Trọng lươợng trung bình 1 con trâu

Tuyên Quang vốn nổi tiếng có giống trâu ngố vóc dáng to, khỏe. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, trọng lượng trâu đực trên địa bàn tỉnh trung bình là 457 kg/con, trâu cái trung bình 394 kg/con, trong đó con to có trọng lượng tới 800 – 900 kg. Nhưng đến nay, trọng lượng trâu đực trung bình chỉ còn 371 kg/con, trâu cái trung bình chỉ còn 354 kg/con. Tỷ lệ đẻ của trâu cái sinh sản chỉ đạt 36%/năm. Tuy nhiên, giống trâu này ngày càng thoái hóa, cần được phục hồi thể trạng.

Ông Đào Duy Quý, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Tuyên Quang cho biết: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khối lượng đàn trâu ngày càng nhỏ là do việc khai thác trâu mang tính tự nhiên, thiếu khoa học. Số trâu ngố được bán thường là những con to, có sản lượng thịt lớn, số trâu nhỏ hơn lại để lại làm giống. Bên cạnh đó, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng đàn trâu chưa đảm bảo, phương thức chăn nuôi vẫn mang tính lạc hậu, chủ yếu là thả rông, thiếu thức ăn.

Mặt khác, việc sử dụng trâu đực giống cũng hoàn toàn mang tính tự nhiên, dẫn đến hiện tượng cận huyết làm cho chất lượng con giống ngày càng giảm. Chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, số lượng đàn trâu giảm dần và có xu hướng cận huyết từ 12,25 đến 31,25 %, dẫn đến đàn trâu bị suy thoái nghiêm trọng.

Nâng cao tầm vóc đàn trâu ngố và khôi phục nguồn gen của trâu bản địa, ngành chức năng tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu các giải pháp. Trong đó tập trung tìm kiếm những con trâu đực giống tốt có khối lượng từ 450 kg/con trở lên để phục vụ nhân giống, bảo tồn nguồn gen trâu Chiêm Hóa, trâu Hàm Yên, nâng cao tầm vóc đàn trâu.

Tại huyện Chiêm Hóa, trong năm 2018, huyện đã áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trên địa bàn huyện với 1.548 con trâu, bò. Trong đó có 1.279 con trâu và 269 con bò. Đã có 134 con nghé được đẻ ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo. Số nghé được sinh ra nhờ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo có tầm vóc và trọng lượng sơ sinh từ 38 - 42 kg [trọng lượng sơ sinh tự nhiên là 25 - 34 kg].

Việc phục tráng giống trâu bản địa giúp lấy lại tầm vóc cao lớn vốn có của giống trâu bản địa ở Tuyên Quang.

Phục tráng thể trạng và nguồn gen quý của giống trâu bản địa ở Tuyên Quang, giai đoạn từ đầu năm 2018 đến tháng 12/2022, nhóm các nhà khoa học của Trường Đại học Nông Lâm [Đại học Thái Nguyên] đã triển khai nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen trâu khối lượng lớn tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang". Đề tài được triển khai để bảo tồn, lưu giữ nguồn gen của trâu bản địa Tuyên Quang.

Theo quan điểm của nhóm thực hiện đề tài, những giống vật nuôi bản địa tuy năng suất không cao nhưng lại mang nhiều những đặc điểm quý như: Chịu đựng kham khổ, thích nghi với điều kiện sinh thái nơi nó sinh ra, thịt thơm ngon… nên nguồn gen vật nuôi bản địa là tài sản quý, cần biết giữ gìn và phát triển.

Kết quả của đề tài không những đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn trâu giống đối với người chăn nuôi và thị trường cung cấp trâu giống, mà còn giúp bảo tồn, phục tráng và khai thác, phát triển có hiệu quả đàn trâu có nguồn gen chất lượng nuôi tại Tuyên Quang.

Niềm vui với người nông dân tỉnh Tuyên Quang như thêm động lực để bảo tồn và phát triển nguồn gen quý của trâu bản địa khi năm 2015 Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp nhãn hiệu tập thể “Trâu Chiêm Hóa” cho Hội Nông dân huyện, giúp nâng cao giá con trâu trên địa bàn.

Theo đó, nhãn hiệu tập thể đã bảo hộ độc quyền cho 3 nhóm sản phẩm, bao gồm: Nhóm trâu thịt đã qua chế biến; nhóm chăn nuôi trâu giống và chăn nuôi trâu thịt; nhóm mua bán trâu giống, trâu thịt và thịt trâu đã chế biến.

Hiện nay, giá thịt trâu trên thị trường rất ổn định, dao động từ 240 - 280 nghìn đồng/kg thịt ngon. Trâu tiêu thụ dễ nên bà con chăn nuôi rất yên tâm. Thịt trâu có thể chế biến ra nhiều món đặc sản mà người dân miền núi xứ Tuyên đã làm như thịt trâu nướng, trâu xào lăn lá lốt, tỏi, măng chua, trâu hầm sốt vang… trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương.

Về nguồn gốc, đặc điểm trâu Việt Nam là trâu rừng đã được thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy [swamp buffalo]. Hiện nay, sự xuất hiện của loài trâu hoang dã này tại Việt Nam là rất ít và chỉ còn tìm thấy rất ít tại miền Trung nước ta.

Tại Tây Nguyên, có giống trâu Langbiang rất nổi tiếng, với các khu vực Tây Bắc như Yên Bái, Bắc Giang, Tuyên Quang,… lại phổ biến với giống trâu Ngố.

Hình ảnh trâu Việt Nam từ thời xưa

2. Đặc điểm trâu Việt Nam về hình thái

Đặc điểm trâu Việt Nam về hình thái dựa theo kết quả nghiên cứu đã được thống kê như sau:

Trâu Việt Nam động vật thuộc lớp thú, có lớp da màu đen [phổ biến nhất] hoặc trắng được bao phủ với lớp lông mao toàn thân. Da trâu là rất dày. Loài trâu ở Việt Nam có một chiếc đuôi dài, thường được loài động vật này này phe phẩy nhằm đuổi ruồi và muỗi. Hai tai dài. Tai trâu là khá thính. Trâu có cặp sừng dài, có hình dạng uốn cong như hình lưỡi liềm. Cặp sừng này có tác dụng giúp trâu làm dáng và tự vệ để chống lại kẻ thù. Một trong những đặc điểm trâu Việt Nam khá thú vị đó chính là trâu không có rằng hàm trên. Chính vì vậy, trâu là động vật nhai lại thức ăn. Khi ngủ, trâu Việt sẽ có hình thái với hai chân trước gập vào trong và đầu ghé lên.

Trâu Việt Nam động vật thuộc lớp thú, có lớp da màu đen

3. Đặc điểm trâu Việt Nam về sinh sản

Mỗi năm trâu chỉ đẻ được từ 1 đến 2 lứa. Mỗi lứa sẽ đẻ một con. Thời gian mang thai của trâu diễn ra trong khoảng 281 – 334 ngày. Loài trâu nuôi con sữa được tiết ra từ tuyến vú của trâu mẹ. Trâu con mới sinh ra thường được gọi là nghé với trọng lượng dao động từ 22- 25kg. Sau vài ngày sinh, nghé con có thể đứng thẳng, mở mắt và đi theo mẹ. Nghé con khi sinh ra chưa có sừng, sừng sẽ nhú dần khi nghé lớn lên. Trâu khi đạt đến 3 tuổi có thể bắt đầu sinh sản với lứa đầu tiên. Mỗi đời trâu cái thường có từ 5 – 6 nghé con.

Nghé cón khi sinh ra có thể nặng từ 22 – 25kg

\>>> Hướng dẫn chi tiết thịt trâu gác bếp cách làm và cách bảo quản thịt trâu gác bếp tốt nhất mà bạn không nên bỏ lỡ!

4. Đặc điểm trâu Việt Nam về sinh trưởng

Trâu Việt Nam sinh trưởng và phát triển là khá ổn định. Trước kia, trâu thường được chăm nuôi theo hình thức chăn thả tự do. Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi trâu thường được tiến hành theo quy hoạch với các trang trại, bãi chăn thả lớn nhằm mục đích nuôi lấy thịt. Thông thường, sau một năm tuổi, trâu có thể đạt trọng lượng từ 120 – 140kg. Vào lúc 2 năm tuổi, trọng lượng đạt khoảng 200 – 220kg. Đây cũng là thời điểm mà người nuôi tiến hành vỗ béo để lấy thịt hoặc huấn luyện để phục vụ nông nghiệp. Khi được tập trung vào nuôi dưỡng tốt, trâu có thể đạt tăng trọng từ 0.5 – 0.7kg/ngày trong năm thứ nhất, 0.6 – 0.8kg/ngày trong năm thứ 2 và từ 0.8 – 1kg/ngày trong giai đoạn tăng trọng từ năm thứ 3. Loài trâu sẽ kết thúc thời gian sinh trưởng trước khi sang năm tuổi thứ 6. Đây là thời điểm mà trâu đã có 8 răng cửa. Trung bình mỗi ngày trâu ăn khoảng 30kg cỏ.

Trung bình, trâu tiêu thụ khoảng 30kg cỏ/ngày

\>>> Click để tìm hiểu ăn thịt trâu có tác dụng gì đối với sức khỏe!

5. Các thông tin đặc điểm khác của trâu Việt Nam

Trâu có khả năng cho thịt là khoảng 42% trọng lượng đối với trâu cái và 48% trọng lượng với trâu đực. Lực kéo cày trung bình của trâu đạt khoảng 70 – 75kg. Lực kéo xe với đương xấu là khoảng 400–500kg và khoảng 700–800kg với đường tốt. Thậm chí có thể lên đến 1 tấn. Khả năng cho sữa của trâu là 400 – 500kg sữa với một chu kỳ vắt. Khả năng cho mỡ là 10% trọng lượng. Lợi ích: cho sức kéo, cho thịt. Hiện nay, ngành chăn nuôi tại nước ta đang có xu hướng chuyển từ nuôi trâu lấy sức kéo sang lấy thịt.

Trâu đã được tận dụng lấy sức kéo từ rất lâu về trước

\>>> Hãy xem ngay món thịt trâu gác bếp là đặc sản nổi tiếng của người Thái đen được chế biến thủ công từ thịt trâu ăn ngon ngất ngây.

6. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về đặc điểm trâu Việt Nam. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích để bạn hiểu rõ hơn về loài động vật này. Đặc biệt là với những người đang có nhu cầu tìm hiểu hay có ý định chăn nuôi trâu trong thời gian tới.

Trung bình 1 con trâu nặng bao nhiêu kg?

Trung bình một con trâu trưởng thành có thể nặng từ 250 – 500 kg. Cân nặng của trâu tùy thuộc vào giới tính và sức khỏe. Các bộ phận của trâu được chia thành các phần: đầu, cổ, thân, chân, đuôi và da.

100 kg hội trâu thì được bao nhiêu kg thịt?

Kết quả là con bò 100kg hơi đạt 45kg thịt, bán được 7,2 triệu đồng. Còn phần đầu, lòng, xương, giò thì bán được 1 triệu đồng nữa.

Việt Nam có bao nhiêu con trâu?

Thống kê đàn trâu nước ta một số năm gần cho thấy năm 2010 là 2,88 triệu con, nhưng đến năm 2019 chỉ còn 2,35 triệu con, như vậy trung bình mỗi năm giảm 58,89 nghìn con tương ứng 2,25%.

Con trâu cao bao nhiêu mét?

Trung bình các “ông” trâu tham gia có độ tuổi từ 10-13 tuổi, nặng trung bình một tấn, cao từ 1,45-1,55 m, dài 2,1-2,4 m và vòng ngực trung bình 2,2-2,4 m.

Chủ Đề