Trẻ bao nhiêu tháng thì ngủ xuyên đêm năm 2024

Những thay đổi trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh diễn ra khá phức tạp và liên tục, vì thế nó sẽ trở thành thách thức trong việc chăm sóc đối với cha mẹ. Và một trong những vấn đề mà cha mẹ đặc biệt quan tâm trong các cột mốc phát triển của trẻ là: Khi nào thì con tôi có thể ngủ xuyên đêm?

Ngủ xuyên đêm có nghĩa là ngủ từ 8 đến 12 giờ mà không cần ăn vào ban đêm, bởi một trong những lý do khiến trẻ không thể ngủ xuyên đêm là vì trẻ hay bị đói. Vậy làm thế nào để nhận biết rằng bé nhà bạn đã sẵn sàng ngủ xuyên đêm. Thông thường, trước khi bé có thể ngủ qua đêm, bé sẽ đạt được một vài cột mốc phát triển và tăng trưởng sau:

1. Giảm phản xạ giật mình

Phản xạ giật mình hay còn được gọi là phản xạ Moro, đây là phản ứng không tự chủ của em bé khi bị giật mình bởi tiếng động lớn bất ngờ hoặc chuyển động đột ngột trong khi ngủ. Đứa trẻ có thể đột nhiên giật cơ thể, mở rộng cánh tay, chân, vòm lưng, và sau đó lặp lại những phản xạ đó một lần nữa. Các phản xạ thường sẽ giảm đáng kể và biến mất sau vài tháng khi bé lớn hơn.

Sau khi sinh được vài tháng, các phản xạ giật mình khi ngủ ở trẻ sẽ giảm bớt và trẻ có thể ngủ xuyên đêm một cách thoải mái [Ảnh minh họa]

2. Tăng khối lượng cơ thể

Hầu hết các chuyên gia đều chỉ ra rằng em bé trên 3 tháng tuổi và nặng hơn 6kg có thể bắt đầu ngủ xuyên đêm với một giấc dài khoảng 7-8 tiếng.

3. Ít ăn đêm hơn

Các chuyên gia về giấc ngủ ở trẻ em lưu ý rằng, đối với trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 tháng tuổi, ngủ xuyên đêm có nghĩa là đi ngủ từ 7 hoặc 8 giờ tối cho đến 6 hoặc 7 giờ sáng hôm sau [11 đến 12 giờ đồng hồ] với một hoặc hai lần bú sữa vào lúc 11 hoặc 12 giờ đêm. Tuy nhiên khi các em bé đã đạt từ 6 tháng tuổi trở lên thì đã có thể bắt đầu ăn đầy đủ vào ban ngày và chúng có thể ngủ suốt 11 đến 12 tiếng vào ban đêm mà không lo thức dậy vì đói.

4. Tăng khả năng tự điều chỉnh

Một em bé có thể tự ngủ lại khi thức giấc vào ban đêm là một dấu hiệu phát triển trong quá trình ngủ xuyên đêm của trẻ [Ảnh minh họa]

Khi một em bé bắt đầu có thể tự mình ngủ lại khi thức giấc giữa chừng vào ban đêm thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng cho việc ngủ xuyên đêm mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Những điều cha mẹ nên và không nên làm để hình thành cho bé thói quen ngủ xuyên đêm:

Nên:

- Thiết lập cho bé một thói quen ngay từ đầu theo chu kỳ EASY [ăn - chơi - ngủ và mẹ thư giãn] để con bạn biết điều gì bé sẽ cần làm tiếp theo trong ngày.

- Dạy cho trẻ cách tự đi ngủ khi buồn ngủ.

- Đặt bé lên giường ngủ sớm, nên đặt khi bé đã buồn ngủ nhưng chưa ngủ hẳn.

- Nhất quán trong việc đưa con vào giấc ngủ [cách ru ngủ, khung giờ ngủ,…].

- Cho bé ngủ trong một không gian thoải mái và an toàn.

- Ưu tiên giấc ngủ cho trẻ là trên hết.

- Tìm kiếm đến sự trợ giúp của các chuyên gia về giấc ngủ ở trẻ để được tư vấn.

Áp dụng một số biện pháp phù hợp có thể giúp cho bé nhà bạn hình thành thói quen ngủ xuyên đêm một cách dễ dàng [Ảnh minh họa]

Không nên:

- Bỏ qua những thói quen xấu của trẻ khi ngủ như ngủ trễ, hay thức giấc và chơi vào ban đêm,…

- Cho bé đi ngủ quá trễ. Đối với trẻ sơ sinh, việc cho trẻ ngủ sau 9 giờ tối có thể khiến trẻ dễ mệt mỏi và cáu kỉnh.

- Cho trẻ xem tivi hay các trò chơi kích thích hoạt động trước khi ngủ.

- Bỏ qua thời gian ngủ của trẻ: Thông thường sau một ngày dài với quá nhiều trải nghiệm thì trẻ sơ sinh cần phải được nghỉ ngơi bằng một giấc ngủ sâu và dài vào buổi tối. Vì vậy dù vì bất cứ lý do gì cũng đừng bỏ qua giấc ngủ vào ban đêm của con bạn.

- Sử dụng những phương tiện hỗ trợ như võng đưa, núm vú giả... để bé chìm vào giấc ngủ.

Việc sử dụng những vật dụng này có thể hình thành cho bé thói quen phụ thuộc vào chúng và khi không có những phương tiện trên hỗ trợ bé sẽ khó khăn hơn trong việc chìm vào giấc ngủ.

Các chuyên gia khuyên rằng, nếu em bé từ 4 đến 6 tháng tuổi vẫn thức dậy nhiều lần vào ban đêm, cha mẹ nên bắt đầu tìm ra lý do đằng sau việc bé thức dậy là gì. Nếu em bé không thức dậy do đói hoặc khó chịu, thì rất có thể lý do là bé nhà bạn mắc phải một số hội chứng mất ngủ. Cha mẹ có thể giải quyết những vấn đề này bằng cách tạo cho em bé nhà mình một thói quen ngủ lành mạnh.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh được khá nhiều bà mẹ quan tâm bởi giấc ngủ là một trong những yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng đến trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ khá nhiều trong ngày để bảo vệ sức khỏe và tăng sự phát triển. Vậy giấc ngủ có tầm quan trọng gì đối với trẻ sơ sinh? Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ như thế nào?

1. Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Ngủ là một hiện tượng sinh lý rất quan trọng của con người. Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ còn mang vai trò đặc biệt quan trọng, đó là phát triển trí tuệ. Trước khi tìm hiểu về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn, hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ.

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Giấc ngủ đóng vai trò phát triển trí tuệ vì khi trẻ ngủ là khi não bộ phát triển. Đây cũng là lúc não bộ xử lý những thông tin trẻ đã tiếp nhận trong ngày. Giấc ngủ còn là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ thông qua hormone tăng trưởng. Trong 3 năm đầu đời, 80% tế bào não bộ được tạo ra có liên quan đến thời gian và chất lượng trong giấc ngủ của trẻ.

Trong mọi điều kiện, trẻ nhỏ cần được tạo điều kiện để có được giấc ngủ ngon, đủ thời gian và chất lượng giấc ngủ cũng phải được đảm bảo. Khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ sẽ thường hay quấy khóc, khó chịu. Nếu những hiện tượng này xảy ra lâu dài có thể ảnh hưởng tới não bộ của trẻ như suy giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập. Một số trẻ khi trưởng thành còn bị rối loạn hành vi, cảm xúc.

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ

Ngoài ra, giấc ngủ còn có một số vai trò quan trọng sau:

  • Trẻ có thể tăng chiều cao khi ngủ.
  • Hệ thần kinh trung ương phát triển.
  • Tinh thần của trẻ thoải mái.
  • Tăng cường miễn dịch cho trẻ.
  • Trẻ năng động hơn, thích tương tác với mọi người, mọi thứ xung quanh.

Trẻ sơ sinh ngủ ít có tốt không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều rất tốt cho sự phát triển. Vậy nếu trẻ ngủ ít có bị ảnh hưởng không? Khi trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi, trẻ khó ngủ hoặc ngủ ít sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và chiều cao.

Từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng, trẻ cần được ngủ sâu vì đây là lúc hormone chiều cao phát triển. Nếu không ngủ sâu vào giai đoạn này, trẻ không được phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất, khiến trẻ không cao bằng những trẻ khác.

Việc ngủ nhiều hay ngủ ít không quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ. Một giấc ngủ ngon, ngủ sâu của trẻ sẽ quyết định rất nhiều yếu tố về sau.

Trẻ ngủ ít có nhiều ảnh hưởng không tốt tới não bộ

2. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn

Từng giai đoạn trẻ sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Mẹ nên tìm hiểu về đặc điểm giấc ngủ của từng giai đoạn sơ sinh để có sự chăm sóc cho trẻ tốt nhất, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Giai đoạn 0 - 2 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ có thể ngủ 15 - 16 giờ mỗi ngày. Dạ dày của trẻ còn nhỏ nên trẻ sẽ thức dậy thường xuyên để bú. Việc này xảy ra cả vào ban đêm khiến mẹ khá vất vã. Tuy nhiên, mẹ cần phải cho trẻ bú 2 - 3 giờ mỗi lần để nạp năng lượng vì 10 - 14 ngày đầu tiên trẻ có thể quay trở lại cân nặng ban đầu.

Trẻ giai đoạn 0 - 2 tháng tuổi có thể ngủ 15 - 16 giờ mỗi ngày

Giai đoạn 3 - 5 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ đã tỉnh táo hơn và tương tác với bố mẹ thường xuyên hơn, thời gian ngủ của trẻ lúc này cũng ít hơn. Ban đêm trẻ có thể ngủ 6 tiếng mà không cần thức dậy bú mẹ. Mẹ nên đặt trẻ vào cũi hoặc nôi khi trẻ đang lim dim để tập cho con thói quen tự ngủ - một thói quen rất tốt khi trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ.

Khi 4 tháng tuổi đôi khi trẻ có thể thức dậy 1 - 2 lần mỗi đêm nhưng mẹ không cần quá lo lắng. Đây chỉ là hiện tượng bình thường khi trẻ phát triển, trẻ sẽ nhanh chóng quay về nếp sinh hoạt ban đầu.

Giai đoạn 6 - 8 tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh ở giai đoạn này đã có nhiều thay đổi. Trẻ đã có thể ngủ liên tục 8 tiếng mỗi đêm hoặc lâu hơn. Vào ban ngày trẻ cũng có thể bỏ thêm một giấc ngủ ngắn hạn.

Đây cũng là giai đoạn mẹ bắt đầu quay trở lại với công việc nên trẻ sẽ gặp khủng hoảng giấc ngủ. Chúng sẽ phải làm quen với việc không có mẹ bên cạnh nên thường xuyên quấy khóc. Mẹ hãy yên tâm vì qua thời gian, trẻ sẽ dần thích nghi với sự thay đổi này.

Trẻ 6 - 8 tháng tuổi có thể rơi vào khủng hoảng vì phải làm quen với việc không có mẹ bên cạnh

Giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi

Đây là lúc trẻ đang bước dần ra khỏi giai đoạn trẻ sơ sinh. Trẻ dần làm quen với thói quen tự ngủ mà không cần mẹ hay người lớn hỗ trợ. Lúc này trẻ có thể ngủ 9 - 12 tiếng vào ban đêm và 3 - 4 tiếng vào ban ngày.

Tuy nhiên, giai đoạn này trẻ thường khó đi vào giấc ngủ hoặc bất chợt tỉnh giấc sau một giấc ngủ ngắn. Nguyên nhân là do lúc này trẻ bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt, trẻ bắt đầu mọc răng, tập đứng hay tập nói. Mẹ hãy cứ duy trì thói quen cũ để trẻ nhanh chóng quay lại nếp sinh hoạt như thường.

3. Chăm sóc giấc ngủ cho con

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, ngoài thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, mẹ nên quan tâm đến những mẹo nhỏ giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn. Để trẻ có chất lượng giấc ngủ tốt nhất, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Cho trẻ ngủ trong phòng tối, yên tĩnh.
  • Thiết lập cho trẻ thói quen tự ngủ, ngủ đúng giờ, thiết lập tín hiệu giấc ngủ như thay đồ, hát ru, hôn trẻ,…
  • Cho trẻ ăn đủ no, hạn chế ăn đêm khi không cần thiết.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiêm đầy đủ vắc xin cho trẻ.
  • Bổ sung kẽm, vitamin và khoáng chất đầy đủ cho trẻ để trẻ ăn ngon, ngủ ngon, tăng cường miễn dịch, ít ốm vặt.

Hãy tập cho trẻ thói quen tự ngủ vào ban đêm để không rơi vào tình trạng khủng hoảng giấc ngủ

Chăm con và nuôi con là một hành trình dài và khó khăn. Ngoài vấn đề dinh dưỡng, giấc ngủ của con cũng là một vấn đề rất quan trọng. Hy vọng qua những chia sẻ trên, mẹ đã có thêm thông tin về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh. Nếu còn thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ có thể liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp.

Trẻ bao nhiêu kg thì cơ thể ngủ xuyên đêm?

Hầu hết các chuyên gia đều chỉ ra rằng em bé trên 3 tháng tuổi và nặng hơn 6kg có thể bắt đầu ngủ xuyên đêm với một giấc dài khoảng 7 - 8 tiếng.

Trẻ 4 tháng nên đi ngủ từ mấy giờ tối?

Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi Bé thường thức dậy khoảng 6-8 giờ sáng, ban ngày có từ 2-4 giấc ngủ ngắn, mỗi lần ngủ từ 30 phút – 3 giờ đồng hồ. Cho bé đi ngủ vào buổi tối lúc 6-8 giờ. Ban đêm, trẻ sơ sinh ngủ 1 giấc kéo dài 4-10 giờ 1 lần và tổng cộng thời gian ngủ của trẻ là 9-12 giờ.

Bé 30 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Ở phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một tiếng. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng. Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Cần ngủ khoảng 10 – 12 tiếng mỗi ngày.

Trẻ ngủ xuyên đêm từ mấy giờ đến mấy giờ?

Khi nào bé có thể ngủ xuyên đêm? Nhìn chung, hầu hết trẻ 6 tháng tuổi đều có thể ngủ suốt đêm. Từ 3 đến 6 tháng tuổi, hầu hết các bé bắt đầu ngủ vào ban đêm lâu hơn, kéo dài đến khoảng 10 tiếng. Điều đó có nghĩa là em bé đi ngủ lúc 8 giờ tối và thức dậy lúc 4 giờ sáng.

Chủ Đề