Trịnh lâm ngân là ai

Trịnh Lâm Ngân là một nhóm nhạc sĩ thành lập năm 1962 và hoạt động đến năm 1975, tên lấy từ nghệ danh ghép của các nhạc sĩ: Trần Trịnh, Lâm Đệ [không tham gia việc sáng tác] và Nhật Ngân. Những sáng tác tiêu biểu của nhóm là Mùa xuân của mẹ, Người tình và quê hương, Qua cơn mê, Xuân này con không về, Yêu một mình…

Thành viên

   Trần Trịnh

Bài chi tiết: Trần Trịnh

   Lâm Đệ

Con trai của hãng đĩa Sóng Nhạc, không tham gia việc sáng tác.
    Nhật Ngân

Bài chi tiết: Nhật Ngân

Tác phẩm

Bao giờ ta gặp lại ta
Cám ơn
Chiều qua phà Hậu Giang
Cho mẹ cho em
Cuộc tình bể dâu
Em vẫn hoài yêu anh
Gánh hát qua làng
Gặp nhau trên phố
Hai trái tim vàng
Hạnh phúc nơi nào
Hát cho mai sau
Hát làm quen
Hồn trinh nữ [thơ Nguyễn Bính]
Em vẫn hoài yêu anh
Làm quen với lính
Lính xa nhà
Lửa mùa hạ
Mắt xanh con gái
Mùa phượng tím
Mùa xuân của mẹ
Ngàn đời chờ mong
Người tình và quê hương
Người tình và mùa thu
Như mây bay
Rộn ràng niềm vui
Qua cơn mê
Tâm sự người hát bài quê hương[1]
Thư xuân trên rừng cao
Thương mấy cho vừa
Tình thu xưa
Trời Huế vào thu chưa em
Xin làm chim rừng núi
Xuân này con không về
Yêu một mình

Bài viết liên quan
  • Huỳnh Nhật Đông
  • Cao Tâm
  • Ns Karik
  • Mộng Lân
  • Lê Việt Hòa

Trịnh Lâm Ngân là một nhóm nhạc thành lập năm 1962 và hoạt động đến năm 1975, tên lấy từ nghệ danh ghép của các nhạc sĩ: Trần TrịnhLâm Đệ [không tham gia việc sáng tác] và Nhật Ngân. Những sáng tác tiêu biểu của nhóm là Mùa xuân của mẹ, Người tình và quê hương,Qua cơn mê, Xuân này con không về, Yêu một mình...

Page 2

Có 26 bài hát của nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân

1. Cho [Em] anh tất cả khung trời mộng mơ tất [E7] cả tình thơ ngày [Am] xanh Đắm say hương [Em] nồng đẹp như trang [B7] giấy, cho [Am] anh những gì đẹp nhất trên [Em] đời Những [E7]…
Ca sĩ thể hiện: Thúy Hằng Nhạc Trữ tình

Intro: [Am][Em]-[Am][Dm]-[Em][Am] [G][Em][Am]-[Dm][Em][Am] 1. Vừa gặp nhau [Am] thôi Tình cờ nhưng [F] sao như đã quen lâu [Am] rồi Anh nghĩ là chúng [D] mình [Am] vẫn thường gặp [D] nhau vào khi [G] đi xem lễ [E] sớm…
Ca sĩ thể hiện: Hoài Nam, Đặng Thế Luân, Hữu Khương Nhạc Trữ tình

Intro: [Em][Em]-[G][Am]-[Bm][Em] [C][Bm]-[Bm][Em]-[C][D]-[Bm][Em] [theo phần trình bày của ca sĩ Như Quỳnh] 1. Ai có hỏi vì [Em] đâu, ta cách xa nhau [Am] rồi, biết làm sao em [Em] nói đây [Bm] Không trách là tại anh, mang ước…
Ca sĩ thể hiện: Như Quỳnh, Quỳnh Trang, Yến Khoa, Hữu Khương, Như Ý, Phi Nhung, Lưu Ánh Loan, Thu Hằng, Huỳnh Thanh Thảo, Phi Nhung, Lưu Ánh Loan Nhạc Vàng

1. Thương chi em ơi thân trai đời [Em] sương gió Tháng tháng tiếp nối mấy khi về thăm nhà Rừng sâu núi xa chân quen ngày [Am] đêm Gian nan vai ngang phút giây nào [Em] xa rời [C]…
Ca sĩ thể hiện: Hằng Phạm, Hùng Cường [trước 75] Nhạc Vàng

Từ thập niên 1960, trong làng nhạc Việt lần đầu tiên xuất hiện một cái tên bút danh được ghép từ nhiều nhạc sĩ cùng sáng tác, đó là Lê Minh Bằng, là nhóm 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng, họ đã sáng tác chung rất nhiều ca khúc nổi tiếng và được yêu thích cho đến nay. Khởi đầu là Đêm Nguyện Cầu, sau đó là hàng trăm ca khúc, tiêu biểu là Cô Hàng Xóm, Hai Mùa Mưa, Truyện Tình Lan Và Điệp, Chuyện Ba Mùa Mưa, Hồi Tưởng, Linh Hồn Tượng Đá…

Trong cùng thời gian đó, cũng có một nhóm nhạc sĩ sử dụng chung một bút danh sáng tác như vậy, và cho ra đời những ca khúc bất tử: Qua Cơn Mê, Người Tình Và Quê Hương, Mùa Xuân Của Mẹ, Yêu Một Mình, Thư Xuân Trên Rừng Cao, đặc biệt là Xuân Này Con Không Về… Đó là bút danh Trịnh Lâm Ngân, được ghép từ 3 cái tên Trần Trịnh, Lâm Đệ và Nhật Ngân.

Trong 3 cái tên này thì Trần Trịnh và Nhật Ngân là 2 nhạc sĩ đã khẳng định được tên tuổi trước đó, còn Lâm Đệ là người vô danh. Sau này, trên Paris By Night, nhạc sĩ Nhật Ngân kể lại rằng Lâm Đệ là con trai của chủ hãng đĩa Sóng Nhạc, chỉ đánh đàn chứ không biết sáng tác.

Nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân thời trẻ

Chủ của hãng đĩa Asia Sóng Nhạc vào thời điểm đó là ông Nguyễn Tất Oanh, và khi người viết gặp cô Hồng [vợ của nhạc sĩ Hoàng Trang], là con gái của ông Nguyễn Tất Oanh, thì cô Hồng cho biết ông Lâm Đệ không phải là con trai của ông chủ hãng Sóng Nhạc như lời nhạc sĩ Nhật Ngân đã kể, mà đó chỉ là sự hiểu lầm trong cách xưng hô, dẫn đến sự ngộ nhận của chính nhạc sĩ Nhật Ngân. Kể từ sau đó, 2 nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân hợp tác cùng nhau để viết nhạc, chứ không liên quan gì đến cái tên Lâm Đệ.

Nhạc sĩ Trần Trịnh

Ngoài ra, có nhiều ngộ nhận khác liên quan đến cái tên Trịnh Lâm Ngân này. Người người tưởng rằng Trịnh Lâm Ngân là một bút danh của nhạc sĩ Nhật Ngân. Sự thật, nhạc sĩ Nhật Ngân có sử dụng một bút danh khác khi sáng tác, đó là trong các bài hát Cám Ơn, Một Mai Giã Từ Vũ Khí… với bút danh Ngân Khánh, là tên người con của nhạc sĩ Nhật Ngân. Còn cái tên Trịnh Lâm Ngân không phải là bút danh của nhạc sĩ Nhật Ngân, mà là tên ghép chung của 3 người như đã nói ở trên.

Nhạc sĩ Nhật Ngân

Ngoài ra, còn có nhiều người lầm tưởng Trịnh Lâm Ngân là bút danh của ca – nhạc sĩ Duy Khánh. Có lẽ là vì cố danh ca Duy Khánh trình bày rất thành công các ca khúc của Trịnh Lâm Ngân nói chung, và của nhạc sĩ Nhật Ngân nói riêng: Xuân Này Con Không Về, Yêu Một Mình, Cám Ơn, Mùa Xuân Của Mẹ, Thư Xuân Trên Rừng Cao, Một Mai Giã Từ Vũ Khí…

Sau đây, mời các bạn nghe lại những ca khúc tiêu biểu nhất được 2 nhạc sĩ Trần Trịnh – Nhật Ngân hợp soạn.

Xuân Này Con Không Về

Đây là 1 trong những bài nhạc xuân nổi tiếng nhất của nhạc vàng, đặc biệt là trong chủ đề nhạc xuân buồn. Mùa Xuân mang đến cho thế gian một mùa mới xanh tươi đẹp đẽ với nhiều niềm hy vọng mới, nhưng bên cạnh đó cũng còn có những nỗi lo toan vào năm mới mà ở thời nào cũng có. Vì vậy suốt hơn 50 năm qua, ca khúc Xuân Này Con Không Về vẫn luôn nhận được sự đồng cảm của người nghe:


Click để nghe Duy Khánh hát trước 1975

Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
khi thấy mai đào nở vàng bên nương
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về
nay én bay đầy trước ngõ mà tin con vẫn xa ngàn xa

Thư Xuân Trên Rừng Cao

Một bài nhạc xuân nổi tiếng khác của nhóm Trịnh Lâm Ngâm, bài hát cũng gắn liền với tên tuổi của danh ca Duy Khánh:

Mời anh mời chị mùa xuân lên đây thăm tôi
Nơi xa xôi khuất nẻo thưa người…


Click để nghe Duy Khánh hát Thư Xuân Trên Rừng Cao

Mùa Xuân Của Mẹ

Cùng với Xuân Này Con Không Về và Thư Xuân Trên Rừng Cao, thì ca khúc Mùa Xuân Của Mẹ nằm trong loạt 3 ca khúc nhạc Xuân được yêu thích nhất của nhóm Trịnh Lâm Ngân, một ca khúc cảm động nói về tình mẫu tử của người con nơi phương xa nhớ về người mẹ ở nơi quê nhà xa xôi:


Click để nghe Chế Linh hát Mùa Xuân Của Mẹ trước 1975

Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi
Giờ đây đời con đang còn lênh đênh
Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn
Áo trận sờn vai bạc màu
Nhìn xuân về lòng buồn mênh mang

Yêu Một Mình

Bài hát viết về tình yêu không thành vì sự “môn đăng hộ đối”, vì khoảng cách to lớn của giàu và nghèo giữa 2 người. Tình yêu trong bài hát chỉ là sự đơn phương của chàng trai, yêu nhưng không dám nói, vì tự biết thân phận mình hèn mọn, không thể mang đến một cuộc sống đầy đủ, tương xứng với người mình đã phải lòng.

Nhà em có hoa vàng trước ngõ
Tường thật là cao, có cây leo cây kín ngoài
Nhà anh cuối con đường ngoại ô
Vách thưa đèn dầu thắp, gió lùa vào từng đêm

Tuổi em cũng như hoa mới nở
Vạn người thầm mong được đưa đón chân em
Xót xa anh còn trắng tay hoài
Sách đèn nợ chưa dứt, nên lận đận truân chuyên


Click để nghe Dạ Hương hát trước 1975

Qua Cơn Mê

Bài hát này không được 2 nhạc sĩ kỹ bút danh Trịnh Lâm Ngân như các bài hát viết chung khác, mà ghi là Trần Trịnh – Nhật Ngân. Hai nhạc sĩ nổi tiếng đã cùng hợp soạn bài này khi nghe tin về hiệp định Paris đang được đàm phán vào đầu thập niên 1970, với niềm tin tưởng về một ngày thanh bình đang đến rất gần trên quê hương, sẽ đi qua hết được một cơn mê dài…

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Nhật Ngân đã chia sẻ về bài hát này như sau:

“Tôi cũng như mọi người ở Việt Nam, tôi nghĩ là khi mà hòa bình đến thì mình coi như qua một cơn mê, mình trở về đi học lại, mình làm mọi thứ của tuổi trẻ mình không làm được vì phải nhập ngũ”.


Click để nghe Khánh Ly hát Qua Cơn Mê trước 1975

Một mai qua cơn mê, xa cuộc đời bềnh bồng, tôi lại về bên em
Ngày gió mưa không còn nên đường dài thật dài
Ta mặc tình rong chơi
Cùng nhau ta sẽ đi, sẽ thăm bao nơi xưa, xui một thuở lênh đênh
Ta sẽ thăm từng người, sẽ đi thăm từng đường, sẽ vô thăm từng nhà


Click để nghe Duy Khánh hát Qua Cơn Mê trước 1975

Hồn Trinh Nữ

Có lẽ đây là bài hát duy nhất mà nhóm Trịnh Lâm Ngân phổ từ thơ. Nguyên tác là một bài thơ mang tên Viếng Hồn Trinh Nữ của thi sĩ Nguyễn Bính, được 2 nhạc sĩ lược bỏ đi một số đoạn, nhưng nhìn chung vẫn bám sát nội dung và truyền tải được tinh thần của bài thơ, là cảm xúc của tác giả khi chứng kiến cảnh đưa tiễn một người trinh nữ về cõi vĩnh hằng vào một buổi sáng đầy u ám.


Click để nghe Dạ Hương hát Hồn Trinh Nữ

Một chủ đề quen thuộc của nhóm Trịnh Lâm Ngân là nhạc lính, nhạc viết về thời cuộc. Sau đây là các bài hát nổi tiếng nhất:

Người Tình Và Quê Hương


Click để nghe Giao Linh hát Người Tình Và Quê Hương trước 1975

Lính Xa Nhà


Click để nghe Hương Lan hát Lính Xa Nhà trước 1975

Hát Cho Mai Sau


Click để nghe Duy Khánh hát Hát Cho Mai Sau trước 1975

Lửa Mùa Hạ


Click để nghe Phương Hồng Quế hát Lửa Mùa Hạ trước 1975

Năm 1964, nhạc sĩ Trần Trịnh phát hiện ra giọng ca rực lửa của cô gái mang tên Thu Cúc từ Bình Long. Ông đã đề nghị cô xuống Sài Gòn để thành ca sĩ, đặt cho cô nghệ danh Mai Lệ Huyền, rồi cùng với nhạc sĩ Nhật Ngân sáng tác 1 số bài nhạc “kích động” để cô hát. Sau đó không lâu, Mai Lệ Huyền cũng trở thành vợ của nhạc sĩ Trần Trịnh.

Mời các bạn nghe lại 1 số bài nhạc kích động của nhóm Trịnh Lâm Ngân, thu âm trước 1975:


Click để nghe Gặp Nhau Trên Phố


Click để nghe Hai Trái Tim Vàng


Click để nghe Mắt Xanh Con Gái

Sau năm 1975, nhạc sĩ Nhật Ngân vẫn sáng tác nhiều, đặc biệt là ông viết lời Việt cho rất nhiều ca khúc ngoại quốc nổi tiếng, trong khi đó thì nhạc sĩ Trần Trịnh gần như là ngưng sáng tác. Tuy nhiên vẫn có ca khúc hiếm hoi 2 người viết chung, đã nổi tiếng và gắn liền với giọng hát của cố ca sĩ Phi Nhung, đó là Chiều Qua Phà Hậu Giang:


Click để nghe Phi Nhung hát Chiều Qua Phà Hậu Giang

Bản quyền bài viết của nhacxua.vn Published under copyright license

Video liên quan

Chủ Đề