Trung tâm giữ gin hòa bình ra đời năm nào năm 2024

Sự ra đời của LHQ năm 1945 phản ánh khát vọng chung của nhân dân các nước về một thế giới hòa bình, an ninh và phát triển sau những nỗi kinh hoàng của Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo Hiến chương LHQ, các quốc gia đã trao cho tổ chức này vai trò là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế để thực hiện các mục tiêu chung là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia; thúc đẩy hợp tác giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền và phẩm giá con người.

Phái bộ gìn giữ hòa bình đầu tiên của LHQ được thành lập ngày 29/5/1948, sau khi các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ cho phép triển khai một số lượng nhỏ các quan sát viên quân sự của LHQ đến Trung Đông nhằm thành lập Tổ chức Giám sát đình chiến của LHQ [UNTSO], phục vụ cho công tác giám sát hiệp định đình chiến giữa Israel và các nước Arab vào thời điểm đó.

Theo thống kê của LHQ, kể từ năm 1948 đến nay, đã có hơn một triệu nam và nữ nhân viên phục vụ trong 72 hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, vốn tác động trực tiếp đến cuộc sống của hàng trăm triệu người dân trên khắp thế giới. Ngày nay, khoảng 87.000 nhân viên quân sự, cảnh sát và dân sự được triển khai trong 12 hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.

Mặc dù gặp phải một số khó khăn, các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ vẫn giữ vai trò quan trọng trong lập lại hòa bình, chấm dứt xung đột và hỗ trợ tiến trình tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên. Với những đóng góp đó, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đã được trao giải Nobel hòa bình năm 1988. Sau đó, năm 2001, LHQ và Tổng Thư ký Kofi Annan cũng được trao giải thưởng này.

Ngày 29/5 hằng năm được chọn làm Ngày quốc tế lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, là dịp để tri ân những đóng góp vô giá của các nhân viên mặc quân phục lẫn thường phục của tổ chức hợp tác lớn nhất hành tinh. Theo trang tin chính thức của LHQ UN News, kể từ năm 1948 đến nay, khoảng 4.200 binh sĩ gìn giữ hòa bình đã hy sinh dưới lá cờ của LHQ. Chỉ tính riêng trong năm 2021, 135 nhân viên của tổ chức này hy sinh trong thời gian tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình.

Chủ đề của Ngày quốc tế lực lượng gìn giữ hòa bình năm 2022 được LHQ chọn là “Con người - Hòa bình - Tiến bộ - Sức mạnh của quan hệ đối tác”. LHQ cho biết, các hoạt động gìn giữ hòa bình không thể thành công trọn vẹn trong việc kiến thiết những điều kiện cần thiết để chấm dứt các cuộc xung đột hay bảo đảm các giải pháp chính trị lâu dài, nếu không nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ các đối tác. Trong thành công của những hoạt động gìn giữ hòa bình, LHQ đề cao vai trò của các đối tác là các quốc gia thành viên, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và cơ quan liên quan trong việc cải thiện cuộc sống của người dân trong nhiều lĩnh vực như phát triển kinh tế, pháp quyền, quyền phụ nữ, quyền con người, y tế và giáo dục.

Trong thông điệp nhân Ngày quốc tế lực lượng gìn giữ hòa bình năm nay, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh, hòa bình chỉ giành được khi các chính phủ và xã hội hợp lực để giải quyết những khác biệt thông qua đối thoại, xây dựng văn hóa bất bạo động và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất. Do đó, quan hệ đối tác có sức mạnh hết sức to lớn trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.

Nhiệm vụ bảo đảm hòa bình lâu dài

Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ không phải lực lượng chiến đấu, mà là một nỗ lực chính trị nhằm giúp bảo đảm hòa bình lâu dài, qua đó thúc đẩy quá trình phục hồi. Nhiệm vụ chính của các phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ là bảo vệ dân thường ở các khu vực bị chiến tranh tàn phá, xây dựng sự gắn kết xã hội, bảo đảm điều kiện để viện trợ nhân đạo được triển khai an toàn, xây dựng lại cơ sở hạ tầng và đào tạo kỹ năng sinh kế cho các cộng đồng dân cư, làm việc với những đối tác địa phương và quốc tế nhằm giúp tạo điều kiện cho các giải pháp chính trị và phát triển bền vững.

LHQ chỉ ra năm lĩnh vực mà quan hệ đối tác thời gian qua đã thúc đẩy hòa bình và phát triển, gồm: Đẩy mạnh hành động vì khí hậu; Hỗ trợ các quốc gia ứng phó dịch bệnh; Hỗ trợ sinh kế địa phương; Xây dựng năng lực quốc gia để duy trì hòa bình và an ninh; Hỗ trợ phụ nữ và thanh niên xây dựng hòa bình bền vững.

Tình trạng hạn hán, sa mạc hóa, lũ lụt, mất an ninh lương thực, khan hiếm nguồn nước và năng lượng khắp nơi khiến các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi xung đột gặp khó khăn trong xây dựng lại cuộc sống. Lực lượng gìn giữ hòa bình tích cực hoạt động ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Tháng 12/2021, Nam Sudan đương đầu trận lũ lụt tồi tệ nhất trong vòng 60 năm. Phái bộ LHQ tại Nam Sudan [UNMISS] đã phối hợp chính quyền địa phương xây dựng hơn 70 km đê, được coi là tuyến phòng thủ cuối cùng bảo vệ nhà cửa và trang trại của các gia đình phải sơ tán. Tháng 3/2022, Phái bộ LHQ tại Lebanon [UNIFIL] và Lực lượng gìn giữ hòa bình Ấn Độ [INDBATT] đã bàn giao dự án điện năng lượng mặt trời cho Lebanon, góp phần giải quyết tình trạng mất điện trong thành phố. Các dự án năng lượng điện mặt trời đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Lebanon trải qua cuộc khủng hoảng điện năng, khiến các dịch vụ thiết yếu gặp rủi ro lớn.

Kể từ khi Covid-19 bùng phát, lực lượng gìn giữ hòa bình không những tiếp tục bảo vệ dân thường khỏi bạo lực và duy trì hòa bình, mà còn hỗ trợ các quốc gia ứng phó đại dịch. Phái bộ LHQ tại Mali [MINUSMA] giữ vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy tiêm chủng miễn phí theo sáng kiến COVAX cho người dân địa phương. Phái bộ LHQ tại CHDC Congo [MONUSCO] đã phát các bài giảng qua đài phát thanh và mở những lớp học trực tuyến hỗ trợ khoảng 22 triệu trẻ em ở nước châu Phi này trong suốt thời gian dài không thể đến trường do dịch bệnh.

Để duy trì hòa bình, các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi xung đột rất cần sự hỗ trợ trong tái thiết sinh kế. Lực lượng gìn giữ hòa bình tích cực cung cấp và tài trợ các hoạt động đào tạo nghề và kỹ năng, giúp cộng đồng địa phương tạo thu nhập. Tại Nam Sudan, nghề chăn nuôi cừu là sinh kế chính của nhiều gia đình. Các phòng khám thú y do các binh sĩ của UNMISS và INDBATT vận hành cung cấp dịch vụ miễn phí, cũng như đào tạo nông dân địa phương kỹ năng để bảo đảm cho đàn vật nuôi khỏe mạnh, qua đó duy trì và phát triển sinh kế.

Các phái bộ gìn giữ hòa bình làm việc với các chính phủ sở tại để xây dựng và nâng cao năng lực quốc gia nhằm duy trì an ninh, luật pháp và trật tự cũng như các cơ chế trị an và tư pháp hiệu quả. Tháng 3/2022, Phái bộ LHQ tại CH Trung Phi [MINUSCA] đã khởi động chiến dịch “Hãy để hòa bình trị vì” nhằm giảm ảnh hưởng của các nhóm vũ trang bất hợp pháp và tác động của các thiết bị nổ, thông qua việc tăng cường tuần tra và các nhiệm vụ trinh sát. Số lượng các vụ tiến công trong khu vực đã giảm đáng kể, giúp xây dựng lòng tin giữa các lực lượng gìn giữ hòa bình và cộng đồng địa phương.

Các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ hỗ trợ sự tham gia có ý nghĩa của phụ nữ và thanh niên vào các tiến trình hòa bình. Năm 2021, một dự án do Phái bộ LHQ tại Cyprus [UNFICYP] tài trợ đã giúp gắn kết thành công phụ nữ ở các cộng đồng vốn bị chia cắt bởi xung đột kéo dài thông qua nghề truyền thống. Sáng kiến ​​Phụ nữ Klotho về khung dệt tạo điều kiện để phụ nữ Cyprus gốc Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ ở các độ tuổi khác nhau học hỏi, trao đổi kỹ thuật và ý tưởng dệt vải.

Chủ Đề