Trắc nghiệm kiến thức THEO Tài liệu giao dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

Đại biểu tham dự Tập huấn

Ngày 19/8, tại Nghệ An, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] phối hợp với, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Quỹ Phòng chống thương vong châu Á, tổ chức tập huấn cho giáo viên tiểu học toàn quốc về Tài liệu điện tử an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học. 

Đây là lần đầu tiên bộ Tài liệu điện tử an toàn giao thông ở Việt Nam được xây dựng và sử dụng trong giảng dạy an toàn giao thông cho học sinh.

Chương trình tập huấn được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 63 điểm cầu của các Sở GDĐT trong cả nước, với hơn 6000 đại biểu là giáo viên và cán bộ quản lý ngành giáo dục các địa phương tham dự.

Theo Bộ GDĐT, ngày 06/4/2022, Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định số 946/QĐ-BGDĐT phê duyệt bộ Tài liệu điện tử an toàn giao thông làm tài liệu tham khảo, được sử dụng trong giảng dạy tích hợp và các hoạt động về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong các cơ sở giáo dục tiểu học.

Bộ tài liệu này trở thành Tài liệu điện tử an toàn giao thông đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh tiểu học được phê duyệt để triển khai trong toàn quốc. Tài liệu điện tử an toàn giao thông cung cấp một công cụ giáo dục hiệu quả và sáng tạo lấy học sinh làm trung tâm nhằm giúp học sinh tiểu học được trang bị các kỹ năng an toàn giao thông cần thiết từ khi còn nhỏ.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV Phạm Hùng Anh phát biểu tại Tập huấn

Hội nghị tập huấn cho giáo viên cốt cán sẽ đảm bảo nội dung và mục đích của Tài liệu điện tử được truyền tải đầy đủ và hiệu quả đến học sinh tiểu học trong cả nước.

Tiếp theo buổi tập huấn, các Sở GDĐT sẽ tổ chức tập huấn cho các giáo viên trong các trường tiểu học ở địa phương mình, đảm bảo tất cả học sinh tiểu học trong cả nước sẽ được tiếp cận với các tài liệu này.

Từ đó, góp phần xây dựng thế hệ trẻ tuân thủ Luật An toàn giao thông, tham gia giao thông thông minh, tạo ra chuỗi tác động tích cực và bền vững cho việc di chuyển an toàn.

Phát biểu tại hội nghị tập huấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV Phạm Hùng Anh cho biết: “Tài liệu điện tử giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học” sẽ được sử dụng như một công cụ để bảo vệ mọi trẻ em ở Việt Nam trên đường đến trường và về nhà. 

Bộ tài liệu được xây dựng sinh động, xông phu, giúp cho học sinh dễ học, dễ nhớ và tiếp cận phơng pháp, công cụ mới trong học tập an toàn giao thông.

Tài liệu điện tử an toàn giao thông gồm 10 chủ đề, với 7 phương thức giao thông 

Tài liệu điện tử an toàn giao thông gồm 10 chủ đề mô tả sự đa dạng các phương thức di chuyển của học sinh đến trường tại Việt Nam với bảy phương thức giao thông chính, bao gồm: Đi bộ, xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe buýt, tàu hỏa, thuyền/phà cũng như các kiến thức và kỹ năng liên quan như đường đến trường, biển báo giao thông đường bộ, hậu quả và cách phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. 

Thông qua Tài liệu, kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn dễ dàng được tiếp cận thông qua các lớp học trên lớp với giáo viên - như một phần của kiến thức nền tảng do nhà trường cung cấp. 

Ngoài ra, cha mẹ học sinh cũng có thể tải phần mềm Tài liệu điện tử để giúp các em tự mình khám phá các kiến thức về an toàn giao thông. 

Tài liệu điện tử còn tích hợp các video, trò chơi và hoạt động tương tác để trang bị cho học sinh các kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia lưu thông trên đường.

Các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh có thể tải bộ Tài liệu điện tử an toàn giao thông và bài giảng mẫu để hướng cho học sinh và con em mình tại địa chỉ: //cutt.ly/TAILIEUDIENTU-ATGT

Nhằm giúp các em học sinh có thêm kiến thức về an toàn giao thông đường bộ và các thầy cô có thêm tư liệu về an toàn giao thông để tổ chức các buổi học ngoại khóa về tìm hiểu an toàn giao thông đường bộ, Top tài liệu xin chia sẻ bộ câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông cho học sinh tiểu học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Câu 1: Theo em, để đảm bảo an toàn khi đi bộ em cần chú ý điều gì?

A/ Cùng các bạn đi dàn hàng ngang trên đường để người lái xe dễ quan sát thấy.

B/ Đi bộ trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường phía bên phải và luôn chú ý quan sát các phương tiện giao thông

C/ Đi bộ dưới lòng đường hoặc sát mép đường phía bên phải và luôn chú ý quan sát các
phương tiện giao thông

Câu 2: Hành vi đi bộ qua đường nào sau đây là không an toàn?

A/ Chú ý quan sát khi đi qua đường tại nơi không có cầu vượt, hầm và vạch kẻ đường dành
cho người đi bộ

B/ Đi bộ cùng người lớn qua đường

C/ Trèo qua dải phân cách để qua đường nhanh hơn.

Câu 3: Em có thể đi bộ qua đường khi tín hiệu đèn giao thông dành cho người đi bộ chuyển sang màu đỏ không?

A/ Không được phép.

B/ Chỉ được phép khi đường vắng người, có ít xe tham gia giao thông.

C/ Được phép.

Câu 4: Khi đi bộ qua đường tại nơi đường giao nhau không có tín hiệu đèn, em cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?

A/ Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường => Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có chiếc xe nào đang đến gần => Chạy thật nhanh qua đường.

B/ Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường => Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có xe nào đang đến gần => Đi qua đường, phải tập trung quan sát an toàn và giơ cao tay để người điều khiển phương tiện khác nhận biết.

C/ Cả hai phương án trên đều đúng.

Câu 5: Để đảm bảo an toàn khi vui chơi, em nên chơi đùa ở đâu?

A/ Trên hè phố hoặc gần đường sắt.

B/ Khu vui chơi dành cho trẻ em.

C/ Bất cứ nơi nào có bóng mát.

Câu 6: Theo em, chơi đùa trên vỉa hè có an toàn không?

A/ An toàn, vì trên vỉa hè không có phương tiện giao thông qua lại.

B/ Chỉ những nơi có vỉa hè rộng mới an toàn.

C/ Không an toàn, vì em có thể va vào người đi bộ, cây cối hoặc mải chơi chạy xuống lòng đường rất dễ xảy ra tai nạn.

Câu 7: Theo em khi ngồi sau xe đạp có nên đội mũ bảo hiểm không?

A/ Khi ngồi sau xe đạp cũng nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.

B/ Không cần, vì xe đạp đi với tốc độ chậm.

C/ Chỉ đội khi trời nắng.

Câu 8: Em nên lựa chọn mũ bảo hiểm như thế nào để có thể bảo vệ phần đầu của mình?

A/ Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và vừa với cỡ đầu của mình.

B/ Mũ bảo hiểm người lớn và đảm bảo chất lượng.

C/ Mũ bảo hiểm nào cũng được, miễn là vừa với cỡ đầu của mình.

Câu 9: Theo em, khi ngồi trên xe máy, em ngồi phía trước người lái xe thì có an toàn không?

A/ Có an toàn

B/ Không an toàn

C/ Có an toàn nếu xe có chỗ để chân rộng.

Câu 10: Các em có thể đứng lên phía sau người điều khiển xe máy, xe đạp khi nào?

A/ Khi xe đi chậm

B/ Khi đường vắng người

C/ Không được đứng lên phía sau người lái xe vì sẽ ảnh hưởng đến thao tác điều khiển xe và dễ bị ngã xuống đường khi phanh gấp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học mang tới đề thi trắc nghiệm, cùng 70 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em hiểu hơn về kiến thức An toàn giao thông, Luật giao thông đường bộ.

Nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ  cho học sinh là việc làm vô cùng cần thiết, giúp các em biết cách tham gia giao thông an toàn, bảo vệ cho chính mình và cộng đồng. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của chiase24.com:

Đề trắc nghiệm an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học

Câu 1: Khi tham gia giao thông, trường hợp nào dưới đây là không an toàn, gây nguy hiểm?

a] Đi qua đường cùng người lớn.

b] Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy.

c] Đi xe đạp chở 1 người ngồi sau.

Câu 2: Khi đi qua chỗ đường giao nhau, có tín hiệu đèn, em cần chú ý điều gì?

a] Quan sát kỹ tín hiệu đèn giao thông, khi đèn xanh bật mới được đi.

b] Nhờ người lớn dẫn qua đường.

c] Không chú ý tín hiệu đèn mà đi sát lề đương bên phải

Câu 3: Em cùng các bạn đi học về thấy một số bạn chơi đùa trên đường, em sẽ làm gì?

a] Nhắc các bạn không chơi đùa trên đường vì không an toàn.

b] Vui chơi cùng các bạn.

c] Vẫn đi bình thường như không có việc gì xảy ra.

Câu 4: Em và bạn em muốn qua đường nhưng quãng đường ấy có nhiều xe cộ đi lại, em sẽ làm thế nào để qua đường an toàn?

a] Đứng chờ lúc nào vắng xe sẽ chạy nhanh qua.

b] Nắm tay cùng nhau cùng xin đường để qua.

c] Nhờ người lớn dắt qua.

Câu 5: Em được người lớn đèo bằng xe máy đi trên đường, em phải ngồi thế nào cho an toàn?

a] Đội mũ bảo hiểm và ngồi trước người lớn.

b] Đội mũ bảo hiểm, ngồi sau người lớn và bám chắc vào người lớn.

c] Đội mũ bảo hiểm và ngồi sau người lớn.

Câu 6: Các hành động nào dưới đây khi tham gia giao thông là đúng?

a] Ngồi trên xe ô tô nghiêm túc không mở cửa thò đầu hoặc tay, chân ra ngoài.

b] Ngồi sau xe máy dang hai tay, chân khi xe chạy trên đường.

c] Bám vào sau xe ô tô khi xe đang chạy.

Câu 7: Hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta gồm mấy loại đường?

a] 3 loại đường [Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị]

b] 4 loại đường [Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện]

c] 5 loại đường [Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường làng xã]

Câu 8: Đi bộ trên quốc lộ phải đi như thế nào?

a] Đi sát lề đường, không chơi đùa, ngồi dưới lòng đường.

b] Chỉ qua đường khi đoạn đường không có xe cộ qua lại.

c] Cả 2 ý trên.

Câu 9: Đặc điểm của biển báo nguy hiểm là gì?

a] Hình tam giác màu vàng, viền màu đỏ, giữa có hình vẽ màu đen biểu thị nội dung sự nguy hiểm cần biết.

b] Hình tam giác nền trắng, viền xanh.

c] Hình tròn nền xanh viền trắng.

Câu 10: Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn là gì?

a] Hình tam giác nền vàng, viền đỏ.

b] Hình tròn nền xanh.

c] Hình chữ nhật hoặc hình vuông nền màu xanh lam, ở giữa có hình vẽ hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng.

Câu 11: Khi qua đường nên:

a] Đi vào vạch kẻ đi bộ qua đường, nếu không có vạch đi bộ qua đường thì phải chọn nơi an toàn, quan sát kĩ xe trên đường rồi mới được qua.

b] Nắm tay nhau chạy qua đường.

c] Qua đường ở nơi bị che khuất.

Câu 12: Khi đi xe máy trên đường, số người ngồi trên xe thế nào là không đúng quy định?

a] Chở 1 người ngồi sau.

b] Chở 1 người lớn và 2 trẻ em dưới 11 tuổi ngồi sau.

Xem Thêm:  Toán lớp 4: Ôn tập về số tự nhiên [Tiếp theo] trang 161, 162

c] Chở 2 người lớn ngồi sau.

Câu 13: Khi tham gia giao thông tại nơi đường đang được sửa chữa, người lái xe cần phải làm gì?

a] Vẫn điều khiển xe chạy với tốc độ bình thường.

b] Giảm tốc độ, quan sát biển chỉ dẫn hoặc người chỉ và thực hiện theo.

c] Tìm chỗ nào đó để lách xe đi qua càng nhanh càng tốt.

Câu 14: Đường nào là đường không an toàn?

a] Đường có vạch đi bộ qua đường.

b] Đường có trải nhựa hoặc bê – tông và có dải phân cách cố định.

c] Đường có nhiều cây cối và nhà cửa che khuất tầm nhìn.

Câu 15: Phương tiện giao thông nào được ưu tiên khi tham gia giao thông.

a] Xe cứu hỏa.

b] Xe đưa đón học sinh.

c] Xe chở hàng.

Câu 16: Khi lên, xuống ô tô cần phải làm gì?

a] Chỉ lên xuống khi xe đã dừng hẳn.

b] Khi lên xuống xe phải đi theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy.

c] Cả 2 ý trên.

Câu 17: Khi đi trên đường, thấy 1 vụ tai nạn giao thông, em làm gì?

a] Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, báo cho một người lớn nào đó đến để họ tìm người giải quyết, tham gia cấp cứu người bị nạn nếu có thể.

b] Vào xem để thỏa trí tò mò.

c] Bỏ chạy vì sợ.

Câu 18: Hành vi nào của người đi xe đạp trên đường không an toàn

a] Lạng lách đánh võng.

b] Đèo nhau đi dàn hàng ngang.

c] Cả 2 ý trên đều đúng.

Câu 19: Quy định nào để đảm bảo an toàn trên đường đi?

a] Đi vào đường cấm, đường ngược chiều.

b] Đi đúng hướng đường, làn đường cho phép.

c] Đi xe máy che ô, buông thả 2 tay.

Câu 20: Những hành vi nào dưới đây gây nguy hiểm trên đường?

a] Đá bóng trên đường.

b] Vừa chạy trên đường vừa nô đùa.

c] Cả 2 ý trên.

Câu 21: Em đang đi bộ trên đường, có người quen mời em đi xe máy mà em và người đó đều không có mũ bảo hiểm, em sẽ làm gì?

a] Lên xe ngồi luôn, vì đi bộ mệt.

b] Cảm ơn họ vì đã mời ngồi xe nhưng nhất định không lên xe vì em không đội mũ bảo hiểm.

c] Lên xe ngồi và dặn họ đi chậm, quan sát cảnh sát giao thông sợ bị phạt vì em không có mũ bảo hiểm.

Câu 22: Nếu em được bố mẹ đèo bằng xe máy đi tới một con đường có gắn biển báo cấm xe máy đi vào, em sẽ làm gì?

a] Ngồi nguyên trên xe như không nhìn thấy gì?

b] Nhắc bố mẹ không nên đi vào con đường đó, vì đó là đường xe máy không được đi.

Câu 23: Khi tham gia giao thông bằng xe máy trên đường, được phép:

a] Chở hàng cồng kềnh.

b] Không đội mũ bảo hiểm.

c] Đi đúng phần đường, chở đúng số người quy định, phải đội mũ bảo hiểm.

Câu 24: Khi đi xe đạp trên đường cần phải làm gì?

a] Luôn đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên phải.

b] Qua chỗ đường giao nhau phải tuân theo hiệu lệnh tín hiệu đèn hoặc phải quan sát thật an toàn mới đi.

c] Khi muốn đổi hướng rẽ phải, rẽ trái phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát xe.

d] Thực hiện tất cả các điều trên.

Câu 25: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh và mỗi công dân cần phải làm gì?

a] Tìm hiểu học tập để biết rõ về Luật an toàn giao thông đường bộ.

b] Thận trọng khi tham gia giao thông trên đường.

c] Không đùa nghịch, chạy nhảy hoặc đá bóng dưới lòng đường.

d] Thực hiện tất cả các điều trên.

ĐÁP ÁN

Câu 1 – b

Câu 2 – a

Câu 3 – a

Câu 4 – c

Câu 5 – b

Câu 6 – a

Câu 7 – c

Câu 8 – c

Câu 9 – a

Câu 10 – c

Câu 11 – a

Câu 12 – c

Câu 13 – b

Câu 14 – c

Câu 15 – a

Câu 16 – c

Câu 17 – a

Câu 18 – c

Câu 19 – b

Câu 20 – c

Câu 21 – b

Câu 22 – b

Câu 23 – c

Câu 24 – d

Câu 25 – d

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ATGT cho học sinh Tiểu học

Câu 1: Khi tham gia giao thông, trường hợp nào dưới đây là không an toàn, gây nguy hiểm ?

Xem Thêm:  Bài tập word form

A. Đi qua đường cùng người lớn.

B. Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy.

C. Đi xe đạp chở 1 người ngồi sau.

Câu 2: Các hành động nào dưới đây khi tham gia giao thông là đúng ?

A. Ngồi trên xe ô tô nghiêm túc không mở cửa thò đầu hoặc tay, chân ra ngoài.

B. Ngồi sau xe máy dang hai tay, chân khi xe chạy trên đường.

C. Bám vào sau xe ô tô khi xe đang chạy.

Câu 3: Hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta gồm mấy loại đường ?

A. 3 loại đường [Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị]

B. 4 loại đường [ Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện]

C. 5 loại đường [ Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường làng xã]

Câu 4: Đi bộ trên quốc lộ phải đi như thế nào ?

A. Đi sát lề đường, không chơi đùa, ngồi dưới lòng đường.

B. Chỉ qua đường khi đoạn đường không có xe cộ qua lại.

C.Cả 2 ý trên.

Câu 5: Đặc điểm của biển báo nguy hiểm là gì ?

A. Hình tam giác màu vàng, viền màu đỏ, giữa có hình vẽ màu đen biểu thị nội dung sự nguy hiểm cần biết.

B. Hình tam giác nền trắng, viền xanh.

C. Hình tròn nền xanh viền trắng.

Câu 6: Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn là gì ?

A. Hình tam giác nền vàng, viền đỏ.

B. Hình tròn nền xanh.

C. Hình chữ nhật hoặc hình vuông nền màu xanh lam, ở giữa có hình vẽ hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng.

Câu 7: Đường nào là đường không an toàn ?

A.Đường có vạch đi bộ qua đường.

B. Đường có trải nhựa hoặc bê – tông và có dải phân cách cố định.

C. Đường có nhiều cây cối và nhà cửa che khuất tầm nhìn.

Câu 8: Phương tiện giao thông nào được ưu tiên khi tham gia giao thông.

A. Xe cứu hỏa.

B. Xe đưa đón học sinh.

C. Xe chở hàng.

Câu 9: Khi lên, xuống ô tô cần phải làm gì ?

A. Chỉ lên xuống khi xe đã dừng hẳn.

B. Khi lên xuống xe phải đi theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy.

C. Cả 2 ý trên.

Câu 10: Khi đi trên đường, thấy 1 vụ tai nạn giao thông, em làm gì ?

A. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, báo cho một người lớn nào đó đến để họ tìm người giải quyết, tham gia cấp cứu người bị nạn nếu có thể.

A. Vào xem để thỏa trí tò mò.

B. Bỏ chạy vì sợ.

Câu 11: Hành vi nào của người đi xe đạp trên đường không an toàn

A.Lạng lách đánh võng.

B. Đèo nhau đi dàn hàng ngang.

C. Cả 2 ý trên.

Câu 12: Quy định nào để đảm bảo an toàn trên đường đi ?

A. Đi vào đường cấm, đường ngược chiều.

B. Đi đúng hướng đường, làn đường cho phép.

C. Đi xe máy che ô, buông thả 2 tay.

Câu 13: Những hành vi nào dưới đây gây nguy hiểm trên đường ?

A. Đá bóng trên đường.

B. Vừa chạy trên đường vừa nô đùa.

C. Cả 2 ý trên.

Câu 14: Em đang đi bộ trên đường, có người quen mời em đi xe máy mà em và người đó đều không có mũ bảo hiểm, em sẽ làm gì ?

La. ên xe ngồi luôn, vì đi bộ mệt.

B. Cảm ơn họ vì đã mời ngồi xe nhưng nhất định không lên xe vì em không đội mũ bảo hiểm.

C. Lên xe ngồi và dặn họ đi chậm, quan sát cảnh sát giao thông sợ bị phạt vì em không có mũ bảo hiểm.

Câu 15: Nếu em được bố mẹ đèo bằng xe máy đi tới một con đường có gắn biển báo cấm xe máy đi vào, em sẽ làm gì ?

A. Ngồi nguyên trên xe như không nhìn thấy gì ?

B. Nhắc bố mẹ không nên đi vào con đường đó, vì đó là đường xe máy không được đi.

Câu 16: Khi tham gia giao thông bằng xe máy trên đường, được phép:

A. Chở hàng cồng kềnh.

B. Không đội mũ bảo hiểm.

C. Đi đúng phần đường, chở đúng số người quy định, phải đội mũ bảo hiểm.

Câu 17: Khi đi xe đạp trên đường cần phải làm gì ?

A. Luôn đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên phải.

B. Qua chỗ đường giao nhau phải tuân theo hiệu lệnh tín hiệu đèn hoặc phải quan sát thật an toàn mới đi.

Xem Thêm:  Luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi trang 131

C. Khi muốn đổi hướng rẽ phải, rẽ trái phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát xe.

D. Thực hiện tất cả các điều trên.

Câu 18: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh và mỗi công dân cần phải làm gì ?

A. Tìm hiểu học tập để biết rõ về Luật giao thông đường bộ.

B. Thận trọng khi tham gia giao thông trên đường.

C. Không đùa nghịch, chạy nhảy hoặc đá bóng dưới lòng đường

D. Thực hiện tất cả các điều trên.

Câu 19: Hành vi nào của người đi xe đạp là không an toàn ?

A. Lạng lách đánh võng

B. Đèo nhau đi dàn hàng ngang

C. Cả 2 đáp án trên

Câu 20: Theo bạn chơi đùa ở đâu là an toàn nhất:

A. Trên hè phố hoặc sát đường tàu

B. Bất cứ nơi đâu có bóng mát

C. Trong công viên

Câu 21: Khi qua đường nên:

A. Đi vào vạch kẻ đi bộ qua đường, nếu không có vạch đi bộ qua đường thì phải chọn nơi an toàn, quan sát kĩ xe trên đường rồi mới được qua.

B. Nắm tay nhau chạy qua đường.

C. Qua đường ở nơi bị che khuất.

Câu 22: Khi đi xe máy trên đường, số người ngồi trên xe thế nào là không đúng quy định ?

A. Chở 1 người ngồi sau.

B. Chở 1 người lớn và 2 trẻ em dưới 11 tuổi ngồi sau.

C. Chở 2 người lớn ngồi sau.

Câu 23: Khi tham gia giao thông tại nơi đường đang được sửa chữa, người lái xe cần phải làm gì ?

A. Vẫn điều khiển xe chạy với tốc độ bình thường.

B. Giảm tốc độ, quan sát biển chỉ dẫn hoặc người chỉ và thực hiện theo.

C. Tìm chỗ nào đó để lách xe đi qua càng nhanh càng tốt.

Câu 24: Người điều khiển xe đạp chỉ được chở mấy người?

A. Chỉ được chở một người

B. Được chở 2 người

C. Được chở một người, trừ trường hợp trở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi

Câu 25: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Đi bên phải theo chiều đi của mình

B. Đi đúng phần đường quy định

C. Chấp hành hệ thống báo hiệu đèn bộ

D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 26: Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có lề đường, hè phố người đi bộ phải đi như thế nào là đúng với quy định của luật giao thông đường bộ?

A. Sát mép đường bên phải

B. Sát mép đường bên trái

C. Đi giữa lòng đường

Câu 27: Các hành vi nào ghi dưới đây bị nghiêm cấm?

A. Phá hoại đường câu hầm

B. Phá hoại đèn tín hiệu cọc tiêu biển báo

C. Phá hệ thống thoát nước và công trình

D. Tất cả các hành vi trên

Câu 28: Những hành vi nào ghi dưới đây bị nghiêm cấm?

A. Đua xe , tổ chức đua xe trái phép

B. Lạng lách, đánh võng

C. Tất cả các hành vi trên bị nghiêm cấm

Câu 29: Người điều khiển xe mô tô 2 bánh, 3 bánh phải đội mũ bảo hiểm khi đi trên các tuyến đường nào ?

A. Khi đi trên các tuyến đường trên thi xã, thị trấn

B. Khi đi trên đường quốc lộ

C. Khi đi trên đường làng, đường nhỏ

D. Tất cả các tuyến đường trên

Câu 30: Khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông tại nơi đường giao nhau có tín hiệu đèn đỏ, thì người điều khiển xe đạp phải đi như thế nào ?

A. Đi thẳng

B. Dừng lại

Câu 31: Người đi xe đạp máy có phải đội mũ bảo hiểm không ?

A. Không cần đội mũ bảo hiểm

B. Có thể đội hoặc không cần đội mũ bảo hiểm

C. Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách

………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề