Trình bày các hệ quả tự quay quanh trục quay quanh Mặt Trời của Trái Đất

Bài làm:

Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất gồm có 3 hệ quả:

Thứ nhất, sự luân phiên ngày đêm: Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm

Thứ hai, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:

  • Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).
  • Giờ múi: Trái đất có 24 đường kinh tuyến, chia nó làm 24 phần bằng nhau. Mỗi phần là 1 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi giờ thống nhât một giờ, đó là giờ múi. 
  • Đường chuyển ngày quốc tế: lấy kinh tuyến 180o làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày

Thứ ba, sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, do lực Criôlít nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.

Câu hỏi Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? được trả lời bởi các giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Hy vọng sẽ giúp các em nắm được bài học một cách tốt nhất.

Đăng bởi: Hanoi1000.vn

Chuyên mục: Giáo dục

 1. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất

 a. Đặc điểm chuyển động

  • Trái Đất quay quanh trục tưởng tượng nghiêng 66º33’ so với mặt phảng quỹ đạo.
  • Hướng từ Tây sang Đông.
  • Thời gian quay 1 vòng hết 24h.
  • Vận tốc giảm dần từ xích đạo về 2 cực.

Trình bày các hệ quả tự quay quanh trục quay quanh Mặt Trời của Trái Đất
b. Hệ quả

* Sự luân phiên ngày đêm và điề.u hòa nhiệt độ trong ngày

  • Do Trái Đất hình cầu, các tia sáng Mặt Trời đến Trái Đất là chùm tia sáng song song nên Trái đất luôn được chiếu sáng một nửa, nửa còn lại không được chiếu sáng nên tất cả mọi nơi trên Trái đất đều có ngày đêm.
  • Do Trái đất tự quay quanh trục nên tất cả mọi nơi trên Trái đất lần lượt có ngày đêm luân phiên.
  • Sự luân phiên ngày đêm tạo lên nhịp điệu ngày đêm trên Trái đất.
  • Nhịp điệu ngày đêm luân phiên trong vòng 24h làm cho ban ngày không quá nóng, ban đêm không quá lạnh, nhiệt độ trên Trái đất điều hòa. Nhờ đó, sự sống trên Trái đất tồn tại và phát triển.

* Giờ trên Trái đất

 Giờ múi:

  • Do Trái đất chuyển động tự quay quanh trục trong 24h nên để tiện việc tính giờ vào giao lưu quốc tế, người ta chia bề mặt tría đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15ºkinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một khu vực sẽ thống nhất một giờ, lấy theo giờ của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực đó.
  • Các múi giờ được đánh dấu từ 0 đến 23. Khu vực đánh số 0 được gọi là khu vực giờ gốc (có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Greenwich ở ngoại ô London, Anh). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Giờ địa phương:

  • Ở cùng một thời điểm, mỗi địa phương có 1 giờ riêng.
  • Giờ địa phương được thống nhất ở các điểm nằm trên cùng 1 kinh tuyến.
  • Giờ địa phương được xác nhận dựa vào vị trí của Mặt Trời nên còn được gọi là giờ Mặt Trời.

 Đường chuyển ngày quốc tế:

  •  Do Trái đất hình cầu nên có khu vực giờ 0 và 24 trùng nhau. Vì thế cần có đường chuyển ngày quốc tế.
  • Quy ước lấy đường kinh tuyến 180º ở giữa múi giờ số 12 là đường chuyển ngày. Đi từ Tây sang Đông qua kinh tuyến đổi ngày thì cộng thêm 1 ngày, đi từ Đông sang Tây thì trừ đi 1 ngày.

* Sự lệnh hướng chuyển động của các vật thể trên Trái Đất

  • Nguyên nhân: Do Trái đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. Vận tốc dài lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2 cực. Lực làm cho các vật thể bị lệch so với hướng chuyển động ban đầu gọi là lực Coriolit.
  • Biểu hiện: bán cầu Bắc lệch phải, bán cầu Nam lệch trái so với hướng chuyển động ban đầu.
  • Tác động: tới sự chuyển động của các khối khí, dòng biển, dòng sông và đường đạn bay.

2. Sự vận động của Trái đất quay quanh Mặt Trời.

a. Đặc điểm chuyển động

  • Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông theo quỹ đạo hình elip gần tròn.
  • Thời gian Trái đất chuyển động một vòng trên quỹ đọa là 365 ngày 6 giờ.
  • Trong khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái đất luôn giữ nguyên độ nghiêng và không đổi hướng.

Trình bày các hệ quả tự quay quanh trục quay quanh Mặt Trời của Trái Đất

b. Hệ quả

* Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời trong vùng nội chí tuyến

     Trong một năm, tia sáng Mặt trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất ở các địa điểm trong khu vực giữa 2 chí tuyến.

  • Ngày 22/6: Mặt trời chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc và di chuyển dần về xích đạo.
  • Ngày 23/9: Mặt trời chiếu thẳng góc vào xích đạo 2 lần rồi di chuyển về phía nam bán cầu.
  • Ngày 22/12: Mặt trời chiếu thẳng góc vào chí tuyến Nam rồi di chuyển về phía xích đạo.
  • Và cứ thế tiếp diễn, chúng ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển giữa 2 chí tuyến.Chuyển động này gọi là chuyển động biểu kiến.

Giải thích: Do Trái Đất chuyển đông quanh Mặt Trời trong điều kiện trục Trái Đất nghiêng 66º33’ với mặt phẳng quỹ đạo và có hướng không đổi. Vì độ nghiêng này mà Mặt Trời không vượt quá vĩ tuyến 23 º27’. Vì vậy, hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh chỉ xảy ra trong khu vực nội chí tuyến. Khu vực ngoại chí tuyến không có mặt trời lên thiên đỉnh.

* Hiện tượng mùa

 Nguyên nhân sinh ra mùa: do trục Trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian nên có thời kì bán cầu bắc ngả về phía mặt trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

  • Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt đó là mùa hạ của nửa cầu đó.
  • Nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời thì nhận được ít ánh sáng và nhiệt đó là mùa đông của nửa cầu đó.
  • Giữa 2 mùa đông và hạ, Trái đất hướng cả 2 nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, lúc đó là 2 mùa xuân thu.
  • Ở 2 nửa cầu các mùa xuân hạ thu đông đều trái ngược nhau.

Sự thay đổi các mùa trong năm:

  • Ở nửa bán cầu bắc: các nước vùng ôn đới trong một năm phân ra thành 4 mùa: xuân – hạ - thu – đông. Các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí là các ngày bắt đầu của mỗi mùa.
  • Ở bán cầu nam các mùa diễn ra ngược lại.

* Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.

Theo vĩ độ:

  • Ở xích đạo quanh năm có độ dài ngày đêm bằng nhau, càng xa xích đạo, độ dài ngày và đêm chênh lệch nhau càng nhiều.
  • Từ vòng cực về phía cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h ( ngày địa cực, đêm địa cực)
  • Càng gần cực, số ngày đêm địa cực càng tăng.
  • Ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24h khéo dài suốt 6 tháng.

Theo mùa:

  • Trong khoảng thời gian từ ngày 21/3 – 23/9 bán cầu bắc ngả về phiá Mặt trời, đường phân chia sáng tối đi qua sau cực bắc và trước cực nam nên bán cầu bắc có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diệc tích được khuất trong bóng tối. Đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu bắc, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu nam thì ngược lại, thời gian đó là mùa thu và đông, đêm dài hơn ngày.
  • Trong khoảng thời gian từ ngày 23/9 – 21/3 bán cầu nam ngả về phía mặt trời, đường phân chia sáng tối đi qua trước cực bắc và sau cực nam nên bấn cầu nam có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối. Đó là mùa xuân và màu hạ của bán cầu nam,ngày dài hơn đêm. Thời gian đó, ở bán cầu bắc thì ngược lại, đêm dài hơn ngày.

* Hiện tượng chênh lệch thời gian giữa nửa năm màu nóng và nửa năm mùa lạnh

  • Đặc điểm: 6 tháng hè dài 186 ngày, 6 tháng mùa đông dài 179 ngày.
  • Nguyên nhận: do quỹ đạo chuyển động của Trái Đất hình elip, lúc Trái đất ở gần Mặt Trời, lúc ở xa Mặt Trời.
  • Mùa hè, Trái đất ở xa Mặt Trời, lực hút nhỏ, tốc độ chuyển động quanh Mặt Trời giảm nên thời gian chuyển đông mất 186 ngày.
  • Mùa đông, Trái Đất ở gần Mặt Trời lực hút lớn, tốc độ chuyển đông quanh Mặt Trời tăng nên thời gian chuyển động mất 179 ngày.

Do Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục còn làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng.

2. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.

a) Hiện tượng ngày và đêm.

- Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

- Diện tích được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ngày.

- Diện tích nằm trong bóng tối gọi là đêm.

b) Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất.

- Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.

+ Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về hướng bên phải.

+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về phía bên trái.

- Lực côriôlít ở cả hai bán cầu là như nhau.