Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg

Khoảng thời gian 1 tháng sau khi chào đời rất quan trọng, giúp bé thích nghi với cuộc sống khác biệt hoàn toàn so với trong bụng mẹ, do đó việc chăm sóc trẻ cũng vất vả hơn rất nhiều cho cả mẹ và bé.

Về mặt sinh lý bình thường khi còn ở trong bụng mẹ, bào thai sẽ phát triển theo tư thế cuộn tròn, do đó trẻ 1 tháng tuổi sau khi chào đời hầu hết vẫn chưa thể duỗi thẳng cơ thể mà tay, chân, cổ vẫn còn hình dáng hơi cong cong. Tuy nhiên, các bà mẹ không nên quá lo lắng vì trẻ 1 tháng tuổi sẽ dẫn dẫn duỗi thẳng ra trong quá trình phát triển của cơ thể để trở về tư thế thẳng bình thường.

Trẻ 1 tháng tuổi theo bản năng sẽ bắt đầu biết bám và tìm đường đến nguồn dinh dưỡng cho mình, đó chính là bầu vú mẹ để mút sữa. Một số động tác khác dần hình thành như khả năng cầm nắm, bé có thể nắm lấy bất cứ thứ gì đặt trong lòng bàn tay mình như ngón tay của mẹ chẳng hạn. Bên cạnh đó trẻ 1 tháng tuổi cũng thường xuyên và rất thích xòe rộng bàn tay.

Một số biểu hiện có vẻ bất thường nhưng thật sự là sinh lý của trẻ như trẻ sơ sinh thường có nhiều biểu hiện giật mình, duỗi thẳng tay chân và sau đó nhanh chóng co tròn lại.

3.2 Tạo giấc ngủ cho bé

Khi bé ngủ chính là lúc cơ thể trẻ 1 tháng tuổi đang phát triển. Khi ngủ, cơ quan tuyến yên của cơ thể sẽ tiết hormone giúp bé phát triển cả về chiều cao cũng như cân nặng. Vì vậy, ở giai đoạn trẻ 1 tháng tuổi sẽ cần ngủ rất nhiều, trung bình 15-16 giờ và có thể lên tới 20 giờ mỗi ngày.

Cha mẹ nên chăm sóc giấc ngủ cho bé, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để bé có giấc ngủ ngon và đầy đủ. Khi ngủ không đủ giấc sẽ làm bé quấy khóc, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cân nặng của trẻ.

3.3 Chế độ ăn của mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, vì vậy để có được nguồn sữa đầy đủ dưỡng chất thì bắt buộc chế độ ăn của bà mẹ phải đầy đủ các chất dinh dưỡng và di chuyển sang cơ thể bé qua sữa mẹ khi bé bú.

Trong chế độ ăn uống, các mẹ nên uống nhiều nước, ăn đủ rau xanh, thịt cá, trứng, sữa để tăng dinh dưỡng vào sữa mẹ, giúp bé sẽ có nhiều dưỡng chất và tăng cân nhanh hơn.

Sự tăng cân của bé trong những tháng đầu đời phản ánh bé đang phát triển khỏe mạnh. Vì vậy việc chăm sóc trẻ ở giai đoạn này cũng rất quan trọng. Để mẹ hiểu rõ về đặc điểm, tiêu chuẩn cân nặng và cách giúp trẻ tăng cân hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!  

Đặc điểm nổi bật của bé mới chào đời

Khi trẻ chào đời, đây là mốc rất quan trọng giúp bé thích nghi với môi trường sống bên ngoài. Môi trường sống bên ngoài khác xa hoàn toàn với môi trường sống trong bụng mẹ. Thời gian này việc chăm sóc cho trẻ sơ sinh cũng vất vả hơn rất nhiều. Bé cũng cần phải cố gắng nhiều để thích nghi với môi trường sống mới. Mỗi tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg ở giai đoạn này tùy thuộc rất nhiều yếu tố. 

Mỗi tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg là đạt tiêu chuẩn?

Khi đang là bào thai nằm trong bụng mẹ, thai nhi sẽ phát triển theo tư thế cuộn tròn. Thời gian nằm với tư thế như vậy trong bụng mẹ khá lâu nên khi chào đời các bé vẫn chưa thể duỗi thẳng cơ thể. Hình dáng cơ thể và các bộ phận tay chân vẫn có hình dáng hơi cong. 

Qua thời gian và quá trình phát triển cơ thể và các bộ phận tay chân sẽ dần thẳng trở lại theo tư thế bình thường.

Theo thời gian, khoảng từ 1 tháng tuổi là trẻ bắt đầu biết tìm bầu sữa mẹ và bắt đầu biết bám. Lúc này, bé cũng bắt đầu biết cầm nắm những vật gì có thể bỏ trong lòng bàn tay. Đồng thời động tác co duỗi bàn tay cũng được thực hiện.

Một tháng tuổi trẻ có thể có những biểu hiện có vẻ như bất thường nhưng thật sự những biểu hiện ấy chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Trẻ có thể giật mình, duỗi thẳng tay chân rồi nhanh chóng co lại giống tư thế nằm trong bụng mẹ.

Ở giai đoạn tháng đầu đời này bé ngủ gần như cả ngày. Một ngày bé có thể ngủ 15-16 tiếng. Chỉ khi bé đói hoặc khó chịu trong người bé mới thức dậy. Lúc này, giấc ngủ của bé vô cùng quan trọng. Bé ngủ ngon giúp phát triển não bộ tăng trưởng chiều cao và cân nặng. 

Ngay từ những tháng cuối còn trong bụng mẹ các giác quan như thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác của bé đã phát triển rõ rệt. Lúc này bé thích nghe tiếng mẹ, nhạc. Bé thích mở mắt nhìn những gì đang diễn ra và có thể ngửi được mùi sữa mẹ và phân biệt được vị.

Những tiêu chuẩn cân nặng cho bé trai và bé gái

Nhiều bà mẹ thắc mắc mỗi tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg là đủ? Các mẹ nên dựa vào tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO để so với số cân của con mình như vậy sẽ biết được con mình tăng cân có đạt tiêu chuẩn không. Đây là tiêu chuẩn tăng cân ở trẻ sơ sinh nói chung. Đây chỉ là cơ sở để so sánh vì mỗi bé sẽ có một nhịp độ phát triển khác nhau. Vì vậy nên sự tăng cân của trẻ sơ sinh cũng không thể giống nhau hoàn toàn được. 

Tháng đầu tiên sau sinh bé gái thường tăng 1kg, bé trai 1,2kg.

Sự tăng cân của các trẻ sơ sinh theo giới tính cũng có sự chênh lệch.

Các bé trai thường có xu hướng tăng cân nhanh hơn bé gái ở giai đoạn sau khi sinh.

Bảng tăng cân của bé trai: 

  • Tháng đầu tiên: Bé tăng lên 1,2kg.
  • Tháng thứ hai: Tăng ít nhất 1,1kg.
  • Tháng thứ 3, 4, 5: Tăng cân với các mức tương ứng là 0,8kg, 0,6kg, 0,5kg.

Bảng tăng cân hợp lý cho bé gái:

  • Tháng đầu tiên: Bé tăng cân thêm 1kg.
  • Tháng thứ hai: Tăng lên 0,9kg.
  • Tháng thứ 3, 4, 5: Việc tăng cân tương ứng với mức là 0,7kg, 0,6kg, 0,5kg.

Cân nặng của bé còn phụ thuộc vào việc bạn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn hay còn bổ sung thêm sữa dinh dưỡng bên ngoài nữa.

Ngoài ra, trong tuần đầu tiên sau sinh trẻ thường có hiện tượng sụt cân sinh lý. Đến tuần thứ 2 - 3 sau đó trẻ sẽ lại tăng cân đều và có sự phát triển một cách bứt phá so với lúc mới sinh.

Nếu như ở thời gian này, trẻ xuất hiện hiện tượng giảm cân đột ngột, hoặc tăng cân chậm hơn so với bạn bè đồng lứa thì cũng không cần quá lo lắng. Tiêu chuẩn tăng cân ở trẻ sơ sinh được xem là bình thường nếu cân nặng của trẻ sơ sinh giảm từ 5 -10% trong tuần đầu sau sinh. Những tuần tiếp theo trẻ lại tăng cân đều trở lại. Trong 3 tháng đầu trẻ sơ sinh có thể tăng từ 1 - 1.2kg/tháng. Các tháng sau đó, mức độ tăng cân sẽ chậm lại khoảng 600gr/tháng trong giai đoạn 4-6 tháng. Giai đoạn 8-12 tháng trẻ chỉ tăng từ 300-400gram.

Trong 1 năm đầu đời chiều dài của trẻ có thể tăng lên 1,5 lần và chu vi vòng đầu cũng tăng lên đạt 11cm.

Trẻ sơ sinh bình thường có tốc độ phát triển cân nặng khoảng 3-3,5kg. Nếu bé sinh đủ tháng mà có chỉ số cân nặng dưới 2,5kg thì là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai. Nếu bé sinh thiếu tháng gọi là sinh non.

Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Liên quan đến thời gian mang thai cũng làm ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ. Nếu trẻ được sinh sớm hơn ngày dự sinh thì sẽ có cân nặng nhỏ hơn. 

Ngược lại đối với trẻ sinh sau ngày dự sinh thì cân nặng sẽ nặng hơn mức cân nặng trung bình. Yếu tố di truyền học cũng ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Nếu cha mẹ của trẻ có kích thước lớn hơn thì thường đứa trẻ sinh ra cũng lớn hơn mức trung bình.

Thời kỳ mang thai mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, trẻ sẽ phát triển tốt

Trong thời kỳ mang thai, mẹ có chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp thai nhi phát triển tốt trong bụng mẹ và cả sau này. Khi mang thai mẹ bị các tình trạng như bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch cũng ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ. Giới tính cũng là một sự khác biệt nhỏ khi sinh ra, bé trai thường có xu hướng lớn hơn bé gái. Nếu thời kỳ thai nghén mẹ uống rượu, hút thuốc hoặc dùng chất kích thích có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ.

Nếu mẹ mang đa thai cũng ảnh hưởng tới cân nặng của con. Thông thường trẻ sinh đầu tiên sẽ nhỏ hơn những đứa con tiếp theo... Như vậy có thể nói, mỗi tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg là vừa thì cần phải dựa vào nhiều vấn đề từ khi mẹ mang thai cho tới lúc nuôi con từng giai đoạn.

Một số cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân

Ngoài các yếu tố như vừa phân tích ở trên thì khi chăm sóc để trẻ tăng cân thì việc cho trẻ bú đúng cách cũng là một điều cần lưu ý. Trẻ mới sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và quan trọng nhất cho sự phát triển cả thể chất và trí tuệ trẻ. Để đáp ứng nhu cầu mỗi tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg thì mẹ cần cho bé bú đầy đủ, đúng cách. Khi bé bú đúng cách và đủ lượng sữa cần thiết sẽ giúp bé phát triển đầy đủ toàn diện. 

Cứ mỗi 2-3 giờ/lần hoặc nhiều hơn tùy theo nhu cầu của bé là mẹ cho bé bú. Khi bé lớn hơn thì thời gian giữa các lần bú cũng cách xa hơn.

Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh cũng quan trọng không kém bữa ăn. Trẻ sơ sinh ngủ cũng là thời gian để cơ thể phát triển. Bé ngủ nhiều sẽ giúp tăng chiều cao, cân nặng bởi vì khi ngủ, cơ quan tuyến yên của cơ thể sẽ tiết hormone giúp bé phát triển. 

Cho nên thời gian này trẻ ngủ khá nhiều, thời gian trong ngày hầu như ngủ nhiều hơn thức. Việc chăm sóc giấc ngủ tốt cho trẻ cũng là để trẻ phát triển cân nặng.

Chế độ ăn của mẹ cũng tác động rất lớn đến sự tăng cân của trẻ. Bởi vì giai đoạn này bé bú mẹ hoàn toàn. Vì vậy mẹ cần ăn một chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng cần bổ sung nhiều rau xanh, sữa, trứng và thịt cá. Chỉ có tăng dinh dưỡng vào sữa mới khiến trẻ tăng cân nhanh hơn.

Những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc cho các bà mẹ về việc mỗi tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg là chuẩn. Các mẹ cần lưu ý không nên áp dụng quá máy móc vì mỗi trẻ có sự phát triển tăng cân khác nhau. 

Chủ Đề