Trò chơi học tập cho trẻ 3, 4 tuổi

57018 Saviha.com [Sưu tầm và biên soạn] PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ GIÁO ÁN DẠY TRẺ LỚP MẪU GIÁO 3-4 TUỔI [THEO CHỦ ĐỀ] PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ GIÁO ÁN DẠY TRẺ LỚP MẪU GIÁO 3-4 TUỔI  I. NHÓM CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ CHỦ ĐỀ: MÀU SẮC Đề tài: Xanh, Đỏ và Vàng I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết được 3 màu xanh, đỏ, vàng. Nhận ra và nói lên được màu sắc của đồ dùng, đồ vật quanh bé. - Trẻ phân biệt được các màu riêng biệt và biết được các hình. - Trẻ hứng thú học bài và biết giữ gìn đồ dùng. II. CHUẨN BỊ - Cô và trẻ mỗi người một bộ: Gồm 3 hình có 3 màu xanh, đỏ, vàng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: - Cho trẻ hát bài: Rằm Trung thu. - Trò chuyện về nội dung bài hát. * Hoạt động 2: * Giới thiệu về đồ dùng có màu sắc xanh, đỏ, vàng - Để chào mừng ngày tết trung thu cô có tặng cho lớp mình một hộp quà. - Cô lấy ra 3 hình có 3 màu xanh, đỏ, vàng và lần lượt giơ lên để hỏi trẻ. * Ôn các màu xanh, đỏ, vàng Cô tặng cho mỗi trẻ một rổ, trong rổ có chứa 3 hình, 3 màu. - Cho trẻ chơi trò chơi: Thi xem ai nhanh. + Cô yêu cầu trẻ lấy đúng các màu, giơ lên và nói to tên màu. + Trẻ chọn nhanh và nhìn lên cô xem đã tìm đúng hình cô yêu cầu chưa. - Cô kết hợp hỏi trẻ về hình dạng của đồ chơi đó. - Cho cả lớp quan sát xem bạn nào mặc áo xanh, đỏ, vàng. - Cô hỏi trẻ về đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp có màu xanh, màu đỏ, màu vàng. - Hỏi trẻ xem màu đó là màu gì? Hình gì? * Trò chơi: Về đúng nhà [Có cửa nhà là các màu] Mỗi trẻ 1 màu sắc khác nhau cầm ở tay. - Khi có hiệu lệnh phải về đúng nhà. CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON Đề tài: Đi - chạy theo đường thẳng I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Củng cố và rèn luyện kỹ năng đi, chạy theo đường thẳng, đức tính nhanh nhẹn, linh hoạt, phát triển khả năng định hướng theo đường thẳng, có khả năng nhận biết hình tròn và hình vuông. - Luyện sự mạnh dạn, tự tin, phản ứng theo hiệu lệnh của cô. - Giáo dục trẻ khi chơi không tranh giành với bạn, tham gia hoạt động theo thứ tự. II. CHUẨN BỊ - Mỗi trẻ một dải lụa thể dục. Miếng bìa hình tròn và hình vuông, keo nhựa màu đỏ và xanh, băng keo trên nền nhà 2 đường màu xanh và đỏ song song nhau. Mỗi đường dài khoảng 1 - 2m. - Chia làm hai ô, một ô tròn và một ô vuông. - Mũ chim sẻ. - Dùng dải lụa làm cánh chim III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động - Trước giờ học cô phát học cụ rồi cho trẻ đi theo cô từ chậm đến nhanh, sau đó chạy rồi chậm dần. Theo hiệu lệnh của cô trẻ đứng đội hình giống như quân cờ. 2. Hoạt động a. Bài tập phát triển chung: Tập với dải lụa + Động tác 1: Trẻ đứng, chân hơi dạng, hai tay cầm hai đầu dải lụa. Nâng dải lụa lên cao trên đầu, ngửa đầu, mắt nhìn theo dải lụa. 1 lần/8 nhịp. + Động tác 2: Trẻ đứng khép chân, hai tay nắm hai đầu dải lụa căng ra. Cúi người sao cho chân thẳng, chạm dải lụa vào các đầu ngón chân rồi đứng thẳng dậy. 1 lần/8 nhịp. + Động tác 3: Trẻ quỳ trên hai đầu gối, hai tay nắm hai đầu dải lụa căng ra và giơ trước mặt. Ngồi trước mông đặt trên hai chân, tay hạ xuống để dải lụa sát đùi rồi quỳ thẳng dậy. 1 lần/8 nhịp. + Động tác 4: Nhảy chụm chân tại chỗ, một tay cầm dải lụa. Đi bình thường rồi cất dải lụa. b. Vận động cơ bản: Đi, chạy theo đường thẳng - Cô dán sẵn 2 đường thẳng song song, một đường màu xanh, một đươờngmàu đỏ, mỗi đường rộng khoảng 40cm, dài khoảng 150cm - 200cm, 2 đường cách nhau 50 - 80cm. Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi: Đi chạy theo đường thẳng. Theo đường thẳng, các con đi bình thường, mắt nhìn thẳng phía trước, vai thẳng. Khi đi hết đường thẳng màu xanh, các con tới chỗ rồi đặt một hình dán lên bảng. Bên hình vuông dán ô hình vuông, bên hình tròn dán ô hình tròn. Các con quay về đường màu đỏ và trở lại vạch xuất phát. Cho cháu xem 1 + 2 lần. - Chọn một, hai cháu nhanh nhẹn lên làm cho cả lớp xem. - Lần lượt cho từng hai cháu lên thực hiện. - Trong khi trẻ thực hiện, cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ. Nhắc nhở trẻ không đi, chạy ra ngoài đường vẽ và bỏ đúng hình. Cho từng nhóm trẻ lên thực hiện. - Cô sửa sai, giúp đỡ cho từng cháu làm được. c. Trò chơi vận động: Chim sẻ và ô tô Hướng dẫn cách chơi: Cô chia cháu đứng thành hai hàng nối đuôi nhau, một hàng dùng vòng thể dục làm ô tô, một hàng đội mũ chim sẻ cho trẻ làm chim sẻ. Khi cô hô: Ô tô chạy, các bé làm ô tô sẽ vừa đi vừa làm cử điệu như ô tô đi theo đường thẳng và về đích. Khi cô hô chim sẻ bay: các bé đội mũ chim sẻ vừa chạy vừa làm cử điệu chim bay. Sau đó cô cho các bé đi và chạy theo hướng ngược lại. Cho các bé đổi vai cho nhau và cùng thực hiện. Khi cô hô: Ô tô đi và chim sẻ bay thì các bé sẽ thực hiện theo yêu cầu của cô. - Giáo dục trẻ khi chơi không xô đẩy bạn. 3. Hồi tĩnh Cho trẻ nhẹ nhàng đi theo cô, vừa đi vừa hít thở. Kết thúc giờ học CHỦ ĐỀ: ĐỒ CHƠI VÀ ĐỒ DÙNG CỦA LỚP Đề tài: Bé chơi với hình tròn, hình tam giác I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Trẻ biết so sánh điểm giống nhau và khác nhau của hình tròn, hình tam giác. Biết sử dụng từ: Trước, sau, Trên dưới trong quá trình thực hiện các trò chơi, bài tập. Phát triển tư duy, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo qua các hoạt động vẽ thêm vào hình tròn, hình tam giác để tạo thành hình dạng đồ vật khác, liên tưởng hình dạng của hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật với các đồ vật xung quanh có cùng hình dạng. II. CHUẨN BỊ - Các hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật bằng bìa cứng, nhựa. - Túi nilon đen, bút xoá. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Cùng khám phá Tổ chức trò chơi Bóng lăn Cho mỗi trẻ một túi nilon đựng một hình tròn, một hình tam giác. Yêu cầu trẻ sờ bên ngoài bao và đoán xem có gì bên trong [hỏi nhiều trẻ]. Có hình gì? Có bao nhiêu hình? Hướng dẫn trẻ mở bao để cùng kiểm tra lại. Yêu cầu trẻ chọn hình có góc nhọn và đặt ra ngoài còn lại trong bao là hình gì? Hãy đặt hình tròn kế bên hình tam giác. Hình nào con đặt ra ngoài trước? Hình nào con đặt ra ngoài sau? Cho cá nhân nhắc lại: Hình tam giác đặt trước, hình tròn đặt sau. Hai hình này có gì khác nhau? Có gì giống nhau? Con hãy đặt hình tam giác lên trên, hình tròn bên dưới, con thấy thế nào? Đổi lại hình tròn đặt trên, hình tam giác đặt dưới, có gì khác so với lúc nãy không? * Hoạt động 2: Vẽ sáng tạo Khuyến khích trẻ vẽ thêm nét vào hình tròn, hình tam giác để tạo thành những hình ngộ nghĩnh theo trí tưởng tượng của trẻ. Con hãy cất hình tròn vào bao trước và hình tam giác cất vào sau. Hướng dẫn trẻ cột bao lại. * Hoạt động 3: Thi xem ai nhanh Cô cùng trẻ đặt các hình tròn, tam giác, chữ nhật xuống sàn. Tổ chức cháu hát múa và khi nghe hiệu lệnh của cô thì nhảy vào đúng hình cô yêu cầu: Lần 1: Cô gọi tên hình. Lần 2: Cô gọi tên đồ vật có dạng giống hình hình học. II. NHÓM CHỦ ĐỀ VỀ BẢN THÂN Đề tài: Bé chơi với vòng I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Củng cố kỹ năng xếp cạnh. - Củng cố biểu tượng về hình tròn [to - nhỏ] màu vàng, màu xanh, màu đỏ. - Khơi gợi sự hứng thú và trí tưởng tượng ở trẻ. - Tạo ra được sản phẩm riêng của chính mình. II. CHUẨN BỊ - Vòng thể dục màu xanh, đỏ, vàng, to, nhỏ. - Nguyên vật liệu mở: Lá, kim sa, hột, hạt, giấy, hồ, keo hai mặt, dây ni lông, dây vải,... III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Bé chơi với vòng Cho bé đọc bài thơ: Bắp cải xanh Đọc hết bài thơ cô tung vòng ra cho trẻ chơi. Cô hỏi trẻ: - Đây là cái gì? - Vòng của con to hay nhỏ so với vòng của bạn? - Con sẽ chơi được gì với cái vòng này? [trẻ suy nghĩ, sáng tạo và cô gợi mở thêm cho trẻ: Xếp đường đi, đoàn tàu, lắc vòng, kéo co, làm cổng chui, xoay vòng, lăn vòng]. Vì sao con lăn được vậy? [vì nó là hình tròn]. * Hoạt động 2: Lễ hội hóa trang Chia trẻ ra làm 3 nhóm. Cung cấp cho trẻ nhiều nguyên vật liệu mở. Cô đưa ra mục đích yêu cầu: Các con hãy tạo ra thật nhiều vòng tròn từ các nguyên vật liệu mở như là: Lá, kim sa, giấy, hột hạt, hồ, keo, dây, kéo, sau đó các con hãy hoá trang cho một bạn trong nhóm của mình để cùng thi với các nhóm khác nhau. Tiến hành lễ hội hoá trang, nhận xét tuyên dương các nhóm. III. NHÓM CHỦ ĐỀ VỀ GIA ĐÌNH CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ YÊU Đề tài: Bé tập quét nhà I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. - Đọc thuộc bài thơ và trả lời một số câu hỏi của cô. - Trẻ hứng thú, tích cực hưởng ứng tiết học. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng của cô, cháu: Băng nhạc. - Tranh thơ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Cây chổi rơm Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh cây chổi rơm. Trò chuyện với trẻ về hình dáng và công dụng của cây chổi. Múa hát: Sợi rơm vàng Các con hát bài gì? Sợi rơm vàng dùng để làm gì? [Dệt chổi] Dệt chổi rơm để làm gì? [Quét nhà] Có chổi rơm quét nhà thì nhà cửa của các con mới sạch sẽ được. Giới thiệu bài thơ: Bé tập quét nhà. * Hoạt động 2: Thơ: Tập quét nhà Cô cháu mình cùng đọc bài thơ Tập quét nhà nhé. Cô đọc lần 1: Diễn giải thể hiện nội dung bài thơ. Cô đọc lần 2: Cô kết hợp, dùng tranh ảnh minh hoạ. * Trích dẫn đàm thoại Các con ạ bé tập quét nhà giúp cho mẹ đấy. Và các con nghe cô đọc và nói xem đây bài thơ gì, do ai sưu tầm? Em bé trong bài thơ tập làm gì? Bé quét nhà như thế nào? * Dạy trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc 1 - 2 lần. - Thi đua giữa các nhóm tổ cá nhân. - Cô sửa sai cho trẻ. - Động viên trẻ đọc. - Cả lớp đọc lại lần nữa. * Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm đúng yêu cầu của cô - Cả lớp hát và vận động theo bài Sợi rơm vàng - Giáo dục trẻ chăm chỉ, biết yêu quý và bảo vệ các đồ dùng. Kết thúc CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ YÊU Đề tài: Bà của bé I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. - Đọc thuộc thơ, trả lời một số câu hỏi của bài thơ, cảm nhận được âm điệu của bài. - Trẻ biết yêu quý bà. II. CHUẨN BỊ - Đĩa nhạc có bài hát Tổ ấm gia đình, thơ, tranh vẽ ngôi nhà minh họa bài thơ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Bà của bé Hát và kết hợp vận động Cháu yêu bà. Trò chuyện về bài hát, về bà của bé. Gợi ý để trẻ tả về bà và nói lên tình cảm yêu thương đối với bà. Dạy trẻ về bà nội và bà ngoại. * Hoạt động 2: Thăm nhà bà Cho trẻ xem tranh minh họa bài thơ và giới thiệu với trẻ về bài thơ. Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? Bài thơ nói lên điều gì? Bạn nhỏ đến thăm nhà, có bà ở nhà không? [đọc hai câu đầu] Bạn nhỏ thấy gì? [đọc 4 câu tiếp theo] Đàn gà đang làm gì? Tình cảm của bạn nhỏ đối với đàn gà như thế nào? [đọc những câu cuối] Các con có yêu quý đàn gà không? * Hoạt động 3: Bé đọc thơ hay Các con hãy thể hiện tình cảm của mình qua bài thơ Thăm nhà bà nhé! [cả lớp đọc 2 - 3 lần]. Thi đua giữa các nhóm bằng nhiều hình thức khác nhau. Cả lớp đọc lại bài thơ một lần nữa. Kết thúc CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ YÊU Đề tài: Nhà bé có gì? I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết một số đồ dùng trong gia đình. - Công dụng của các đồ dùng. - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia với tiết họ. - Biết giữ gìn cẩn thận, không làm vỡ đồ dùng. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng của cô, cháu: Bát, cốc, ca, li, đĩa. - Tranh có dán sẵn số li và số đĩa, li cắt bằng giấy rời [đủ cho mỗi trẻ]. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Sinh nhật búp bê Cô và bé cùng mang hoa đến dự sinh nhật búp bê. Trò chuyện với trẻ xem ở nhà búp bê chuẩn bị những đồ dùng gì cho bữa tiệc sinh nhật: Chén, muỗng, li, bàn ghế, v.v... Cùng trẻ đếm số li, đếm số muỗng và chén, so sánh số muỗng và chén có trên bàn. Thêm hoặc bớt số muỗng và chén để có số muỗng và chén bằng nhau. * Hoạt động 2: Bé sắp bàn tiệc Trên hình có một số li và đĩa lót li, mỗi đĩa lót li có một cái li. Có những đĩa chưa có li. Trẻ đếm số đĩa và số li, sau đó tìm các li dán lên trên đĩa sao cho mỗi đĩa đều có một cái li. * Giáo dục trẻ: Các con phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và không được nghịch đồ dùng trong gia đình vì nó rất dễ vỡ... * Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm đúng theo yêu cầu của cô Cô nói: Để uống nước, trẻ tìm thẻ có hình li giơ lên Cô nói: Để ăn cơm, trẻ tìm thẻ hình bát ăn cơm. Cô nói: Để quét nhà, trẻ tìm thẻ hình chổi... Múa hát: Tổ ấm gia đình. Kết thúc CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ YÊU Đề tài: Bé làm họa sĩ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết dán ngôi nhà theo mẫu của cô. - Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo, thẩm mĩ. - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia với tiết học. II. CHUẨN BỊ - Hình vuông [HV] màu vàng, hình tam giác màu đỏ, hình chữ nhật màu xanh, hình vuông mầu xanh, hồ dán, đĩa nhạc Ngôi nhà của tôi. - Mẫu giống cô nhưng kích thước nhỏ hơn, đủ đồ dùng cho mỗi trẻ, hồ dán, khăn lau. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Ngôi nhà của bé Hát Ngôi nhà của tôi và kết hợp vận động. Các con vừa hát bài hát nói về cái gì? [trẻ trả lời về ngôi nhà]. Các con ạ! Ai cũng có mộtngôi nhà riêng mình phải không nào? Ở đó có ai? [cả lớp nói có ba, mẹ, ông, bà đều sống rất hạnh phúc và vui vẻ]. Vậy gia đình có ba, mẹ, ông, bà chung sống là gia đình như thế nào? [gia đình có 03 thế hệ]. Thế ai kể về gia đình của mình nào? Gọi 3 - 4 trẻ kể về gia đình. Gia đình con như thế nào? [có ba, mẹ và con] gia đình ít con. Gia đình con có ai? [ba, mẹ, anh, chị, em] gia đình đông con. Các con ạ! Khi cô và các con đang sống trong gia đình đầm ấm trong những ngôi nhà đẹp khang trang, thì những bạn nhỏ ở Phú Yên bị bão lụt cuốn mất nhà cửa. Chia sẻ tình thương với các bạn, cô Loan sẽ dán tặng các bạn ngôi nhà thật đẹp nhé! * Hoạt động 2: Bé làm họa sĩ Cô hướng dẫn trẻ dán ngôi nhà của mình từ các dạng hình hình học [hướng dẫn từng thao tác, có thể cho trẻ xem tranh mẫu của cô]. Trò chuyện với trẻ về ngôi nhà trẻ dự định thực hiện: Về kích thước, hình dáng, màu sắc. Gợi ý để trẻ có những sáng tạo trong việc xé dán và trang trí ngôi nhà. Trẻ thực hiện. * Hoạt động 3: Ngôi nhà nào xinh nhất? Cô hướng dẫn các nhóm trưng bày tranh của nhóm mình và cả lớp cùng đi tham quan các nhóm tranh trưng bày. Kết thúc CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ YÊU Đề tài: Cả nhà thương nhau I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả. - Hát đúng lời, đúng nhạc. - Rèn sự nhanh nhạy của trẻ, giúp trẻ cảm thụ âm nhạc tốt. - Giáo dục biết yêu thương những người thân trong gia đình. - Trẻ biết hứng thú nghe cô hát và hát cùng cô. II. CHUẨN BỊ - Đàn, nhạc, đĩa, có bài hát Cả nhà thương nhau, Vì con. - Vòng nhựa. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Cả nhà thương nhau Cô giới thiệu bài: Cả nhà thương nhau. Cô hát lần 1 vui vẻ tự nhiên, thể hiện được tình cảm của bài hát. Giới thiệu nội dung bài hát, bài hát thể hiện tình yêu thương của gia đình khi cả nhà rất yêu thương nhau... Cô hát lần 2 Trẻ hát: Cả lớp hát 2 - 3 lần, thi đua giữa các nhóm, cô động viên và sửa sai cho trẻ, hỏi lại trẻ tên bài hát. * Hoạt động 2: Nghe hát bài: Vì con Ba mẹ là người sinh ra các con, luôn yêu thương, chăm sóc, che chở cho con khôn lớn thành người. Cô hát 1 - 2 lần. Cho trẻ nghe băng nhạc. Cô múa cho trẻ xem. Cả lớp hát múa theo cô. * Hoạt động 3: Ai nhanh nhất Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi. Cô cho trẻ chơi 3 - 4 làn. Cô động viên trẻ chơi vui vẻ. Kết thúc CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ YÊU Đề tài: Những người thân trong gia đình I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết trò chuyện cùng cô về ngôi nhà của mình. - Biết tên và mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình. - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia với tiết học. II. CHUẨN BỊ - Đĩa nhạc Ngôi nhà của tôi, Ba ngọn nến lung linh. - 02 bức tranh về gia đình. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Ngôi nhà của bé Hát và kết hợp vận động Ngôi nhà của tôi. Các con vừa hát bài hát nói về gì? [trẻ trả lời về ngôi nhà] Các con ạ! Ai cũng có một ngôi nhà riêng mình phải không nào? Cô cũng có một ngôi nhà rất đẹp, có chồng và con của cô sống vô tư, vui vẻ và hạnh phúc. Vậy ai sẽ kể về ngôi nhà của mình? Nhà của con như thế nào? Gọi 2 - 3 trẻ kể về ngôi nhà của mình. Các con ạ! Ngôi nhà là nơi sum họp cả gia đình đúng không nào? Mọi người trong gia đình phải yêu thương lẫn nhau. * Hoạt động 2: Gia đình bé có ai? Hôm nay cô có một bức tranh về gia đình của một bạn trong lớp mình muốn kể cho lớp mình nghe đấy, các con cùng xem bức tranh gia đình bạn gồm có những ai nhé! Bố mẹ đang làm gì? Em bạn đang làm gì? Mọi người như thế nào với nhau? Tương tự cho trẻ xem tranh khác, để trẻ so sánh được hai gia đình đông con - ít con. Các con được xem bức tranh của hai gia đình. Vậy ai kể về gia đình của mình nào? Gia đình con có những ai? Bố mẹ làm công việc gì? Mọi người như thế nào với nhau? Vì sao mọi người phải sống chung với nhau trong một gia đình. Tương tự gọi 3 - 4 trẻ kể về người thân trong gia đình mình. Các con ạ! Mọi người khi sống dưới một mái ấm gia đình gắn bó chung cùng huyết thống, mọi người phải yêu thương nhau! Các con có đồng ý với cô không nào! * Hoạt động 3: Vẽ người thân trong gia đình Trẻ vẽ người thân yêu nhất trong gia đình trẻ. Mở nhạc: Ba ngọn nến lung linh. Kết thúc CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ YÊU Đề bài: Hát về gia đình bé I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ hát đúng lời, đúng nhạc. - Thể hiện niềm vui qua bài hát. - Trẻ hứng thú, tích cực hưởng ứng tiết học. - Trẻ hứng thú nghe cô hát, hưởng ứng hát múa cùng cô. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng của cô, trẻ: Băng nhạc. - Trang phục biểu diễn, dụng cụ âm nhạc, v.v... III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Hát về ngôi nhà của bé Bài hát Ngôi nhà của tôi của nhạc sĩ Thu Hiền. Dạy hát - Cô hát lần 1: Vui vẻ, tự nhiên. - Giới thiệu nội dung bài hát. Bài hát nói về niềm vui, tự hào của bạn nhỏ về nhà mình ngôi nhà đó rất gần gũi yêu thương, ngôi nhà đó chính là nhà của tôi. - Cô hát lần 2: Làm điệu bộ. - Nào các con cùng hát về ngôi nhà của mình nhé. Trẻ hát và về chỗ. - Hát lại lần 2: Vui vẻ tự tin. - Thi đua từng tổ, nhóm, cá nhân. Cô động viên và chú ý sửa sai cho trẻ. * Hoạt động 2: Ba ngọn nến lung linh Nghe hát Cô hát cho trẻ nghe bài hát Ba ngọn nến lung linh của nhạc sĩ Ngọc Lễ. - Cô hát lần 1: Vui vẻ, tự nhiên thể hiện được tình cảm của gia đình. - Cô hát, múa lần 2: Cho ba trẻ lên múa thể hiện. - Bài hát này rất hay và được mọi người yêu thích. - Mời các con nghe qua băng nhạc. - Cô mở băng các lớp múa hát theo. * Hoạt động 3: - Trò chơi: Ai nhanh nhất Cô giới thiệu tên trò chơi. Cô nêu luật chơi, cách chơi và tổ chức chơi. - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần. - Cô động viên cho trẻ chơi vui vẻ cùng nhau. Kết thúc IV. NHÓM CHỦ ĐỀ VỀ THỰC VẬT ĐỀ TÀI: MỘT SỐ LOẠI RAU I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Dạy trẻ gọi được tên, nhận xét được một vài đặc điểm nổi bật của các loại rau và biết lợi ích của chúng. - Rèn luyện: + Góc giác quan. + Cách phát âm. + Vốn từ. II. CHUẨN BỊ - Cho trẻ thăm vườn rau [nếu có], làm quen với các loại rau trong cuọc sống hàng ngày. - Cho trẻ đọc câu đố hay các bài thơ về các loại rau. - 3 - 4 loại rau tươi [bắp cải, cà rốt, bí...]. - 3 - 4 loại tranh về các loại rau tươi. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định - giới thiệu - Chơi “Trời nắng - trời mưa” - Chơi cùng cô. 2. Lắng nghe, lắng nghe - Nghe gì? Nghe gì? Câu đố: - Thưa cô, củ cà rốt Cái gì? Màu gì? Thỏ rất thích ăn. - Đưa củ cà rốt ra hỏi: Củ gì đây? - Củ cà rốt Màu gì? - Màu đỏ Dùng để làm gì? - Để ăn - Cô cùng trẻ đọc bài thơ: “Bắp cải xanh” - Lớp mình vừa đọc thơ gì đấy? - Bắp cải xanh - Đưa bắp cải ra và hỏi trẻ: - Đây là cái gì? - Cây bắp cải - Lá bắp cải như thế nào? - Màu xanh - Búp cải non nằm ở đâu? - Ở giữa - Bắp cải dùng để làm gi? - Để làm rau ăn - Các con đã ăn rau bắp cải chưa? - Dạ rồi. - Cô đưa cho tranh cà rốt và bắp cải cho trẻ xem và hỏi: - Đây là rau gì? - Củ cà rốt - Màu gì? - Màu đỏ - Dùng để làm gì? - Để ăn 3. Trò chơi “Trốn cô” rồi cô đặt quả bí lên bàn: - Cô có gì đây? Thế trái bí này dùng để làm gì? 4. Củng cố - Thi kể được nhiều tên loại rau nhất. - Chơi 3 - 4 lần - Chơi trò chơi “Cái gì biến mất?” cho trẻ nhìn kỹ các loại rau trên bàn, cô lần lượt nhấn mạnh để trẻ ghi nhớ các loại rau đó. Cô cho trẻ nhắm mắt và nói nhanh xem cái gì biến mất. Cuối cùng để lại tranh cà rốt hay củ tươi. - Các chú thỏ có thích ăn loại rau này không? - Dạ thích - Nếu thích thì chúng mình làm bầy thỏ đi kiếm của cà rốt nhé. - Cô và trẻ vừa đọc thơ vừa đi. “Trời nắng, trời nắng, thỏ đi tắm nắng” ĐỀ TÀI: MỘT SỐ LOẠI RAU, LÁ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Gọi đúng và phát âm rõ ràng tên gọi, lợi ích của một số loại rau, lá. - Rèn luyện khả năng nhạy cảm của xúc giác. - Hình thành và rèn luyện thao tác so sánh một vài đặc điểm khác nhau của hai đối tượng. - Giáo dục trẻ biết giá trị của một số loại rau trong đời sống con người và động vật. II. CHUẨN BỊ - Một túi vải đựng: Bắp cải, rau cải xanh... III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Để túi “bí mật” trên bàn cô, yêu cầu trẻ đoán xem trong túi có gì? 2. Yêu cầu từng trẻ em lên thò tay vào túi, nói tên vật, sau đó lấy vật ra, giơ cao cho cả lớp xem. - Đối với các loại rau, yêu cầu tất cả trẻ em nhắc lại tên gọi khoảng 2 lần. - Yêu cầu trẻ kể tên tất cả các loại rau ở trên bàn, cô giải thích: Tất cả các thứ ấy đều có tên gọi chung là “rau”. Hỏi trẻ xem rau dùng để làm gì. - So sánh một vài đặc điểm khác nhau của bắp cải và rau cải xanh. - Đọc cho trẻ nghe bài thơ Bắp cải xanh. “Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ở giữa”. 3. Cô và trẻ cầm những cây rau, vừa đi về lớp học vừa hát bài Đàn vịt con. CHỦ ĐỀ: CÂY LỚN LÊN NHƯ THẾ NÀO? Đề tài: Quả quýt I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết tên gọi một số quả quen thuộc gần gũi. - Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của quả quýt. - Ích lợi của quả quýt II. CHUẨN BỊ - Mỗi trẻ một quả quýt. - Một số quả nhựa. - Máy, băng nhạc. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Quả gì? - Cô cùng trẻ xem phim. Sau đó cô trò chuyện với trẻ về nội dung phim vừa xem. * Hoạt động 2: Quả quýt của bé - Cho trẻ biết đặc điểm bên ngoài của quả quýt. - Khảo sát đặc điểm bên trong qua hoạt động lột vỏ, ăn, nếm, biết mùi vị. - Dạy cho trẻ biết nhả hạt khi ăn quýt. - Quả quýt có dạng hình tròn, có màu xanh hoặc vàng, nó có vị ngọt, hơi chua, có nhiều múi nhỏ, có hạt. - Cho trẻ vệ sinh sau khi hoạt động lột vỏ. - Ngoài quả quýt con còn biết quả gì nữa? * Hoạt động 3: Trò chơi: Hái quả Cô trò chuyện với trẻ về việc hái quả để trưng bày mâm quả. Trò chơi: Chia thành 2 nhóm, bạn trai và bạn gái. - Nhóm bạn trai hái quả quýt màu xanh. - Nhóm bạn gái hái quả quýt màu vàng. Sau khi trẻ thực hiện xong trong một khoảng thời gian quy định, cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả mỗi nhóm. * Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời * Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc Kết thúc V. NHÓM CHỦ ĐỀ VỀ ĐỘNG VẬT Đề tài: Bé chơi cùng các con vật I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Thích nghe chuyện: Nòng nọc con tìm mẹ - Phát triển óc quan sát, sáng tạo, ngôn ngữ cho trẻ. - Phát triển vận động sự tự tin, sự khéo léo của đôi tay qua trò chơi với bóng. - Thích thú với các trò chơi Tìm mẹ cho các con vật. II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Cho trẻ em xem tranh ảnh về quá trình phát triển của ếch và trò chuyện về đặc điểm của ếch, nòng nọc. Hoạt động 2: Bé chơi cùng các con vật: Tổ chức trẻ chơi: Trời nắng trời mưa và giới thiệu câu chuyện cô sắp kể. - Sử dụng màn hình Power Point để kể cho trẻ nghe câu chuyện Nòng nọc tìm mẹ. Cô vừa kể vừa dừng lại để trẻ đoán tiếp nội dung câu chuyện. - Sau đó đàm thoại về nội dung câu chuyện: + Nòng nọc con đi tìm ai? + Nòng nọc gặp những ai? + Đặt tên cho câu chuyện là gì? - Tạo tình huống có tiếng khóc và các trẻ cùng tìm, cô sử dụng một số con rối để trò chuyện và nhờ các bạn tìm giúp mẹ. - Mỗi trẻ lấy một rổ các con vật và nhìn trên màn hình Power Point để kiểm tra. - Trẻ chơi với bong bóng và tạo hình các con vật theo ý thích của trẻ. Dùng các con vật cùng tạo hình và kể chuyện tiếp theo. Hoạt động 3 - Quan sát hồ cá dưới sân trường. - Tổ chức vận động. + Bật cóc. + Vẽ phấn tự do dưới sân trường. + Kể chuyện tự do. + Chơi với đồ chơi có sẵn dưới sân trường. Hoạt động 4 - Góc văn học: Sử dụng rối để kể chuyện sáng tạo. - Góc tạo hình: Trang trí các con vật theo ý thích [Dán mắt, mũi, miệng cho các con vật]. - Góc toán: + Tìm bóng con vật. + Tìm mẹ con vật Hoạt động 5: Hát các bài hát trong chủ đề. Đề tài: Con cá vàng I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết và phân biệt sự khác nhau về hình dạng giữa các con vật sống dưới nước. - Phát triển khả năng giao tiếp giữa cô và các bạn. - Hứng thú tham gia vào các hoạt động và quan tâm đến các con vật gần gũi xung quanh trẻ. - Trẻ thể hiện cảm xúc theo bài hát: vỗ tay theo nhịp, sử dụng các loại nhạc cụ khác nhau. II. CHUẨN BỊ - Đĩa phim các con vật sống dưới nước. - Đĩa nhạc: Cá vàng bơi. - Nguyên vật liệu góc tạo hình. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Nhà thám hiểm nhí - Cho trẻ xem phim về thế giới động vật. Trẻ xem phim - Cô và trẻ cùng trò chuyện về đoạn phim vừa xem. Trẻ trả lời theo trí nhớ của mình sau khi xem. - Đàm thoại với trẻ về những con vật nào sống được dưới nước. Trẻ trả lời theo hiểu biết của mình. - Cho trẻ xem vài con cá sống dưới nước. - Vừa quan sát cô và trẻ cùng đàm thoại về: + Đặc điểm: Trẻ quan sát theo sự hướng dẫn của cô. + Hình dạng: + Môi trường sống: + Thức ăn của chúng: Trẻ nói lên kinh nghiệm. - Cho trẻ so sánh sự khác biệt đặc điểm bên ngoài giữa những con cá. Hoạt động 2: Cùng hát lên Trẻ nghe và đoán tên bài hát. - Cho trẻ nghe bài hát Cá vàng bơi và trẻ đoán tên bài hát. - Trẻ hát và vỗ tay theo nhịp [sử dụng nhiều loại nhạc cụ theo nhóm nhỏ]. Trẻ hát và vận động theo nhịp bài hát - Cho 3 nhóm hát kết hợp vận động. Trẻ thực hiện. Hoạt động 3: Nhà thiết kế tí hon - Cô cho trẻ xem những chiếc vòng. Các con nghĩ xem với những chiếc vòng này mình sẽ làm gì? Các cháu trả lời theo suy nghĩ của mình. - Cô gợi ý: Ở đây cô có những chú cá còn chưa được trang trí. Vậy cô cháu mình cùng trang trí cho đẹp để gắn lên các vòng nhé. Trẻ phụ cô lấy nguyên vật liệu để cùng trang trí. - Cô mở nhạc: Cho trẻ làm những chú cá: Tạo dáng, các chú cá bơi nhẹ nhàng, vận động theo nhạc. [Mở nhạc bài: Cá vàng bơi] Trẻ vận động tự do theo bài hát Cá vàng bơi. Kết thúc: Nhận xét giờ học. Đề tài: Ai không lao động? I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Trẻ nhớ nội dung câu chuyện, nhớ các nhân vật trong câu chuyện. Rèn luyện trẻ biết đếm đến 3, nhận biết chữ số 3, so sánh hai tập hợp có cùng số lượng 3. Rèn luyện kỹ năng xếp tương ứng 1 : 1. Trẻ kể được những lời thoại ngắn của nhân vật, hiểu được ý nghĩa câu chuyện. Biết hoạt động theo nhóm, chơi cùng bạn, vâng lời cô. II. CHUẨN BỊ Truyện tranh hoặc rối: Ba quả táo. Rổ thẻ hình con sóc, voi, mía, hạt dẻ đủ cho mỗi trẻ và đủ số lượng. Bảng nỉ, tranh hình của cô: Sóc, hạt dẻ, voi. Các chú sóc có đánh số từ 1 đến 3. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Kể chuyện: Quả táo của ai? Đàm thoại: Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Bác nông dân nhặt được bao nhiêu quả táo? Nhà chuột có mấy mẹ con? Nhà sóc có mấy mẹ con? Số táo có bằng số chuột không? Số táo và số sóc như thế nào với nhau? Mỗi con vật mang mấy quả táo? Làm thế nào để biết số táo và số chuột bằng nhau? Hoạt động 2: Xem ai tài giỏi? Cô dán một số thẻ hình con sóc lên bảng, cho trẻ đếm số con sóc. Mỗi trẻ lấy trong giỏ của mình số con sóc giống trên bảng của cô. Cô trò chuyện cùng trẻ: Con sóc sống ở đâu? Con sóc ăn thức ăn gì? Cô cho một bạn lên bảng, chọn thức ăn trong rổ cho sóc ăn, mỗi con sóc ăn một hạt dẻ. [Ở dưới các bạn cũng cho sóc ăn hạt dẻ trong rổ của mình, mỗi con sóc ăn một hạt dẻ]. Trẻ chọn số tương ứng với số sóc và tương ứng với số hạt dẻ. Số tương ứng với số voi và mía. Cô kiểm tra kết quả củ trẻ. Hoạt động 3: Đưa sóc về đúng nhà Chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm đứng trước vạch, trước vạch có rổ đựng các chú sóc có đánh số từ 1 đến 3. Trên bảng có chia 3 ô, mỗi ô là một ngôi nhà đánh số từ 1 đến 3. Khi nghe hiệu lệnh của cô: Trẻ chạy về phía bảng, tới sông [2 vạch ngang song song cách nhau 20cm] trẻ bật qua sông đưa sóc về đến nhà theo đúng số trên mình sóc. Kết thúc: Nhận xét giờ học. Đề tài: Nếu là thỏ... cho xem tai I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết đặc điểm đặc trưng và môi trường sống của con thỏ. - Trẻ nói câu trọn vẹn: Con thỏ có đuôi, con thỏ có hai mắt. - Củng cố kỹ năng tạo hình cho trẻ. - Phát triển khả năng tập trung, chú ý, vận động theo nhạc, rèn sự nhanh nhạy và khéo léo. - Giáo dục trẻ biết yêu thương và chăm sóc thỏ. II. CHUẨN BỊ - Con Thỏ thật. - Tranh con thỏ. - Tranh thỏ cắt rời các bộ phận. - Thẻ hình: Rau, củ quả. - Đất nặn. - Mũ con thỏ. - Thẻ số. - Nhà thỏ có ghi số. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: - Cho trẻ quan sát con thỏ thật và nói những gì trẻ nghĩ. - Trò chuyện cùng trẻ: Thỏ có đầu, mình, đuôi, có miệng, 4 chân, 2 mắt, 2 tai dài. - Thỏ thích ăn củ cà rốt. - Cho trẻ quan sát các bộ phận của thỏ thật và trên tranh. Cho trẻ lặp lại tên các bộ phận. Hoạt động 2: - Trẻ chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ nhận các mảnh ráp hình con thỏ và ráp lại thành bức tranh hoàn chỉnh. Hoạt động 3: - Cho trẻ đội mũ thỏ, vận động theo bài con thỏ và đi tìm các thẻ hình đồ ăn ưa thích của thỏ... Đề tài: Bé vui cùng các con vật sống trong rừng I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ biết đặc điểm của một số con vật sống trong rừng. - Phát huy khả năng tư duy: Trẻ nghe câu đố đoán là con gì. - Trẻ nhớ các bài thơ, bài hát về con vật sống trong rừng. - Trẻ biết thể hiện cảm xúc khi đọc thơ và hát. - Trẻ minh họa theo bài thơ, bài hát. II. CHUẨN BỊ - Tiếng kêu các con vật. - Câu đố về các con vật. - Bài hát về động vật. - Kim sa, bút màu, giấy, cát. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: - Cô cho trẻ nghe tiếng kêu và đoán tên các con vật, dùng câu đố cho trẻ đoán là con vật gì? - Cô đàm thoại với trẻ: + Đố bé đây là con gì? Sống ở đâu? + Nó thích ăn gì? Hoạt động 2: - Bé đoán được một số con vật: Khỉ, hươu, gà trống. Vậy có nhớ bài hát hay bài thơ nào nói về các con vật sống trong rừng mà mình đã học. - Ngoài các bài thơ mà chúng ta vừa đọc, các bé còn nhớ bài hát nào nhắc đến các con vật sống trong rừng nữa? Hoạt động 3 - Cho trẻ làm bộ sưu tầm hình về con thú mà trẻ yêu thích. CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT CƯNG Đề tài: Câu chuyện của gà tồ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Cung cấp và rèn luyện kỹ năng so sánh chiều cao hai đối tượng. Nhận biết sự khác nhau về chiều: Cao hơn, thấp hơn. - Củng cố kiến thức của trẻ về hình ảnh con gà. - Trẻ lắng nghe và hiểu được nội dung câu chuyện. - Hát đúng lời bài hát và vận động theo nhạc bài hát: Đàn gà trong sân. II. CHUẨN BỊ - Truyện rối hoặc truyện tranh nhân vật rời: Câu chuyện của gà tồ. - Nhạc bài hát: Đàn gà trong sân. - Thẻ hình một số con vật có hai kích thước cao hơn và thấp hơn. - Giấy có hình vẽ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Câu chuyện của gà tồ Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc: Đàn gà trong sân. Trò chuyện: Trong sân có rất nhiều bạn gà, làm sao để biết bạn nào cao hơn? Bạn nào thấp hơn? [trẻ trả lời theo suy nghĩ]. Các bạn chú ý lắng nghe xem trong câu chuyện này, làm cách nào để so chiều cao của mình với mọi người. Hoạt động 2: Ai cao hơn? Ai thấp hơn? Cô cho trẻ chơi trò chơi: Gió thổi: Mỗi nhóm 2 bạn. Cô chọn 1 nhóm lên và trò chuyện với trẻ: Theo các bạn, hai bạn này, bạn nào cao hơn? Bạn nào thấp hơn? Làm sao để biết ai cao hơn? Ai thấp hơn? Cô xếp hai bạn đứng sát cạnh nhau để so sánh. Lần lượt cho từng cặp bạn so chiều cao: Ai cao hơn đứng sang bên phải, ai thấp hơn đứng sang bên trái. Hoạt động 3: Đàn gà trong sân Cô cho mỗi bạn một tờ giấy có vẽ sẵn hai chú gà đứng cạnh nhau. Trẻ quan sát và so sánh chiều cao của hai chú gà. Chú gà nào cao tô màu đỏ, chú gà nào thấp hơn tô màu vàng. Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc Kết thúc CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT CƯNG Đề tài: Cún con và mèo con I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ đọc thuộc và diễn cảm bài thơ: Miu và Cún. - Phát triển kỹ năng cầm bút, tô màu. - Rèn trẻ tính tỉ mỉ, cẩn thận và sáng tạo trong các hoạt động. - Hình thành tình cảm yêu quý những con vật nuôi gần gũi trong gia đình. II. CHUẨN BỊ - Tranh mẫu: Cún con và mèo con [được vẽ và tô màu các chi tiết xung quanh, riêng hình cún con và mèo con để trắng không tô màu]. - Tranh cho bé tô màu cún con và mèo con. - Bút màu để trẻ tô màu. Các nguyên vật liệu mở để trang trí thêm cho bức tranh. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Khám phá tranh vẽ Cô cho trẻ xem tranh và cùng trò chuyện về bức tranh: - Tranh vẽ gì? Trong tranh có những gì? - Con có nhận xét gì về cún con và mèo con trong tranh [đã được tô màu chưa]. - Con thường thấy bạn nèo và bạn chó có màu gì? [cô có thể gợi ý thêm về đặc điểm của chó con và mèo con mà trẻ thường thấy]. - Mình phải làm gì để bức tranh của mình đẹp hơn? [tô màu bạn cún và bạn mèo]. Hoạt động 2: Bé tô màu như thế nào? Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút, giữ giấy và tô màu bạn cún con và bạn mèo con trong tranh. Hướng trẻ chú ý quan sát cô tô màu mẫu và hướng dẫn trẻ tô màu không làm lem ra ngoài. Gợi ý cho trẻ chọn màu sắc một cách sáng tạo. Hoạt động 3: Bức tranh của bé Mỗi trẻ chọn một bức tranh có sẵn, sau đó sử dụng sáp màu và các nguyên vật liệu có được để tô màu bạn Cún con và Mèo con, sử dụng các nguyên vật liệu để trang trí thêm cho bức tranh đẹp hơn. Triển lãm tranh tô màu của bé. Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc Kết thúc CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT CƯNG Đề tài: Miu và Cún I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ lắng nghe và thuộc bài thơ: Miu và Cún. - Nhận biết, phân biệt con chó và con mèo qua hình ảnh, đặc điểm. - Hình thành tình cảm yêu quý những con vật nuôi gần gũi trong gia đình. II. CHUẨN BỊ Trò chuyện- Tranh thơ: Miu và Cún. - Tranh các hoạt động trong ngày của cô giáo. - Bút màu để trẻ tô màu. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Thơ Miu và Cún Cô cho trẻ xem tranh và cùng trò chuyện về bức tranh và nội dung bài thơ. Cô đọc một lần bài thơ, thật chậm và tình cảm. Cô đọc từng đoạn và cho trẻ đọc theo. Cô và trẻ cùng đọc bài thơ. Có thể cho trẻ đọc 2 - 3 lần, mỗi lần có thể thay đổi hình thức đọc cho sinh động. Hoạt động 2: Đố bé con chó hay con mèo Trò chuyện với bé về nội dung bài thơ. Trong bài thơ, cô đọc từng đoạn, tới đoạn có tên cún hoặc miu trẻ giơ hình con vật tương ứng với tên gọi. Cả lớp đọc lại bài thơ một lần nữa. Hoạt động 3: Quyển sách xinh Mỗi trẻ chọn một bức tranh có sẵn, sau đó chọn hình chó và mèo dán vào cho bức tranh thêm sinh động, rồi đóng tất cả lại thành một quyển sách. Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc Kết thúc CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT CƯNG Đề tài: Hát về những con vật bé yêu I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ lắng nghe và hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát: Gà trống, Mèo con và Cún con. Lắng nghe và cảm nhận giai điệu bài hát và thể hiện qua các hoạt động vận động. - Rèn luyện khả năng quan sát, nhanh nhẹn. II. CHUẨN BỊ - Nhạc: Gà trống, mèo con và cún con. - Nhạc bài hát: Cún con và mèo mi bài hát về một số con vật. - Thẻ hình một số con vật nuôi trong gia đình. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Hát về những con vật bé yêu Cô và trẻ cùng đi xem triển lãm tranh. Trò chuyện về nội dung bức tranh: Các con vật có trong tranh: Gà, chó, mèo. Trò chuyện về các con vật, giới thiệu bài hát: Gà trống, mèo con và cún con. Cô hát cho trẻ nghe. Cô hát từng đoạn và cho trẻ hát theo. Cô và trẻ cùng biểu diễn bài hát.

Có thể tổ chức nhiều h&i

Video liên quan

Chủ Đề