Trám kẽ răng sâu bao nhiêu tiền

Răng thưa không chỉ khiến thẩm mỹ răng miệng của bạn kém hơn mà còn tạo cơ hội để thức ăn thừa giắt lại, khiến bệnh lý nha khoa phát sinh. Giải pháp nhanh nhất là trám răng thưa. Vậy bảng giá trám răng thưa bao nhiêu tiền? Phương pháp này có độ bền ra sao, có gây đau đớn khi thực hiện không? Nha khoa Parkway sẽ giải đáp cùng bạn qua bài viết trám răng thưa có tốt không, có gây đau nhức hay không ngay dưới đây!

Nguyên nhân gây răng thưa là gì?

Mục lục

Răng thưa thường do một trong hai yếu tố sau: bẩm sinh hoặc do thói quen xấu. Bẩm sinh là khi sinh ra răng đã bị nhỏ hơn nhiều so với kích thước khung hàm, răng bị thiếu khiến các khe giữa răng có kích thước lớn hơn mức bình thường. Răng thưa do thói quen xấu thường là do xỉa răng mỗi ngày trong thời gian dài khiến các khe răng ngày càng phát triển.

Trám răng thưa là gì?

Trám răng thưa là kỹ thuật hàn đóng kẽ răng thưa. Phương pháp này sử dụng chất liệu trám nhân tạo có màu sắc và đặc điểm tương đồng với răng tự nhiên. Vật liệu trám sẽ được bác sĩ tạo hình thành các cạnh răng, khiến chiều ngang của răng to hơn và thu hẹp khoảng cách giữa các răng.

Trám răng thưa có tốt không?

Trám kẽ răng thưa mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta:

  • Không gây ảnh hưởng xấu tới răng thật bởi không xâm lấn vào cấu trúc răng. Qua đó răng thật được bảo tồn và đảm bảo chức năng ăn nhai như bình thường.
  • Khắc phục khuyết điểm răng thưa, khiến hàm răng đều, đẹp.
  • Ngăn ngừa sâu răng.
  • Thủ thuật nhanh chóng, chỉ cần 15 phút để hoàn thành trám một kẽ răng thưa.
  • Vật liệu trám có màu sắc y hệ răng thật nên không bị lộ miếng trám.

Như vậy có thể thấy trám răng thẩm mỹ không gây hại tới sức khỏe răng miệng của chúng ta mà còn giúp khắc phục khiếm khuyết răng thưa.

Quy trình trám răng thưa thẩm mỹ phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Có nhiều yếu tố tác động lên quy trình trám răng thưa thẩm mỹ. Parkway sẽ giúp bạn liệt kê những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới quy trình này.

1. Vật liệu

Vật liệu là yếu tố rất quan trọng đối với quy trình trám răng. Hiện nay có hai loại vật liệu trám răng thông dụng là Composite và Amalgam. Cả hai loại đều sở hữu tính thẩm mỹ cao, độ bền tốt nên được nhiều nha sĩ khuyến khích.

2. Tay nghề của bác sĩ

Nếu bác sĩ có tay nghề cao về trám răng thì miếng trám sẽ đẹp mắt, không gồ ghề và có độ bám chắc tốt. Ngược lại, nếu bác sĩ trám răng thiếu kinh nghiệm, tay nghề còn non thì miếng trám dễ bị bong tróc, bề mặt trám không được đẹp mắt.

3. Chăm sóc sau trám

Việc chăm sóc sau khi trám răng thưa cũng quyết định độ bền của trám. Muốn miếng trám duy trì được lâu thì bạn cần chăm sóc răng miệng theo đúng chỉ dẫn của nha sĩ.

Răng thưa nên trám hay bọc sứ?

Để trả lời câu hỏi răng thưa nên trám hay bọc sứ, chúng ta phải căn cứ vào nhu cầu, điều kiện và đặc điểm của từng trường hợp răng thưa. [1]

Trám răng thưa có chi phí thấp hơn bọc sứ và không yêu cầu nhiều thời gian điều trị. Tuy nhiên, trám răng thưa có độ bền không cao, tính thẩm mỹ thấp do màu sắc chất liệu trám không đồng bộ với màu răng thật và chỉ thích hợp với tình trạng răng thưa ít. Do đó, trám răng thưa chỉ phù hợp với bệnh nhân muốn cải thiện tình trạng răng thưa nhanh, tiết kiệm, không đòi hỏi cao về yếu tố thẩm mỹ và độ bền.

Bọc răng sứ cho răng thưa là phương pháp có chi phí cao hơn trám răng thưa. Đổi lại, phương pháp này cũng có nhiều ưu điểm vượt trội. Tính hiệu quả của bọc sứ cho răng thưa là rất cao. Nhờ các mão sứ, hàm răng của bệnh nhân sẽ trở nên khít sát, đồng thời đều, đẹp như răng tự nhiên.

Tuy nhiên, nhược điểm của bọc răng sứ là phải mài răng thật nên ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Bọc răng sứ thích hợp với bệnh nhân có điều kiện kinh tế dư dả và có yêu cầu cao về độ bền, tính thẩm mỹ.

Trám răng thưa có bền không? Có gây đau nhức gì không?

Trám răng thưa không gây cảm giác đau nhức vì phương pháp này chỉ tác động lên vỏ ngoài của răng chứ không ảnh hưởng tới cấu trúc bên trong của răng. Không có con số cụ thể cho độ bền của trám răng. Trám răng thưa bền hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng của vật liệu trám, trình độ bác sĩ và công nghệ trám răng, cách bệnh nhân chăm sóc răng sau khi trám. [2]

1. Độ bền dựa trên vật liệu trám

Độ bền của các loại vật liệu trám có sự khác nhau, có loại lâu dài, có loại chỉ rất ngắn. Vật liệu trám kim loại quý và amalgam thì rất cứng chắc, chịu lực nhai tốt nên độ bền có thể kéo dài từ 5-6 năm. Thậm chí có một số trường hợp sử dụng miếng trám từ vật liệu kim loại quý đã có độ bền tới 10 năm.

Một loại vật liệu trám khác rất thông dụng là composite. Vật liệu này có ưu điểm là màu sắc tương tự răng thật, chống ăn mòn tốt và có thể duy trì trong khoang miệng từ hai đến ba năm.

Với những loại vật liệu trám trôi nổi, không rõ nguồn gốc thì tuổi thọ miếng trám sẽ rất thấp, chỉ vài tháng tới một năm là có thể bị bong tróc hoặc nứt vỡ.

2. Trình độ bác sĩ và công nghệ trám răng

Dù bạn sử dụng vật liệu trám cao cấp nhưng nếu bác sĩ có tay nghề kém, thực hiện sai kỹ thuật trám răng và công nghệ trám lạc hậu thì độ bền miếng trám cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Cách chăm sóc răng miệng

  • Cách chúng ta chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới độ bền của miếng trám. Miếng trám rất dễ bung, sứt nên khi vệ sinh răng miệng bạn cần nhẹ nhàng, sử dụng bàn chải lông mềm, sợi nhỏ để tránh gây hại cho miếng trám.
  • Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế ăn những món khó nhai, sẫm màu hoặc những món có nhiệt độ quá cao, quá thấp.
  • Loại bỏ những thói quen xấu gây hại cho miếng trám như cắn móng tay, cậy miếng trám, nghiến răng,… Những thói quen này có thể khiến miếng trám bị bung, bật.

Trám răng thưa thẩm mỹ giữ được bao lâu?

Miếng trám răng được ví như một miếng vá để cải thiện khuyết điểm của răng. Vì vậy mà nó chỉ có thể duy trì trong một thời gian nhất định. Nếu bác sĩ có trình độ cao, kỹ thuật hàn trám răng tiên tiến và trang thiết bị tối tân kết hợp vật liệu trám chất lượng cao thì miếng trám răng thưa thẩm mỹ có thể tồn tại từ 2 năm đến 5 năm. [3]

Tuy nhiên, vật liệu trám răng phục vụ mục đích thẩm mỹ thường kém bền hơn vật liệu trám răng kim loại. Nếu bạn muốn gia tăng độ bền của miếng trám thì cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ về chăm sóc răng sau trám.

Bảng giá trám răng thưa bao nhiêu tiền?

Trám răng thưa có mức giá tương đối thấp vì kỹ thuật thực hiện đơn giản và vật liệu không quá quý hiếm, đắt đỏ. Một vết trám có mức giá trung bình chỉ từ 350.000vnđ đến 900.000vnđ. Mức chi phí này rất phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số bệnh nhân.

Chi phí trám răng thưa bao nhiêu tiền? Tham khảo ngay bảng giá trám răng thưa hết bao nhiêu của nha khoa Parkway:

Tên dịch vụĐơn vịGiá niêm yếtDịch vụ hàn trám răng sâu mặt nhaiVết trám350,000 ₫Dịch vụ hàn trám răng sâu mặt bênVết trám500,000 ₫Dịch vụ hàn trám cổ răngVết trám500,000 ₫Dịch vụ hàn trám răng thẩm mỹ đóng kín khe hở răng cửa, phục hình răng cửa mẻ gócVết trám900,000 ₫

Các lưu ý quan trọng khi trám răng thưa thẩm mỹ

Để có một quy trình trám răng thưa thẩm mỹ thành công, bạn đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây:

  • Không ăn uống ít nhất 2 tiếng sau trám răng
  • Tuy trong quá trình trám răng, miếng trám được chiếu đèn laser để hong khô nhưng vẫn chưa đông cứng hoàn toàn. Vì vậy, bạn cần kiêng không ăn uống trong vòng 2 tiếng sau trám răng để miếng trám được khô toàn bộ.
  • Không để răng gặp tác động mạnh
  • Khi gặp va chạm mạnh thì miếng trám răng có thể bị sứt mẻ, bong tróc nên bạn phải cẩn thận tuyệt đối. Nếu phải vận động mạnh thì cần đeo hàm bảo vệ.
  • Nếu có những thói quen xấu khiến răng bị tổn thương như nghiến răng, cắn móng tay thì bạn phải tìm cách loại bỏ những thói quen này. Bạn có thể thử một số mẹo như đeo hàm chống nghiến răng, bôi chất đắng lên móng tay,…
  • Hạn chế sử dụng đồ cay nóng
  • Đồ cay nóng sẽ khiến vết trám trở nên nhạy cảm hơn và độ bền của miếng trám giảm sút.
  • Giảm việc sử dụng nước ngọt có gas, thuốc lá, cà phê
  • Đồ có ga, thuốc lá hay cà phê đều sậm màu và có mùi nên sẽ khiến vết trám bị nhiễm màu, kém sắc.
  • Chăm sóc răng miệng đúng khoa học

Để vết trám răng được bền lâu thì bạn cần chú ý chăm sóc mỗi ngày. Hãy súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước súc miệng chuyên dụng sau mỗi bữa ăn. Bạn cần đổi bàn chải cứng sang loại bàn chải lông mềm để vết trám không bị mòn hoặc bị lệch chất trám.

Nên trám răng thưa thẩm mỹ hàm dưới, hàm trên ở đâu tốt?

Trám răng thưa thẩm mỹ là thủ thuật nha khoa đòi hỏi sự khéo léo ở mức cao để đảm bảo vẻ đẹp cho răng. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn nha khoa chất lượng tốt. Parkway là nha khoa hàng đầu trong lĩnh vực trám răng thẩm mỹ. Với bề dày kinh nghiệm nhiều ca trám thành công và kiến thức chuyên môn cao, đội ngũ bác sĩ của nha khoa Parkway sẽ giúp bạn hàn bít kẽ răng thưa một cách đẹp mắt, an toàn, nhanh chóng. Không chỉ vậy, nhờ vật liệu trám cao cấp mà miếng trám do nha khoa Parkway thực hiện sẽ có độ bền cao, màu sắc tự nhiên như răng thật.

Liên hệ nhận tư vấn về dịch vụ trám răng thưa tại nha khoa Parkway qua tổng đài: 1900 8059 nhé!

Trên đây là những chia sẻ của nha khoa Parkway về chủ đề bảng giá trám răng thưa bao nhiêu tiền. Mong rằng những thông tin trên đều hữu ích với bạn! Chúc bạn trám răng thành công!

Trám răng sứt mẻ bao nhiêu tiền?

Trám răng là giải pháp được nhiều người lựa chọn khi răng bị mẻ với nhiều ưu điểm: Thời gian chữa trị nhanh chóng: khoảng 30 phút bác sĩ đã trám xong chiếc răng bị mẻ. Chi phí rẻ: Chi phí trám răng một chiếc răng bị mẻ chỉ giao động khoảng 500.000 – 800.000 Vnđ/răng.

Trạm chân răng bao nhiêu tiền?

Giá trám cổ chân răng sẽ khoảng từ 300.000-500.000đ. Ngoài ra, chi phí trám sẽ còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương ở cổ chân răng, tình trạng răng miệng ở từng người. Nếu trường hợp phải áp dụng thêm các biện pháp điều trị khác như điều trị sâu răng, điều trị tủy răng… khi đó chi phí sẽ có sự chênh lệch thêm.

Trám răng cửa bị đến bao nhiêu tiền?

3. Chi phí trám răng cửa thưa, mẻ giá bao nhiêu?.

Hắn trám răng cưa giá bao nhiêu?

Trám răng cửa giá bao nhiêu tiền hiện nay có nhiều mức giá khác nhau, nhưng nhìn chung bảng giá trám răng cửa thường giao động từ 300.000đ - 1.000.000đ/răng tuỳ theo tình trạng răng như thế nào, chất liệu trám răng cửa và số răng cửa cần trám.

Chủ Đề