Trình độ tiếng anh abc là gì

Trong các ý kiến này cũng có thông tin trái ngược với khẳng định của đại diện Sở Nội vụ TP.HCM trên Tuổi Trẻ ngày 8-10, rằng “hiện chưa có quy định nào về xác định các mức trình độ tương đương của hai hệ thống chứng chỉ ngoại ngữ”.

* PGS.TS Trần Văn Nghĩa [phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT]:

Sử dụng khung tham chiếu châu Âu

Chứng chỉ A, B, C được cấp cho người hoàn thành các chương trình đào tạo tiếng Anh thực hành tương ứng ở các mức độ: cơ bản [Elementary level], trung cấp [Intermediate level] và nâng cao [Advanced level] được quy định tại quyết định số 177/QĐ-TCBT năm 1993 của Bộ GD-ĐT về chương trình tiếng Anh thực hành A, B, C.

Tuy nhiên, hiện nay chương trình đào tạo tiếng Anh thực hành phải thực hiện theo quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT được ban hành từ năm 2008.

Theo đó, trình độ cơ bản về ngoại ngữ sẽ có hai cấp độ [A1, A2], trình độ trung cấp có hai cấp độ [B1, B2] và trình độ cao cấp có hai cấp độ [C1, C2]. Đây là các khung trình độ được quy định theo khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ châu Âu.

Ngay trong quy định của các quy chế đào tạo sau ĐH hiện hành của Bộ GD-ĐT, yêu cầu ngoại ngữ đối với tuyển sinh vào các bậc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cũng đều sử dụng khung tham chiếu châu Âu về ngoại ngữ.

Thực tế, để thuận tiện cho việc quy đổi các chứng chỉ quốc tế, trong phụ lục của thông tư 05/2012/TT-BGDĐT năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đào tạo tiến sĩ có dẫn ra bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sang cấp độ B1, B2 khung châu Âu.

Theo thông tư này, TOEIC, TOEFL đều là những chứng chỉ quốc tế thuộc hệ thống chứng chỉ tương thích với khung tham chiếu châu Âu, thông dụng, tin cậy và do các tổ chức khảo thí có uy tín cấp.

* TS Đoàn Huệ Dung [trưởng khoa ngoại ngữ - sư phạm Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, chủ tịch Hội Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh TP.HCM]:

Sao không chấp nhận chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế?

Trong tuyển dụng nói chung và tuyển dụng công chức nói riêng hiện nay mà còn quy định chỉ chấp nhận chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C là không còn phù hợp.

Hiện nay VN đang áp dụng chuẩn ngoại ngữ sáu bậc [A1, A2, B1, B2, C1, C2] cũng dựa trên chuẩn năng lực ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu Âu. Từ sáu bậc này các trường xác định bậc trình độ ngoại ngữ tương đương đối với những người có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Những chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế TOIEC, TOEFL, IELTS hiện được rất nhiều nước công nhận. Trong khi chứng chỉ ngoại ngữ quốc gia A, B, C hiện vẫn chưa có quy định cụ thể quy đổi thành chuẩn nào và cũng chưa ai thực hiện việc này.

Thực tế chứng chỉ ngoại ngữ quốc gia A, B, C đã quá lạc hậu và chất lượng đào tạo ở các nơi rất khác nhau.

Hạn chế lớn nhất của chứng chỉ A, B, C hiện nay là chuẩn của những nơi cấp bằng rất khác nhau, trong khi cơ hội học ngoại ngữ hiện nay khá rộng và rất phát triển với nhiều trung tâm đào tạo theo chương trình chuẩn quốc tế.

Vậy tại sao không chấp nhận chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế?

Hiện nay khi xác định chuẩn đầu ra các trường ĐH đều hướng đến chuẩn B1. Công chức hiện nay là những người đã tốt nghiệp ĐH thì đơn vị tuyển dụng đưa ra yêu cầu ứng viên đạt bậc B1 trở lên. Cần quy đổi điểm ToeIc, Toefl tương đương bậc B1.

Vì vậy, các đơn vị tuyển dụng phải có cái nhìn thoáng hơn và cần công nhận các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, tránh gây thiệt thòi cho ứng viên.

* Một lãnh đạo phòng tổ chức - hành chính Trường ĐH Luật TP.HCM:

Quy định không đúng

Hiện nay Trường ĐH Luật TP.HCM đặt ra yêu cầu đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp phải có trình độ ngoại ngữ và quy định chuẩn đầu ra phải đạt từ 450 điểm ToEIc trở lên.

Nhà trường không phủ nhận chất lượng chứng chỉ ngoại ngữ quốc gia A, B, C vì chất lượng chứng chỉ này tùy theo cơ sở đào tạo, thực tế cũng có những cơ sở đào tạo rất tốt nhưng nhìn chung việc cấp chứng chỉ này hiện nay tương đối dễ.

Trong khi việc đào tạo và kiểm tra năng lực người học để cấp chứng chỉ ToEIc, Toefl quốc tế rất khó.

Vì thế hiện nay rất nhiều nước trên thế giới công nhận chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế ToEIc, Toefl nên nhà trường cũng áp dụng chuẩn này.

Việc Sở Nội vụ TP.HCM cho rằng theo quy định của pháp luật VN, chứng chỉ quốc gia [về ngoại ngữ] là các chứng chỉ A, B, C nên không chấp nhận chứng chỉ ngoại ngữ ToEIc, Toefl vì cho rằng đây là chứng chỉ của nước ngoài và không phù hợp là không đúng.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành Thông tư số 20/2019-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ ngày 6.6.2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên.

Giải thích thêm về thông tư này, một đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo Thông tư số 20/2019, kể từ ngày 15.1.2020, các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ như: Đối tượng và điều kiện dự kiểm tra; Nội dung kiểm tra, thời lượng, yêu cầu của đề kiểm tra; Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ,… theo quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT sẽ không còn được áp dụng.

Điều này đồng nghĩa các trung tâm, cơ sở giáo dục sẽ phải dừng tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên [trình độ A, B, C] từ ngày 15.1.2020.

Còn các chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C đã cấp theo quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT vẫn có giá trị sử dụng.

Đồng thời, các khóa đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên đang triển khai thực hiện trước ngày 15.1.2020 sẽ tiếp tục được thực hiện đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho đến khi kết thúc.

Như vậy, sau 26 năm tồn tại, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử.

Liên quan đến chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C, thời gian qua Báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh những gian lận trong việc thi cấp chứng chỉ này. Báo Lao Động cũng có kiến nghị đã đến lúc cần "khai tử" các loại chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C. Tồn tại 26 năm qua, hoạt động thi, cấp chứng chỉ loại này ngày càng bát nháo.

Theo tìm hiểu của Lao Động, chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C ra đời từ năm 1993 [Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30.1.1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình tiếng Anh thực hành A, B, C] dùng để đánh giá trình độ Anh ngữ của người học tiếng Anh tại Việt Nam. Sau này, dù đã ban hành các quy định mới về đánh giá năng lực ngoại ngữ cho người Việt tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, nhưng loại chứng chỉ A, B, C vẫn được cho tồn tại.

Toàn cảnh phóng sự điều tra gian lận thi chứng chỉ, "giấy phép con hành giáo viên, ciên chức".

Trong quá trình thâm nhập điều tra, phóng viên chứng kiến câu chuyện “dở khóc dở cười” của những người đi thi lấy loại chứng chỉ A, B, C này. Đa phần họ là giáo viên, hoặc đối tượng chuẩn bị thi công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, viên chức.

Họ thừa nhận không biết và không có kiến thức về tiếng Anh, nhưng “cực chẳng đã” phải nộp tiền đi thi. Vì những tấm chứng chỉ này là “giấy thông hành” để viên chức, đạt các tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp, sau đó không biết dùng vào việc gì.

“Nếu bỏ các chứng chỉ khi thực hiện xét thăng hạng thì tốt quá, nhưng mãi mà người ta không bỏ”, “Tốt nhất là bỏ, không cần chứng chỉ ấy nữa”, “muốn xét thăng hạng, chúng tôi còn bao nhiêu tiêu chuẩn, phải đủ năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, phải nỗ lực không ngừng trong quá trình giảng dạy, đó mới là những tiêu chuẩn thực chất nhất chứ không phải mấy chứng chỉ học và thi cấp tốc kia”… đây là những tâm sự của viên chức, giáo viên về vấn đề văn bằng, chứng chỉ trong thi nâng ngạch, thăng hạng. Từ những mong muốn, nguyện vọng của giáo viên, chúng tôi thực hiện loạt bài về vấn đề này.

Và trên hành trình đó, mỗi ngày chúng tôi lại nhận được thêm sự ủng hộ của đội ngũ giáo viên, viên chức trên cả nước để cùng góp tiếng nói mạnh mẽ để có thể loại bỏ những chứng chỉ chỉ có tác dụng làm đẹp hồ sơ.

A1 A2 B1 B2 C1 C2 là gì?

CEFR phân chia thành 6 trình độ tiếng Anh với 3 nhóm cấp độ. Bắt đầu từ Basic [căn bản] từ A1 – A2; Independent [độc lập] từ B1 – B2; Proficient [thông thạo] từ C1 – C2. Để bạn có dễ hình dung hơn, có thể quy đổi từng trình độ tiếng Anh sang điểm thi IELTS. Level B1 thì bắt đầu dao động từ IELTS 4.0 – 5.0.

Trình độ tiếng Anh B và B1 khác nhau như thế nào?

Tiếng Anh B1 tương đương bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc ở Việt Nam. Tiếng Anh B2 tương đương bậc 4 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc ở Việt Nam. Trình độ tiếng anh B2 cao hơn trình độ tiếng anh B1 một bậc.

Trình độ ngoại ngữ ABC là gì?

Theo đó, trình độ cơ bản về ngoại ngữ sẽ có hai cấp độ [A1, A2], trình độ trung cấp có hai cấp độ [B1, B2] và trình độ cao cấp có hai cấp độ [C1, C2]. Đây là các khung trình độ được quy định theo khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ châu Âu.

tiếng Anh trình độ C tương đương toeic bao nhiêu?

Theo Mục 4 QĐ 66/2008/QĐ-BGDĐT đã quy định rõ ràng bằng tiếng Anh trình độ C tương đương Toeic 305-450 điểm, tương đương với IELTS 4.0-4.5.

Chủ Đề