Tràng an được unesco công nhận năm nào năm 2024

Ngày 22/6/2014, Quần thể danh thắng Tràng An chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đây là một vinh dự cho Việt Nam nói chung và Ninh Bình đồng thời cũng là trách nhiệm của các cấp các ngành và nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của thế giới, của nhân loại.

Ninh Bình đón nhận danh hiệu Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Ảnh BCXB.

Đến nay, sau hơn 9 năm được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới, để tiếp tục khẳng định những cam kết, trách nhiệm trong công tác nhận diện, quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị và chuyển giao Di sản cho các thế hệ tương lai theo đúng tinh thần Công ước Di sản Thế giới, trên nguyên tắc hài hòa giữa bảo tồn gắn với phát huy giá trị của Di sản, góp phần phát triển du lịch, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, Kế hoạch số 1306/KH-UBND ngày 24/11/2021 phê duyệt Kế hoạch quản lý di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn năm 2045…

Các quy định, kế hoạch về quản lý, bảo vệ di sản đã được các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả cao, đồng thời các cơ quan chức năng đã chủ động, tham mưu, đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn gắn với phát triển du lịch bền vững và có trách nhiệm. Do đó, ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di sản của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân được nâng lên.

Sự phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngày một chặt chẽ; an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hạ tầng du lịch được đảm bảo và duy trì; văn hóa, văn minh du lịch đã được nâng cao, chất lượng nguồn nhân lực và công tác phục vụ, đón tiếp khách đã cơ bản đi vào chuyên nghiệp; công tác quảng bá xúc tiến du lịch luôn được chú trọng, đa dạng về nội dung và hình thức, lấy giá trị văn hóa truyền thống và cảnh quan thiên nhiên độc đáo để tạo dựng hình ảnh và thương hiệu của du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An. Danh hiệu Di sản đã thực sự đóng vai trò là hạt nhân, là trung tâm thúc đẩy phát triển du lịch không chỉ trong tỉnh mà còn là cả nước, góp phần khẳng định được vị trí du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch thế giới.

Để làm tốt hơn công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Ninh Bình đẩy mạnh công táctuyên truyền, quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước, các yêu cầu, khuyến nghị của UNESCO và các quy định của tỉnh trong quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản; tạo sự đồng thuận và nâng cao nhận thức cho người dân sinh sống trong khu Di sản.

.jpg]

Khách tham quan Tràng An. Ảnh: BCXB

Đồng thời tỉnh Ninh Bình giữ mối quan hệ với các cơ quan của Trung tâm Di sản thế giới, văn phòng UNESCO Hà Nội, Ủy ban UNESCO Việt Nam để trao đổi thông tin về công tác quản lý, bảo tồn Di sản. Sở Du lịch làm tốt công tác tham mưu UBND tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch bảo tồn khu Di sản, tập trung quy hoạch, phát triển các loại hình du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái ở vùng đệm của Di sản.

Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ và thu hút các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học, các dự án tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo tồn di sản và phát triển du lịch...

Mặt khác các cấp chính quyền tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản, tuyên truyền, quảng bá, diễn giải Di sản dựa trên các giá trị nổi bật toàn cầu được công nhận. Đồng thời, phân tích và xác định rõ các thị trường tiềm năng trong nước và quốc tế để thực hiện chiến lược quảng bá riêng; tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về quản lý, bảo tồn Di sản gắn với du lịch; phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương liên tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người dân chấp hành nghiêm các quy định về quản lý và bảo tồn Di sản...

Với việc đáp ứng các tiêu chí cả về thiên nhiên và văn hóa, quần thể Tràng An chiều nay được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, trở thành di sản hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam.

Quần thể danh thắng Tràng An. Ảnh: dulichninhbinh

Cuộc họp của Ủy ban di sản thế giới UNESCO lần thứ 38 tại Doha, Qatar, công bố quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới theo các tiêu chí về giá trị văn hoá, thẩm mỹ và giá trị địa chất, địa mạo. Như vậy, Tràng An trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam được công nhận.

Tràng An cũng là di sản hỗn hợp duy nhất trong số 36 hồ sơ được đệ trình lên kỳ họp của UNESCO lần này, diễn ra từ ngày 15 đến 25/6. Cuộc bỏ phiếu cho các di sản thế giới mới được tiến hành dựa trên 10 tiêu chí, trong đó có những tiêu chí như "là một kiệt tác được sáng tạo bởi con người" hay "mang vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt".

Nằm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, ở phía nam của Đồng bằng Sông Hồng, quần thể danh thắng Tràng An gồm 3 khu vực bảo tồn chính là: Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư; Di tích Quốc gia đặc biệt Danh thắng Tràng An – Tam Cốc – Bích Động và Khu rừng đặc dụng Hoa Lư. Tổng diện tích của quần thể là 4.000 ha, chiếm toàn bộ khối đá vôi Tràng An và được bao quanh bởi vùng đệm rộng 8.000 ha, gồm chủ yếu là các cánh đồng lúa.

Việt Nam từng có 5 di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận gồm: Quần thể di tích cố đô Huế; Phố cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn; Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long; Thành nhà Hồ. Ngoài ra còn có hai di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Rừng quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.

Ngoài ra, đến nay UNESCO đã công nhận 8 di sản phi vật thể thế giới tại Việt Nam gồm: Nhã nhạc cung đình Huế; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh; Nghệ thuật ca trù; Lễ hội Gióng ở Đền Phù Đổng và đền Sóc; Nghệ thuật hát xoan; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Tràng An được UNESCO công nhận vào ngày nào?

Ngày 23/6/2014, tại thủ đô Doha [Qatar] Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc [UNESCO] đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An [Ninh Bình] vào danh mục Di sản thế giới - di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.

Tràng An Ninh Bình được mệnh danh là gì?

Với những nét đẹp tiềm ẩn, Tràng An được mệnh danh là “nàng thơ” của vùng đất Ninh Bình và là điểm đến làm say lòng giới trẻ trong thời gian gần đây.

Diện tích của quần thể danh thắng Tràng An là bao nhiêu?

[TITC] - Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.172ha thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km về phía đông nam.

Tràng An có gì đặc biệt?

Tràng An có gì đẹp.

Vẻ đẹp của dòng sông uốn lượn bên vách núi đá vôi..

Vẻ đẹp của kiến trúc chùa không thể bỏ qua mỗi khi đến với Ninh Bình..

Hang động xanh đã trở thành “bộ sưu tập” ấn tượng..

Mùa lúa chính đẹp và thơ mộng..

Chủ Đề