Trễ kinh bao nhiêu ngày la có thai

Chu kỳ hành kinh rất cần thiết cho việc sản xuất noãn bào và chuẩn bị tử cung để thụ thai. Việc hành kinh ở phụ nữ khỏe mạnh thường diễn ra đều đặn theo một chu kỳ nhất định nhưng với một số người thì lại không được như vậy. Kinh nguyệt không đều cũng được xem là một dấu hiệu cảnh báo về nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường, hãy cùng với Kotex tìm hiểu về vấn đề này nhé!

>> Tham khảo: 

Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Khi Ngừng Thuốc Tránh Thai Phải Làm Sao?

TOP Những Loại Thuốc Điều Hòa Kinh Nguyệt Tốt Nhất Và Cách Dùng

Tùy cơ địa của mỗi người mà thời gian trễ kinh có thể nhiều hoặc ít. [Nguồn: Sưu tầm]

Hiện tượng trễ kinh ở phụ nữ?

Trễ kinh [hay còn gọi là chậm kinh] là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt không đều ở nữ giới. Nghĩa là dù đã đến thời điểm hành kinh nhưng cơ thể vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Bên cạnh đó, chu kỳ hành kinh ở mỗi người là khác nhau nhưng cần trễ từ 1 - 2 ngày so với chu kỳ bình thường của mình thì cũng được tính là chậm kinh. Hãy cùng tham khảo nội dung bên dưới để xác định được chu kỳ bình thường của bản thân nhằm biết được bạn có đang bị trễ kinh hay không nhé!

>> Tham khảo:

Cách xác định chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người

Để xác định được chuẩn xác chu kỳ kinh nguyệt của bản thân thì bạn chỉ cần thực hiện 4 bước đơn giản dưới đây:

  • Bước 1: Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân bằng cách đánh dấu vào ngày đầu tiên đèn đỏ xuất hiện. Đây được xem là thời điểm bắt đầu chu kỳ hành kinh.

  • Bước 2: Tiếp tục theo dõi ngày xuất hiện đèn đỏ tiếp theo và đánh dấu lại. Đây sẽ là thời điểm kết thúc của chu kỳ kinh.

  • Bước 3: Kết hợp giữa bước 1 và bước 2, bạn sẽ có được ngày bắt đầu và kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được chu kỳ hành kinh của bản thân.

  • Bước 4: Theo dõi liên tục trong vòng 6 tháng, bạn sẽ xác định được chu kỳ kinh nguyệt bình thường của mình. Nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng tính được ngày “bà dì” sẽ ghé thăm tiếp theo

Ví dụ: Thời điểm bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 1/12/2022. Thời điểm bắt đầu kỳ kinh nguyệt tiếp theo là ngày: 29/12/2022. Từ đó có thể xác định được chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày. Như vậy, nếu như chu kỳ hành kinh bị lệch từ ngày 29 trở đi thì đã được tính là trễ kinh.

Xem thêm: Chu Kỳ Kinh Nguyệt Là Gì? Bao Nhiêu Ngày, Cách Tính, Cách Theo Dõi?

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt thường lặp lại theo chu kỳ hàng tháng, diễn ra trong khoảng 28 - 32 ngày hoặc có thể chậm hơn 1, 2 ngày thì vẫn được coi là bình thường. Nếu kỳ kinh của bạn đã kéo dài hơn 35 ngày mà vẫn không thấy kinh nguyệt trở lại thì được gọi là trễ kinh. Các chuyên gia cho biết, trễ kinh là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới. Vì vậy, chị em không được chủ quan, nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt, không để bệnh phát triển nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Đối với những bạn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nếu chậm kinh dưới 5 ngày thì vẫn có thể coi là bình thường. Nhưng nếu chậm kinh trên 5 ngày thì chị em cần đặc biệt lưu ý. Bởi vì có thể bạn đã gặp một số vấn đề về sức khỏe hoặc bệnh phụ khoa. Để xác định chính xác nguyên nhân chậm kinh, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.

>> Tham khảo:

Trễ kinh 1-2 ngày vẫn có thể xem là hiện tượng bình thường. [Nguồn: Sưu tầm]

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai [Viết thêm]

Khi đến thời điểm hành kinh nhưng vẫn chưa thấy rụng dâu đã khiến nhiều chị em nhầm lẫn giữa việc trễ kinh với dấu hiệu mang thai. Bởi 2 hiện tượng này có nhiều biểu hiện khá giống nhau nhưng vẫn có những điểm khác biệt nhất định, cụ thể:

  • Chảy máu báo thai: Với bạn gái trễ kinh thì máu sẽ không xuất hiện cho đến ngày hành kinh đầu tiên và ngay khi có kinh, lượng máu có thể tăng dần, kéo dài từ 3-7 ngày. Còn nếu bạn chỉ chảy một ít máu màu hồng nhạt hoặc nâu đậm ở âm đạo và chỉ kéo dài vài ngày, không tiết dịch nhiều thì đó là dấu hiệu mang thai sớm.

  • Buồn nôn: Nhiều bạn gái bị trễ kinh thường xuất hiện dấu hiệu buồn nôn nhưng sẽ không kèm theo hiện tượng chảy máu vùng kín. Các cơn buồn nôn đến sau 1 tháng từ ngày đậu thai là triệu chứng hầu hết các mẹ bầu đều gặp.

  • Chuột rút: Bạn gái bị trễ kinh có thể bị chuột rút từ 1-2 ngày trước khi hành kinh và những cơn đau khó này thường chỉ “buông tha” ngay khi bước vào ngày đèn đỏ đầu tiên. Với người mang thai, các cơn đau thường tập trung ở phần bụng dưới hoặc lưng dưới và thời gian chuột rút cũng kéo dài hơn hẳn, đôi khi là vài tháng.

  • Đau tức ngực: Các cơn đau ngực ở người trễ kinh có xu hướng ngày càng nặng đi và đạt "đỉnh điểm" ở ngay trước ngày hành kinh đầu tiên. Đau ngực khi mang thai thường đi kèm với cảm giác trĩu nặng và đầy đặn hơn. 

  • Thèm ăn: Khi trễ kinh, dấu hiệu “cuồng ăn” sẽ bắt đầu xuất hiện trước vài ngày hành kinh đầu tiên và biến mất nhanh chóng. Khác với sự "cuồng ăn" kể trên, người mang thai sẽ thèm ăn với món này nhưng lại thấy buồn nôn, thậm chí là sợ hãi trước món ăn khác.

  • Thay đổi tâm trạng: Trong khoảng thời gian trễ kinh thì các bạn gái thường rất dễ cáu gắt và để cải thiện tâm trạng trong giai đoạn này, bạn nên tập thể dục và thiền định. Nếu chị em thường xuyên có cảm giác buồn bã trong chu kỳ kinh nguyệt thì rất có thể đó dấu hiệu mang thai bởi các mẹ bầu hay rơi vào tình trạng trầm cảm ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ.

Thường xuyên mệt mỏi: Mệt mỏi và mất ngủ là một trong những triệu chứng đặc trưng trước khi bắt đầu 1 chu kỳ kinh nguyệt mới và triệu chứng này sẽ biến mất hoàn toàn sau 1-2 ngày hành kinh. Nếu cảm giác mệt mỏi kèm theo tình trạng trễ kinh và vô kinh kéo dài từ 1 - 3 tháng thì rất có thể đó dấu hiệu bạn đã mang thai hay đang mắc một bệnh lý phụ khoa. Để đảm bảo an toàn sức khỏe thì bạn nên đến bác sĩ để chẩn đoán và thăm khám kịp thời nhé!

Những nguyên nhân gây chậm kinh

  • Tập thể dục quá sức: Thường xuyên thể thao với cường độ cao gây ra áp lực cho cơ thể và dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố nữ. Đây là nguyên nhân chính khiến các nữ vận động viên thường xuyên bị trễ kinh.

  • Mang thai: Chậm kinh trong khi bạn đã quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai trước đó là một dấu hiệu điển hình của việc mang thai. Để có kết quả chính xác hơn bạn nên dùng que thử thai. Nếu kết quả que thử thai 1 vạch thì khả năng bạn mang thai không cao, còn nếu que thử thai 2 vạch đậm thì có thể xác định là bạn đang mang thai.

  • Mất cân bằng nội tiết tố: Nếu nội tiết tố được cân bằng thì kinh nguyệt của bạn nữ sẽ đều đặn. Khi xuất hiện tình trạng bất thường làm rối loạn chức năng của tuyến yên và buồng trứng thì nội tiết tố sẽ mất cân bằng làm cho kinh nguyệt bị chậm.

  • Phá thai và tác dụng phụ của một số loại thuốc tránh thai: Việc bạn bị sảy thai cộng với tác dụng phụ của một số loại thuốc an thần, thuốc tránh thai,… cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị ảnh hưởng gây ra tình trạng chậm kinh.

  • Bệnh phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, u xơ cổ tử cung cũng có thể dẫn đến hiện tượng chậm kinh.

  • Thiếu chất dinh dưỡng: Nếu bạn ăn uống không đủ chất cũng ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt làm cho kinh nguyệt không đều, chậm kinh.

  • Căng thẳng: Vùng dưới đồi là nơi liên quan đến việc sản xuất estrogen trong thời kỳ kinh nguyệt và nó chịu ảnh hưởng nhiều từ các hormone như cortisol và epinephrine do căng thẳng, áp lực tạo nên. Nếu thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi kéo dài thì kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng làm cho trễ kinh kéo dài.

  • Thay đổi thời gian làm việc và sinh hoạt hàng ngày: Những thay đổi đột ngột về thời gian làm việc và thói quen sinh hoạt có thể làm rối loạn nhịp sinh học. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt khiến chị em bị chậm kinh.

  • Tăng hoặc giảm cân: Khi cơ thể tăng hoặc giảm cân đột ngột sẽ khiến cơ thể tăng hoặc giảm sản xuất estrogen. Quá nhiều hoặc quá ít estrogen có thể dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố, đây là nguyên nhân chính khiến chị em bị trễ kinh.

>> Tham khảo:

Nếu thường xuyên bị căng thẳng thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng gây chậm kinh [Nguồn: Sưu tầm]

Cách khắc phục tình trạng trễ kinh

Làm gì khi bị trễ kinh?

Đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nhưng bỗng nhiên bị trễ kinh sau khi quan hệ thì cần phải:

  • Dùng que thử để kiểm tra xem bản thân có mang thai hay không?

  • Sau khi đã chắc chắn nguyên nhân trễ kinh không phải do mang thai thì có thể là do bạn đang gặp phải yếu tố tâm lý. Để khắc phục thì bạn chỉ cần thường xuyên tập thể dục, cố gắng giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý và thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh. Chắc chắn sau một thời gian thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ dần ổn định lại.

  • Tuy nhiên, nếu như sau khi đã khắc phục yếu tố tâm lý nhưng tình trạng trễ kinh vẫn diễn ra thường thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa. Lúc này, bạn cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám nhằm xác định nguyên nhân và có phương án xử trí phù hợp.

Cách hạn chế tình trạng chậm kinh

Một số cách giúp bạn hạn chế tình trạng trễ kinh nguyệt là:

  • Chú ý điều chỉnh chế độ vận động của mình. Bạn nên lựa chọn các bài tập phù hợp với bản thân, không nên tập quá sức.

  • Cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, tạo tâm lý thoải mái, tinh thần luôn vui vẻ phấn chấn để giúp hệ nội tiết trong cơ thể trở nên ổn định. Điều này sẽ làm cho kinh nguyệt nhanh chóng trở lại trạng thái cân bằng.

  • Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày.

>> Tham khảo:

Trễ kinh bao nhiêu ngày là có thai?

Chu kỳ kinh nguyệt của chị em khác nhau nên khó xác định trễ kinh bao nhiêu ngày là có thai. Tuy nhiên, chậm kỳ kinh nguyệt khoảng 5 -7 ngày nếu có quan hệ thì khả năng mang thai rất cao.

Hiện tượng rụng trứng xảy ra một lần vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nếu trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, nó sẽ phát triển thành hợp tử và bắt đầu xuống ống dẫn trứng vào tử cung. Hiện tượng này làm tăng một loại hormone đặc biệt trong cơ thể gọi là hCG [human chorionic gonadotropin].

Mức độ hormone hCG tăng cao là dấu hiệu giúp xác định phụ nữ có thai hay không. HCG không chỉ có trong máu mà còn có trong nước tiểu nên có thể kiểm tra bằng que thử thai. Kết quả âm tính giả vẫn thường thấy trong vài ngày đầu sau khi trễ kinh. Nếu bạn xét nghiệm quá sớm, nồng độ hCG không đủ cao để cho kết quả dương tính.

>> Tham khảo:

Nếu chậm kỳ kinh nguyệt khoảng 5 -7 ngày nếu có quan hệ thì khả năng mang thai rất cao. [Nguồn: Sưu tầm]

Khi nào cần đến cơ sở Y tế để thăm khám?

Một số dấu hiệu bất thường mà bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời là:

  • Cơn đau bụng nhiều hơn bình thường khi hành kinh

  • Không có kinh 3 tháng liên tục

  • Kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần

  • Chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi quan hệ tình dục

  • Trễ kinh hơn 1 tuần và lặp lại trong 2 chu kì liên tiếp nhau

>> Tham khảo: Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị trễ kinh thì phải làm sao?

Những thắc mắc thường gặp về vấn đề chậm, trễ kinh ở phụ nữ

Trễ kinh 2 ngày thử que được chưa?

Nếu như bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn [28 ngày] thì khi trễ kinh 1-2 ngày, bạn đã có thể thử que để biết được bản thân mang thai hay không. Tuy nhiên, với những người có chu kỳ hành kinh không đều thì nên tiến hành dùng que thử thai sau ít nhất 5 ngày trễ kinh để biết được kết quả chính xác.

Chậm kinh 5 ngày thử que được chưa?

Như đã đề cập ở trên, sau 5 ngày trễ kinh thì bạn đã có thể dùng que thử để xác định chính xác bản thân có mang thai hay không rồi đấy!

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra?

Nếu như đã xác định được việc trễ kinh không phải do mang thai mà là do nội tiết tố thì bạn có thể sử dụng các thức uống như nước ép dứa, sữa đậu nành, nước ép cần tây, bột nghệ,... để giúp điều hòa kinh nguyệt. Bên cạnh đó, bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng và đào thải độc tố bên trong một cách nhanh chóng, điều này rất có lợi cho việc duy trì chu kỳ hành kinh đều đặn. Xem thêm: Phụ Nữ Bị Trễ Kinh Uống Gì Cho Máu Ra Nhanh, Điều Hòa Kinh Nguyệt

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn biết được trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường, các nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng chậm kinh, cách khắc phục và những dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ. Chị em hãy nhớ rằng sản phẩm băng vệ sinh Kotex luôn đồng hành và chăm sóc chu đáo kỳ nguyệt san của các bạn. Mong bạn gái luôn tràn đầy niềm vui, tự tin vào bản thân và làm những điều phi thường nhé!

Chậm kinh như thế nào là có thai?

“Chậm kinh bao lâu là có thai?” là thắc mắc được nhiều chị em quan tâm. Thực tế, trong thời gian rụng trứng nếu xảy ra quan hệ không có biện pháp tránh thai thì 2 tuần sau sẽ nhận được kết quả [ở những người có kinh nguyệt đều đặn]. Tới tháng tiếp theo mà kinh nguyệt chậm khoảng 3 ngày thì khả năng cao là đã có thai.

Chậm kinh bao nhiêu ngay thì thai vào buồng tử cung?

Thời gian chậm kinh trung bình khoảng 9 ngày là thời điểm thai đã vào tử cung của người mẹ. Thông thường sẽ không có dấu hiệu rõ rệt vì thai nhi lúc này chỉ khoảng 2 - 3 tuần tuổi. Sau khi trứng thụ tinh làm tổ tại buồng trứng, nội tiết tố tăng cao, kích thích tuyến vú phát triển để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau này.

Chậm kinh 5 ngay thì thai được bao nhiêu tuần?

Nhiều bạn thắc mắc trễ kinh 5 ngày thai được mấy tuần, trễ kinh 6 ngày thai được mấy tuần? Nếu trễ kinh 5 và 6 ngày, tức là thai được gần 5 tuần mẹ nhé. >> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu mang thai sớm nhất sau khi quan hệ 3 ngày.

Chậm kinh 3 ngay thai bao nhiêu tuần?

Từ những chia sẽ các cách tính thai ở trên thì khi chậm kinh 3 ngày thai đã được 4 tuần 3 ngày. Và đây là thời kì rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển của thai nhi để xây dựng nền tảng cho những ngày phát triển sau này của bé một cách tốt nhất.

Chủ Đề