2022 cũng là một nguyên nhân dẫn đến giá ure tăng cao.

Giá urê toàn cầu tiếp tục neo cao trong năm 2022 [Nguồn VCSC]

VSCS đưa ra kỳ vọng giá urê tại Việt Nam sẽ biến động tương tự giá thế giới với mức chiết khấu đáng kể. Trong tháng 10 và tháng 11/2021, giá urê bình quân toàn cầu gần như gấp đôi so với quý 3/2021. Giá urê của Việt Nam cũng diễn biến theo đà tăng của giá thế giới với giá bình quân trong tháng 10 và tháng 11 tăng 1,7 lần so với mức trung bình trong quý 3/2021.

Cơ hội tích lũy cổ phiếu

Ông Nguyễn Anh Khoa cho biết, biến động của xu hướng giá cả hàng hóa trên thị trường sẽ tạo động sẽ tạo động lực tích cực cho giá cổ phiếu ngành phân bón.

Theo phân tích của chuyên gia, diễn biến giá cổ phiếu phân bón chủ yếu đi ngang tích lũy trong khoảng gần 2 tháng trở lại đây chủ yếu từ việc giá phân bón trong nước sau khi tăng rất mạnh thì đã có sự điều chỉnh nhẹ từ tháng 11. Tuy nhiên đây vẫn là mặt bằng giá rất cao so với hồi đầu năm và cũng là động lực giúp nhiều doanh nghiệp phân bón có kết quả kinh doanh kỷ lục trong năm 2021.

"Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng dịch bệnh, ngành phân bón vẫn là một trong số ít ngành được hưởng lợi và kỳ vọng có kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2021. Mặc dù một số cổ phiếu giá đã tăng tương đối mạnh, mức định giá không còn hấp dẫn, song theo đánh giá của tôi vẫn có nhiều cơ hội đầu tư mới.

Với các trợ lực cho đà tăng của giá phân bón sẽ còn kéo dài cho tới nửa đầu năm 2022, đây có thể là thời điểm để tích lũy cổ phiếu phân bón cho kỳ vọng kết quả kinh doanh Quý 1 và Quý 2 năm sau", ông Anh Khoa phân tích.

Nói về những cổ phiếu hưởng lợi, chuyên gia cho rằng cần tập trung vào các doanh nghiệp đầu ngành, có nền tảng tài chính tốt, có lợi thế về thương hiệu và kênh phân phối như Đạm Phú Mỹ [DPM] hay Đạm Cà Mau [DCM].

Đồng quan điểm trên, VCSC cũng đưa ra những dự báo tích cực đối với cổ phiếu DPM và DCM.

Giá cổ phiếu của DPM và DCM so với giá ure [Nguồn VCSC]

Đối với DPM, VCSC cho rằng doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ giá urê và amoniac [NH3] tăng mạnh trong giai đoạn 2021-2022. Trong khi đó, mảng NPK của công ty là một động lực tiềm năng cho lợi nhuận trung hạn. Công ty chứng khoán này cũng dự báo LNST tổng hợp giai đoạn 2021/2022 và 2021-2026 lên lần lượt là 30%/96% và 15%, nhờ điều chỉnh tăng tương ứng 13%/30% và 8% trong các giả định về giá urê.

Đối với DCM, VCSC cũng nhận định doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ giá urê bình quân cao hơn trong năm 2021 và 2022, cùng với tăng trưởng dài hạn từ nhu cầu xuất khẩu tăng và phân khúc NPK. Theo đó, VCSC đưa ra dự báo LNST năm 2022 của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng mạnh mẽ 37,7%, bất chấp mức cơ sở cao trong năm 2021, nhờ giá bán urê tăng 12% cùng với giá khí đầu vào và sản lượng tiêu thụ không đổi.

Thứ năm, 05/05/2022 - 14:13 PM

Đứng vững và vượt lên trong khó khăn

Báo cáo trước đại hội, ông Ngô Văn Đông, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền nói: Năm 2021 là năm rất khó khăn của sản xuất kinh tế nói chung, trong đó có nghành sản xuất phân bón. Do sự bùng phát của Đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy; nguyên liệu đầu vào bị thiếu hụt và liên tục tăng giá, trong đó, các loại phân bón như Urê, DAP, SA, Kali… ở thời điểm cuối năm 2021 tăng trung bình từ 2 đến 3 lần so với đầu năm. Một số nước có nguồn phân bón lớn hạn chế xuất khẩu đã ảnh hưởng đến nguồn cung, đẩy giá cả lên cao, tạo ra tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường.

Phân bón Bình Điền tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông năm 2022.

Nhưng, do nhận định đúng tình hình, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Bình Điền đã đi trước một bước. Dự trữ được nguồn nguyên liệu, biến khó khăn thành thuận lợi. Do giá phân bón đơn tăng cao và có khan hiếm nên nhiều nông dân chuyển sang sử dụng phân bón NPK, đã tăng được sản lượng tiêu thụ cho công ty. Hệ thống phân phối rộng lớn, đại lý bạn hàng truyền thống luôn sát cánh cùng công ty trong những lúc khó khăn; cộng với uy tín thương hiệu Phân bón Đầu Trâu và sự giúp đỡ của các ngành, các cấp, các nhà khoa học, sự đoàn kết thống nhất cao của tập thể người lao động, tạo thành sức mạnh giúp công ty đứng vững và vượt qua khó khăn thách thức, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 đã đề ra.

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông năm 2022 hôm 29 tháng 4.

Cụ thể: Sản lượng sản xuất: 774.809 tấn, đạt 123,7% so với kế hoạch năm 2021, 124% so với năm 2020; sản lượng tiêu thụ: 728.552 tấn, đạt 121% so với kế hoach năm 2021, 123,5% so với năm 2020; Tổng doanh thu hợp nhất thực hiện 7.889,238 tỷ đồng, đạt 138,7% so với kế hoạch năm 2021 và 142,7% so với năm 2020; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất: 371,659 tỷ đồng, đạt 223,9 % so với kế hoạch năm 2021 và đạt 185,5 % so với năm 2020; Lợi nhuận trước thuế đạt 178% so với kế hoạch và 142,7 % so với năm 2020.

Đi đôi với việc bảo đảm quyền lợi cho cổ đông, tham gia tích cực các hoạt động xã hội từ thiện, kết nghĩa giúp đỡ nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho một số buôn làng tại Đak Lak, Đak Nông, Công ty luôn quan tâm nâng cao đời sống người lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 17 triệu đồng/người/tháng. Công ty chỉ tăng 16% giá bán sản phẩm tới tay người nông dân.

Ông Ngô Văn Đông, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP PB Bình Điền phát biểu tại đại hội.

Về kế hoạch năm 2022, ông Đông nhấn mạnh, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết khô hạn và xâm nhập mặn tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp; dự báo nguyên liệu sản xuất phân bón NPK tiếp tục tăng cao; thị trường Campuchia của công ty đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các nước, nhất là với Thái Lan… Bình Điền đề ra các chỉ tiêu cụ thể: Sản lượng sản xuất: 602.750 tấn sản phẩm; sản lượng tiêu thụ: 602.750 tấn; Tổng doanh thu: 6.427, 623 tỷ đồng. Dự kiến chia cổ tức không thấp hơn 15%.

Bình Điền không chỉ bán, mà cung cấp cho nông  dân cả một gói giải pháp sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về giá bán các sản phẩm của công ty luôn cao hơn các công ty sản xuất NPK khác, ông Mai Thành Phụng, thành viên HĐQT, thành viên Hội đồng cố vấn khoa học của Bình Điền chia sẻ: Nói về chất lượng, các sản phẩm NPK của Bình Điền luôn nổi trội trên thị trường bởi các dòng sản phẩm độc quyền, chứa các hoạt chất chống thất thoát đạm, giúp cây trồng tăng cường sử dụng lân, các chất vi lượng thông minh…với triết lý “người nuôi đất, đất nuôi cây, cây nuôi người”; với cái tâm bảo đảm cho nhà nông có được hiệu quả kép bằng chương trình Canh tác thông minh, ứng phó  với biến đổi khí hậu, vừa có lời tăng hơn so với đối chứng từ 3 đến 6 triệu đồng/ha lúa, vừa góp phần bảo vệ môi trường xanh, bền vững do giảm được lượng phân bón, giảm nhiều lần xịt thuốc bảo vệ thực vật…cái này không tính toán cụ thể bằng số tiền tăng hơn của từng bao phân bón.

Đại hội đồng Cổ đông năm 2022 của Phân bón Bình Điền hôm 29 tháng 4 đã bầu ra Hội đồng quản trị mới.

Cổ đông tin tưởng

Các câu hỏi, thắc mắc, trăn trở của cổ đông về công suất của một số công ty con, về nợ xấu, về công nghệ sản xuất mới, tỷ lệ chia cổ tức lại thấp hơn năm 2021, về chính sách giá cả… đều được Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty trả lời thỏa đáng. Ông Ngô Văn  Đông, TGĐ Bình Điền báo cáo với cổ đông sản lượng sản xuất quý 1năm 2022 đạt 164.000 tấn, doanh thu 2.594 tỷ đồng, lợi nhuận 66 tỷ đồng…

Đại hội  cũng bầu bổ sung ông Nguyễn Văn Thiệu [giữa] vào Hội đồng quản trị và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, nhiệm kỳ 2020- 2025.

Đại hội  cũng bầu bổ sung ông Nguyễn Văn Thiệu vào Hội đồng quản trị và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, nhiệm kỳ 2020- 2025. Bà Nguyễn Kế Huệ [quận Tân Bình] sở hữu hơn 7000 cổ phiếu, bà nói: “Cổ phiếu Bình Điền luôn có lãi suất ổn định từ 20 đến 25%. Có năm cao hơn. Tôi “đi” với Bình Điền gần chục năm nay rồi, và sẽ còn tiếp tục “ôm” cổ phiếu BFC”.

Video liên quan

Chủ Đề