Trong tin học ký hiệu là khái niệm để chỉ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Tin Học 10 – Bài 2: Thông tin và dữ liệu giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 10

    Bài 1 trang 17 Tin học 10: Hãy nêu một vài ví dụ về thông tin. Với mỗi thông tin đó hãy cho biết dạng của nó.

    Lời giải:

    – 2.4, 34.342, 324, 3234.43234 là thông tin dạng số.

    – là thông tin dạng phi số, hay cụ thể là hình ảnh.

    Bài 2 trang 17 Tin học 10: Hãy phân biệt bộ mã ASCII và bộ mã Unicode.

    Lời giải:

    – Bộ mã ASCII [mã chuẩn của MT dùng để trao đổi thông tin] sử dụng 8 bit để mã hoá kí tự. Nó chỉ mã hoá được 256 kí tự [từ 0 đến 255] gọi là mà ASCII thập phân của kí tự

    – Còn bộ mã Unicode sử dụng 16 bit để mã hoá, nó có thể mã hoá được 65536 kí tự khác nhau, cho phép thể hiện trong máy tính văn bản của hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới bằng một bộ mã này.

    Bài 3 trang 17 Tin học 10: Hệ đếm cơ số 16 sử dụng các ký hiệu nào?

    Lời giải:

    Hệ đếm cơ số 16 sử dụng các kí hiệu: các chữ số 0, 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F trong đó A, B, C, D, E, F có giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.

    Bài 4 trang 17 Tin học 10: Hãy nêu cách biểu diễn số nguyên, số thực trong máy tính.

    Lời giải:

    – Biểu diễn số nguyên

    Các bit cao Các bit thấp
    bit 7 bit 6 bit 5 bit 4 bit 3 bit 2 bit 1 bit 0

    Một byte biểu diễn được số nguyên trong phạm vi -127 đến 127.

    – Biểu diễn số thực:

    Dùng dấu chấm [.] để ngăn cách giữa phần nguyên và phần phân. Mọi số thực đều có thể biểu diễn dưới dạng ±M x10±K[dạng dấu phẩy động].Ví dụ, số nguvên 1105 = 0.1105×104

    Bài 5 trang 17 Tin học 10: Phát biểu “Ngôn ngữ máy tính là ngôn ngữ nhị phân [chỉ dùng hai kí hiệu là 0 và 1]” là đúng hay sai? Hãy giải thích.

    Lời giải:

    – Ngôn ngữ máy tính là ngôn ngữ nhị phân là đúng. Bởi vì:

    – Ta nhập vào máy những thông tin mã hoá từ hệ nhị phân

    – Nhị phân chỉ có 2 chữ số dư là 1 và 0 nên rất dễ để nhớ và biến đổi

    – Vì máy tính được biểu diễn dưới dạng tụ điện ở hai trạng thái tụ điện [1] và không tích điện[0]

    Câu hỏi:

    Trong tin học tệp là khái niệm chỉ?

    A. Một văn bản

    B. Một đơn vị lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài

    C. Một gói tin

    D. Một trang web

    Đáp án đúng B.

    Trong tin học tệp là khái niệm chỉ một đơn vị lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, tập tin [viết tắt cho tập thông tin; còn được gọi là tệp, tệp tin]; tiếng Anh: file; là một tập hợp của thông tin được đặt tên.

    Giải thích lý do vì sao chọn B là đúng

    Tập tin [viết tắt cho tập thông tin; còn được gọi là tệp, tệp tin]; tiếng Anh: file; là một tập hợp của thông tin được đặt tên. Thông thường thì các tập tin này chứa trong các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, đĩa mềm, CD, DVD cũng như là các loại chip điện tử dùng kĩ thuật flash có thể thấy trong các ổ nhớ có giao diện USB. Nói cách khác, tập tin là một dãy các bit có tên và được chứa trong các thiết bị lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số.

    Đặc điểm:

    – Một tập tin luôn luôn kết thúc bằng 1 ký tự đặc biệt [hay dấu kết thúc] có mã ASCII là 255 ở hệ thập phân. Ký tự này thường được ký hiệu là EOF [từ chữ End Of File].

    – Một tập tin có thể không chứa một thông tin nào ngoại trừ tên và dấu kết thúc. Tuy nhiên, điều này không hề mâu thuẫn với định nghĩa vì bản thân tên của tập tin cũng đã chứa thông tin. Những tập tin này gọi là tập tin rỗng hay tập tin trống.

    – Độ dài [kích thước] của tập tin có thể chỉ phụ thuộc vào khả năng của máy tính, khả năng của hệ điều hành cũng như vào phần mềm ứng dụng dùng nó. Đơn vị nhỏ nhất dùng để đo độ dài của tập tin là byte. Độ dài của tập tin không bao gồm độ dài của tên tập tin và dấu kết thúc.

    Tên:

    – Tùy theo hệ điều hành mà có thể có các quy ước về tên tập tin.

    – Độ dài của tên tập tin tùy thuộc vào hệ thống tập tin.

    – Tùy thuộc vào hệ thống tập tin và hệ điều hành mà sẽ có một số ký tự không được dùng cho tên tập tin.

    Ví dụ: Trên hệ điều hành Microsoft Windows, không được dùng các ký tự sau trong tên tập tin: \ /: * ? ” < > |, tên tệp không quá 255 ký tự thường

    – Theo truyền thống cũ của hệ thống DOS và Windows, tên tập tin thường bao gồm hai phần: phần tên và phần mở rộng [còn gọi là phần đuôi]. Tuy nhiên, tên của một tập tin không nhất thiết phải có phần mở rộng này.

    – Trên Windows hiện nay, một số tập tin có thể không có phần tên, trong trường hợp này, tập tin bắt buộc phải có phần mở rộng.

    I. Khái niệm thông tin và dữ liệu:

    a. Thông tin:

    • Thông tin của một thực thể là những hiểu biết có thể có được về thực thể đó.

              Ví dụ: – Bạn Hoa 16 tuổi, nặng 50Kg, học giỏi, chăm ngoan, …  đó là thông tin về Hoa.

    b. Dữ liệu:

    •  Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.

    II. Đơn vị đo thông tin:

    Đơn vị cơ bản để đo lượng thông tin là bit [viết tắt của Binary Digital]. Đó là lượng Thông Tin vừa đủ để xác định chắc chắn một sự kiện có hai trạng thái và khả năng xuất hiện của 2 trạng thái đó là như nhau.

    - Trong tin học, thuật ngữ bit thường dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong hai kí hiệu là 0 1.

    Các đơn vị cơ bản khác để đo thông tin:

        + 1 Byte [1B] = 8 Bit

        + 1 KB [Kilôbyte] = 1024B

        + 1 MB [Mêgabyte] = 1024KB

        + 1 GB [Gigabyte] = 1024MB

        + 1 TB [Têgabyte] = 1024GB

        + 1 PB [Pêtabyte] = 1024TB

    III. Các dạng thông tin: 

    - Có thể phân loại thông tin thành loại số [số nguyên, số thực, …] và phi số [văn bản, hình ảnh, …].

    - Một số dạng thông tin phi số:

               + Dạng văn bản: báo chí, sách,  vở …

               Dạng hình ảnh: bức tranh vẽ, ảnh chụp, băng hình, …

               + Dạng âm thanh: tiếng nói, tiếng chim hót, …

    - Trong tương lai, máy tính có khả năng xử lí các dạng thông tin mới khác.

    - Tuy thông tin có nhiều dạng khác nhau, nhưng đều được lưu trữ và xử lí trong máy tính chỉ ở một dạng chung – mã nhị phân.

    IV. Mã hoá thông tin trong máy tính:

    - Muốn máy tính xử lý được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy gọi là một cách mã hoá thông tin.

    - Để mã hoá TT dạng văn bản dùng bảng mã ASCII gồm 256 kí tự được đánh số từ 0.. 255, số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự. Nếu dùng dãy 8 bit để biểu diễn thì gọi là mã ASCII nhị phân của kí tự.

    V. Biểu diễn thông tin trong máy tính:

     1. Thông tin loại số: 

        a] Hệ đếm: Là tập hợp các kí hiệu và qui tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số.

    – Có hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vị trí.

       · Hệ đếm La Mã:

            Kí hiệu: I = 1, V = 5,

            X = 10, L = 50, C = 100,

            D = 500, M = 1000.

      · Hệ thập phân:

            Kí hiệu: 0, 1, 2, …, 9.

    – Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn.

    Qui tắc: Mỗi đơn vị ở 1 hàng bất kì có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận ở bên phải.

        b] Các hệ đếm thường dùng trong Tin học:

    Hệ nhị phân: [cơ số 2] chỉ dùng 2 kí hiệu là chữ số 0 và 1.

          Ví dụ: 10112 = 1.23 + 0.22 + 1.21 + 1.20 = 1110.

    Hệ 16: [hệ Hexa ]: sử dụng các kí hiệu: 0, 1, …, 9, A, B, C, D, E, F trong đó A, B, C, D, E, F có các giá trị tương         ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.

         Ví dụ: 2AC16 = 2.162 + 10.161 + 12.160 = 684

        c] Biểu diễn số nguyên: Biểu diễn số nguyên với 1 Byte như sau:

    7

    6

    5

    4

    3

    2

    1

    0

    các bit cao

    các bit thấp

    – Bit 7 [bit dấu] dùng để xác định số nguyên đó là âm hay dương. Qui ước: 1 dấu âm, 0 dấu dương.

    2. Thông tin loại phi số:

    – Văn bản:  để biểu diễn một xâu ký tự máy tính có thể dùng một dãy byte, mỗi byte biễu diễn một ký tự theo thứ tự từ trái sang phải.

    Vd: biểu diễn xâu ký tự “TIN” : 01010100 01001001 01001110

    – Các dạng khác: [hình ảnh, âm thanh …]: ta cũng phải mã hóa chúng thành dãy bit.

    *Nguyên lý mã hoá nhị phân:

    - Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh … Khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung – dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.

    MỤC TIÊU:

                   – Biết mã hoá thông tin cho máy tính.

                 – Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.

                 – Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.

    Video liên quan

    Chủ Đề