Trung bình 2 người dùng hết bao nhiêu số điện?

Với giá điện được chia làm 6 bậc như hiện nay, chỉ có những hộ gia đình sử dụng từ 100kWh điện [100 số điện] một tháng trở xuống giá điện mới thấp hơn mức giá bán lẻ điện bình quân 1.864,44 đồng/kWh. Vậy cách nào để người tiêu dùng 1 tháng chỉ dùng dưới 100 kWh điện.

Giá điện cũ so sánh giá điện mới

Theo tìm hiểu hầu hết mức sử dụng gia đình nằm ở khoảng từ hơn 100 – 300 kWh/tháng. Mức sử dụng 100 kWh rất ít gia đình chỉ dùng ở mức này.

Vì vậy, để sử dụng điện tiết kiệm, mỗi người cần biết mức tiêu thụ điện của từng thiết bị đồ dùng. Trong các gia đình hiện đại, các đồ điện gia dụng: TV, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt,… đang trở nên phổ biến.

Để tính được lượng điện năng tiêu thụ [W/h hoặc KW/h] mỗi tháng, trước tiên, người dùng cần nắm rõ chỉ số công suất tiêu thụ điện năng của các thiết bị [là thông số các nhà sản xuất ghi rõ trên bao bì thiết bị] và thời gian sử dụng sản phẩm.

TV màn hình phẳng: TV có kích cỡ màn hình 32 inh thường có công suất khoảng 40W. Như vậy, nếu bật TV liên tục trong vòng 25 tiếng đồng hồ sẽ tiêu thụ hết 1 KWh [1 số điện]. TV 40 inh công suất 65W dùng 15,4 tiếng tiêu thụ khoảng 1 số điện. Dù công suất tiêu thụ không lớn, nhưng có rất nhiều gia đình lại có thói quen sử dụng nút Power trên điều khiển để tắt TV.  Với cách tắt này, TV vẫn tiêu thụ một lượng điện năng nhất định.

Nồi cơm điện: Có công suất khoảng 500W dùng 2 giờ tiêu thụ 1KW giờ. Công suất 750W dùng 1,3 giờ tiêu thụ 1 KW giờ.

Tủ lạnh: các loại tủ lạnh nhỏ có dung tích 150l công suất 100 – 150W. Như vậy, bình quân mỗi ngày, tủ lạnh dung tích này tiêu thụ 1,5 – 1,7 KWh. 1 tháng tiêu thụ hết ít nhất 45 số điện.

Tuy nhiên, đây chỉ là cách tính tương đối vì công suất tiêu thụ điện của tủ lạnh phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường và cách dùng.

Điều hòa nhiệt độ: đây có thể xem là thiết bị ngốn nhiều điện năng nhất trong gia đình. Một máy điều hòa nhiệt độ 9000 BTU có công suất dao động từ 800 – 850 W. Các máy 12000 BTU có công suất 1500W. Như vậy, Nếu một chiếc điều hòa nhiệt độ 9000BTU chạy trong vòng một tiếng đồng hồ sẽ tiêu tốn 0,85KWh [gần 1 số điện]. Còn một chiếc điều hòa nhiệt độ 12000BTU sẽ tiêu tốn của gia đình bạn 1,5 số điện sau 1 giờ sử dụng.

Quạt điện: nếu bật/tắt một chiếc quạt 40W 5 tiếng/ngày với tốc độ cao nhất thì bạn phải trả thêm khoảng 2kWh/tháng so  với việc để quạt chạy ở mức độ thấp nhất.

Bàn là: Bàn là thường có công suất 750W. Như vậy, nếu sử dụng thiết bị này khoảng 10 tiếng/tuần, gia đình bạn sẽ tiêu tốn 30 số điện/ tháng.

Với mức tiêu thụ điện của các thiết bị điện tiêu dùng như trên mức sử dụng dưới 100kWh gần như chỉ sử dụng quạt điện và nồi cơm điện và bóng đèn, tivi xem hạn chế. Nếu sử dụng điều hòa và tủ lạnh mức 100 kWh/tháng là cực khó.

Theo quy định hiện nay giá điện được chia làm 6 bậc mỗi bậc tương đương với mức tiêu thụ điện năng một tháng, lượng điện tiêu thụ đó sẽ có cách tính khách nhau.

Sau khi EVN thông báo tăng giá điện sinh hoạt từ 20/3 thì mọi gia đình hầu hết đều phải trả tiền điện rất nhiều.

Theo đó, ếu sử dụng 50 kWh: Mức giá cũ: 1.549 x 50 = 77.450 + VAT 10% = 85.195 đồng; Mức giá mới: 1.678 x 50 = 83.900 + VAT 10% = 92.290 đồng.

Nếu từ 51 kWh đến 100 kWh: Mức giá cũ: 1.600 x 50 = 80.000 + VAT 10% = 88.000 đồng; Mức giá mới: 1.734 x 50 = 86.700 + VAT 10% = 95.370 đồng.

Tương tự nếu sử dụng 101 kWh đến 200 kWh: Mức giá cũ: 1.858 x 100 = 185.800 + VAT 10% = 204.380 đồng; Mức giá mới: 2.014 x 100 = 201.400 + VAT 10% = 221.540 đồng.

Sử dụng từ 201 kWh đến 300 kWh: Mức giá cũ: 2.340 x 100 = 234.000 + VAT 10% = 257.400 đồng; Mức giá mới: 2536 x 100 = 253.600 + VAT 10% = 278.960 đồng.

Từ 301 kWh đến 400 kWh:Mức giá cũ: 2.615 x 100 = 261.500 + VAT 10% = 287.650 đồng; Mức giá mới: 2.834 x 100 = 283.400 + VAT 10% = 311.740 đồng.

Ngoài tiền thuê nhà, những người ở trọ hiện nay còn phải gánh thêm chi phí điện do chủ nhà tự đặt ra với mức cao hơn bình thường khiến cho những người đi thuê nhà ở [nhà trọ] phải chịu thiệt thòi - tổn thất về tiền bạc.

Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về cách tính tiền điện, nước nhà trọ mà người thuê nhà cần biết để bảo vệ quyền lợi. Cùng chúng tôi tìm hiểu về thông tin “Cách tính tiền điện phòng trọ, giá điện nhà trọ mới 2020” để có thể tự bảo vệ quyền lợi của chính mình!

MỤC LỤC

1 - THÔNG TƯ QUY ĐỊNH GIÁ ĐIỆN CHO NGƯỜI THUÊ NHÀ Ở

Thông tư 25/2018/TT-BCT ngày 12/9/2018 của Bộ Công Thương với nội dung về “sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2014/TT-BCT quy định liên quan đến việc thực hiện giá bán điện cho sinh viên, người lao động thuê nhà để ở”.

Chính thức từ ngày 26/10/2018 sẽ áp dụng cách tính giá điện mới cho người thuê nhà.

Bạn cần nắm rõ 3 trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1: Chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà: cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt. Cụ thể, 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức.

Trường hợp 2: Bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện.

Trường hợp 3: Người thuê nhà dưới 12 tháng và không xác định được số hộ sẽ ưu tiên áp dụng giá bán lẻ điện theo giá điện của bậc thang thứ 3 [2.014 đồng/kWh chưa VAT] cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm tại công tơ.

2 - GIÁ ĐIỆN NHÀ NƯỚC MỚI QUY ĐỊNH

Theo quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện được bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ký ngày 20/3/2019, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc thang với mức cao nhất là 2.927 đồng/kWh.

Cụ thể, giá bán lẻ điện sinh hoạt theo quy định mới:

  • Bậc 1 [0 - 50kWh] là 1.678 đồng/kWh
  • Bậc 2 [51 - 100kWh] là 1.734 đồng/kWh
  • Bậc 3 [101 - 200kWh] là 2.014 đồng/kWh
  • Bậc 4 [201 - 300kWh] là 2.536 đồng/kWh
  • Bậc 5 [301- 400kWh] là 2.834 đồng/kWh
  • Bậc 6 [401kWh trở lên] là 2.927 đồng/kWh.

Với quyết định số 648 ký ngày 20/3, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng lên mức 1.864,44 đồng/kWh [chưa bao gồm thuế VAT].

→ Như vậy, giá bán lẻ điện bình quân sẽ được điều chỉnh tăng lên 8,36% so với giá cũ [trước đây giá bán lẻ bình quân áp dụng là 1.720 đồng/kWh].

Thông tư 25 đã hướng dẫn “với quy định giá bán điện hiện nay thì mỗi 1 kWh người thuê nhà chỉ phải trả 2.215 đồng [2.014 đồng/kWh +10%VAT - tính theo giá điện BẬC 3]. Với cách tính này, người thuê nhà và chủ nhà sẽ dễ dàng tính toán tiền điện một cách minh bạch, rõ ràng".

 | Bạn có thể xem chi tiết về quyết định điều chỉ giá điện của Bộ Công Thương quy_dinh_gia_dien_20032019

3 - CÁCH TÍNH TIỀN ĐIỆN PHÒNG TRỌ, NHÀ TRỌ THEO QUY ĐỊNH MỚI

VÍ DỤ: 1 nhà dân sinh sống tại Hà Nội, trong 1 tháng dùng hết 300kWh [số điện]. Tổng tiền điện phải chi trả bao nhiêu?

2 người dùng hết bao nhiêu số điện?

Cụ thể, 1 người thuê trọ được tính 1/4 định mức điện [25 kWh/tháng], 2 người được tính 1/2 định mức [50 kWh/tháng], 3 người tính 3/4 định mức [75 kWh/tháng] và 4 người được tính một định mức [100 kWh/tháng].

Trung bình một hộ gia đình hết bao nhiêu số điện?

Theo tìm hiểu hầu hết mức sử dụng gia đình nằm ở khoảng từ hơn 100 – 300 kWh/tháng. Mức sử dụng 100 kWh rất ít gia đình chỉ dùng ở mức này. Vì vậy, để sử dụng điện tiết kiệm, mỗi người cần biết mức tiêu thụ điện của từng thiết bị đồ dùng.

Mỗi tháng dùng hết bao nhiêu số điện?

Bảng 1: Tiền điện trung bình hằng tháng theo công suất cho điều hoà thường.

Tiền điện trở bao nhiêu 1 số?

1. Quy định mới về cách tính tiền điện sinh hoạt.

Chủ Đề