Trung cấp lý luận chính trị là gì năm 2024

Trang bị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở và một số đối tượng khác những kiến thức cơ bản và cần thiết về lý luận chính trị - hành chính; củng cố, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ lãnh đạo, quản lý; kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

2. Mục tiêu cụ thể

- Về kiến thức:

Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản và cần thiết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; một số nội dung của khoa học hành chính và kỹ năng lãnh đạo, quản lý.

- Về kỹ năng:

Trang bị cho học viên biết vận dụng kiến thức lý luận Mác-Lênin và đường lối, quan điểm của Đảng vào thực tiễn công tác của mình; một số kỹ năng lãnh đạo, quản lý, nghiệp vụ về công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân nhằm nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn, tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

- Về thái độ:

Góp phần củng cố niềm tin của học viên vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN

1. Đối tượng đào tạo

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức, dự nguồn của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cấp cơ sở.

1. Đào tạo lý luận chính trị là quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ. Đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp.

...

Như vậy, hoạt động đào tạo lý luận chính trị là quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị.

- Đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp.

- Đào tạo lý luận chính trị nhằm các mục đích sau:

+ Củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

+ Nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa;

+ Nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ.

Những đối tượng nào được đào tạo sơ cấp lý luận chính trị?

Căn cứ khoản 1 quy định đối tượng được đào tạo sơ cấp lý luận chính trị như sau:

- Đảng viên; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.

- Công chức cấp xã [trừ trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã].

- Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung.

Những đối tượng nào được đào tạo trung cấp lý luận chính trị?

Căn cứ khoản 1 quy định đối tượng được đào tạo trung cấp lý luận chính trị như sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức:

+ Cấp ủy viên cấp xã; chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; cấp trưởng, cấp phó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

+ Phó trưởng phòng và cấp phó các đơn vị tương đương cấp phòng của cấp huyện, cấp tỉnh; phó ban [đơn vị tương đương cấp ban] trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

+ Quy hoạch phó trưởng phòng [các đơn vị tương đương cấp phòng] ở Trung ương.

- Cán bộ quân đội;

- Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, chỉ huy cấp tiểu đoàn;

- Phó chỉ huy trưởng, phó tham mưu trưởng, chính trị viên, phó ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

- Phó tham mưu trưởng, phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn;

- Lãnh đạo phòng [ban] cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh [tương đương].

- Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.

- Cán bộ công an:

+ Đội trưởng, trưởng công an cấp xã, tiểu đoàn trưởng, phó đội trưởng, phó trưởng công an cấp xã, phó tiểu đoàn trưởng và tương đương;

+ Phó trưởng phòng, phó trưởng công an cấp huyện, phó trung đoàn trưởng và tương đương. Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.

- Cán bộ có đủ 6 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên và tương đương;

- Chức danh, vị trí việc làm theo quy định phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch trung cấp [tương đương].

- Giảng viên lý luận chính trị ở trường, trung tâm có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị.

Những đối tượng nào được đào tạo cao cấp lý luận chính trị?

Căn cứ khoản 1 quy định đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị như sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức

+ Trưởng phòng [các đơn vị tương đương cấp phòng] cấp huyện, cấp tỉnh.

+ Cấp ủy viên cấp huyện trở lên; cấp ủy viên cấp tỉnh, lãnh đạo cấp ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.

+ Trưởng phòng [các đơn vị tương đương cấp phòng] trở lên của các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, đảng ủy trực thuộc Trung ương;

+ Cấp ủy viên, ban giám đốc, hội đồng thành viên [quản trị], trưởng ban [các đơn vị tương đương cấp ban] ở các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

+ Phó trưởng phòng [các đơn vị tương đương cấp phòng] ở Trung ương.

+ Phó trưởng phòng quy hoạch trưởng phòng cấp huyện, cấp tỉnh.

- Cán bộ quân đội:

+ Chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

+ Trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương;

+ Chỉ huy cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh và tương đương;

+ Chỉ huy các cơ quan cấp chiến dịch, chiến lược;

+ Ban giám đốc bệnh viện, viện nghiên cứu, chủ tịch, ban giám đốc công ty [tổng công ty] doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng.

- Cán bộ công an:

+ Trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện, trung đoàn trưởng và tương đương trở lên;

+ Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.

+ Cấp phó trưởng phòng [tương đương] của cục [tương đương] trực thuộc Bộ Công an.

- Cán bộ có đủ 4 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên chính và tương đương; chức danh, vị trí việc làm theo quy định phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch cao cấp [tương đương].

- Giảng viên có đủ 5 năm trực tiếp giảng dạy lý luận chính trị ở các học viện, trường có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị.

Đào tạo trung cấp lý luận chính trị là gì?

Trung cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở; trang bị cơ bản, có hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và hoàn thiện kỹ năng ...

Lớp trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung học bao lâu?

Hình thức và thời gian đào tạo 1. Đào tạo tập trung thực hiện 6 tháng. 2. Đào tạo không tập trung thực hiện ít nhất 12 tháng nhưng không quá 18 tháng.

Sơ cấp lý luận chính trị dành cho ai?

Sơ cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... ở cơ sở; trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn.

Học cao cấp lý luận chính trị tập trung trong bao lâu?

Nội dung khóa học Chương trình đào tạo không tập trung kéo dài 18 tháng với 4 khối kiến thức chính, gồm Chủ nghĩa Marx–Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, các vấn đề khoa học chính trị và lãnh đạo thực tế, các chuyên đề đặc thù và bổ trợ.

Chủ Đề