Trẻ bị hắt hơi sổ mũi có nên tắm không

Trẻ bị ho, sổ mũi là hiện tượng hay gặp, nhất là khi thời tiết giao mùa. Cách chăm sóc trẻ đúng cách cũng góp phần giúp bé mau khỏi bệnh. Một trong số những thắc mắc của các bậc cha mẹ khi chăm sóc bé là trẻ bị ho, sổ mũi có nên tắm không?. Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây nhé!

>>> Xem thêm:Bé bị sổ mũi nghẹt mũi và những sai lầm tai hại của cha mẹ

1. Trẻ bị ho, sổ mũi có nên tắm không?

Nhiều cha mẹ cho rằng khi trẻ bị ho, sổ mũi không nên tắm gội, bởi có thể khiến trẻ bị cảm lạnh, ốm nặng hơn hoặc lâu khỏi hơn. Quan điểm này không phải là không có cơ sở, nhưng điều này chỉ xảy ra khi trẻ tắm nước lạnh hoặc tắm trong phòng không kín, có gió lạnh lùa vào hoặc là bé ngâm mình quá lâu mà thôi.

  • Nếu trẻ tắm nước ấm, tắm trong phòng kín thì không sao cả, thậm chí trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, mồ hôi tiết ra nhiều hơn và được làm sạch hơn, từ đó nhanh khỏi bệnh hơn. Khi tắm nước ấm không chỉ giúp cơ thể trẻ sạch sẽ, rửa trôi vi khuẩn, bụi bẩn trên da mà còn làm cho một số triệu chứng như trẻ bị ho, chảy nước mũi, của trẻ giảm đi rõ rệt.
  • Khi tắm cho trẻ xong mẹ dùng khăn bông lau khô người và không nên cho trẻ mặc quần áo quá dày vì sẽ làm mồ hôi khó thoát khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, càng làm cho tình trạng bệnh của trẻ càng thêm trầm trọng hơn.
  • Việc kiêng tắm rửa nhiều ngày khi bị ho, sổ mũi hoặc bị sốt thậm chí còn khiến bé dễ mắc thêm các bệnh như nhiễm trùng như viêm da.

>>> Xem thêm:Giúp trẻ 8 tháng tuổi hết sổ mũi không cần dùng kháng sinh

Tóm lại, trẻ bị ho, sổ mũi có nên tắm không? Câu trả là có. Theo các chuyên gia sức khỏe, dù trẻ bị ho sổ mũi do viêm họng, cảm cúm hay cảm lạnh thì bố mẹ vẫn nên tắm cho con hàng ngày.

Tuy nhiên, để tránh những rủi ro có thể xảy ra, bạn cần lưu ý những điều sau :

  • Luôn tắm nước ấm, phòng phải kín gió.
  • Cho chảy nước ấm hoặc bật máy sưởi một lúc trong phòng tắm trước khi tắm để nhiệt độ phòng ấm áp hơn.
  • Tắm nhanh, khoảng 5-10 phút.
  • Lau thật khô người cho bé.
  • Sau khi tắm, không nên ra ngoài trời ngay sau đó [nếu trời lạnh].

2.Sử dụng gừng hoặc Tinh dầu Khuynh diệp, Tinh dầu Tràm

Gừng từ xa xưa đã được biết đến như 1 bài thuốc quý trị phong hàn, cảm lạnh, ho, sổ mũi. Các mẹ có thể đập 1 củ gừng, thêm chút muối tinh và cho vào nước tắm của trẻ.

>>>Xem thêm:Chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian

Tinh dầu Khuynh diệp, tinh dầu Tràm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Giúp bé phòng và điều trị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp trên như sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, cảm cúm, cảm lạnh Khi dùng để tắm mẹ có thể làm như sau: Pha vào chậu nước tắm của trẻ 5- 10 giọt tinh dầu Khuynh diệp hoặc tinh dầu Tràm. Tinh dầu này an toàn cho cả trẻ sơ sinh.

Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn biết được trẻ bị ho, sổ mũi hoàn toàn có thể tắm được nhưng cần chú ý đúng phương pháp. Chăm sóc trẻ đúng cách cũng góp phần không nhỏ vào việc giúp trẻ mau khỏi bệnh. Chúc các bậc phụ huynh thông thái nuôi con khỏe mạnh!

Theo DS Thu Giang

Video liên quan

Chủ Đề