Trường Văn Lang có bao nhiêu học sinh?

Buổi đối thoại giữa lãnh đạo Trường ĐH Văn Lang với sinh viên khoa quan hệ công chúng - truyền thông hôm 18-11 - Ảnh: Sinh viên cung cấp

Trong khi đó, sinh viên cũng bức xúc lớp học đông nên chất lượng không đảm bảo.

29 giảng viên/4.100 sinh viên

Phản ảnh đến Tuổi Trẻ, các giảng viên khoa quan hệ công chúng - truyền thông Trường ĐH Văn Lang cho hay, trường tăng quy mô tuyển sinh quá "nóng" trong những năm qua trong khi toàn bộ nhân sự cơ hữu của khoa này tính đến cuối tháng 11-2020 chỉ là 31 người [gồm hai người ban chủ nhiệm khoa, hai thư ký khoa và 27 giảng viên].

Tuy nhiên, trong số giảng viên này có hai giảng viên đang nghỉ không lương dài hạn và hai giảng viên đã nghỉ việc. Do đó, các giảng viên phải lên lớp rất nhiều giờ và một người còn làm chủ nhiệm 3-4 lớp dẫn đến quá tải trong công việc. 

"Chúng tôi thấy cách làm của trường hiện rất không ổn nhưng không ý kiến được. Những năm gần đây, tôi và một số giảng viên khác của khoa rất sợ đứng lớp vì sinh viên quá đông. Một người phải dạy đến 500 sinh viên" - một giảng viên nói.

Theo danh sách chủ nhiệm lớp sinh viên học kỳ I năm học 2020-2021 của khoa quan hệ công chúng - truyền thông Trường ĐH Văn Lang mà phóng viên Tuổi Trẻ thu thập được, cả khoa hiện có 4.173 sinh viên [từ khóa 24 đến khóa 26]. 

Trong đó, theo tư liệu của chúng tôi, số lượng sinh viên khóa tuyển mới năm 2020-2021 của khoa này là 1.847 sinh viên.

Các giảng viên cũng cho biết thực tế hiện nay ở một số trường ĐH tư sử dụng nguồn giảng viên thỉnh giảng nhưng ký hợp đồng dài hạn. 

Những người này không làm việc toàn thời gian tại trường, không trực thuộc khoa, không làm giáo viên chủ nhiệm... như một giảng viên cơ hữu nhưng được trường đóng bảo hiểm đầy đủ như giảng viên chính thức. 

Những người này được tính vào tỉ lệ giảng viên/sinh viên khi nhà trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.

Do vậy, giảng viên cơ hữu rất khổ khi phải "gánh" số lượng sinh viên tuyển được từ giảng viên thỉnh giảng quy đổi ra.

Sinh viên bức xúc

Trong khi đó, sinh viên khoa này phàn nàn tình trạng lớp học các môn chuyên ngành gần 100 sinh viên/lớp nên chất lượng giảng dạy và học tập không đảm bảo. Một số môn học giảng viên thỉnh giảng dạy 1-2 buổi rồi đổi giảng viên khác khiến sinh viên ngỡ ngàng.

Bạn B., sinh viên khóa 24 khoa quan hệ công chúng - truyền thông, phản ảnh thêm: "Vừa qua, có giảng viên mâu thuẫn với ban chủ nhiệm khoa. Thay vì nhà trường phải tự giải quyết nhưng thầy cô lại lôi sinh viên vào, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người học. 

Trường tập hợp tất cả sinh viên khóa 24 - các bạn có giờ học phải nghỉ - để dự buổi gặp mặt thông tin về việc thay đổi giảng viên đang phụ trách hai môn học".

Sáng 16-11, sinh viên đến lớp học môn quy trình sản xuất chương trình truyền hình do giảng viên C. phụ trách nhưng phòng học khóa cửa, tắt đèn. Sau đó, sinh viên nhận được email của khoa thông báo cả lớp nghỉ với lý do "phòng này được ban giám hiệu dùng để họp". 

"Cũng trong ngày 16-11, ban chủ nhiệm khoa gửi email thông báo cho hơn 480 sinh viên sáu lớp tôi đang dạy nghỉ học cả hai môn của tôi từ ngày 16 đến 21-11..." - giảng viên C. cho biết.

Được biết, giảng viên C. cũng chưa có bằng thạc sĩ, được trường tuyển dụng với chức danh "trợ giảng 2" nhưng phụ trách dạy sáu lớp với gần 500 sinh viên và còn chủ nhiệm 4 lớp.

Bộ GD-ĐT yêu cầu trường báo cáo

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Trường ĐH Văn Lang báo cáo vụ việc trên. Đại diện nhà trường cũng xác nhận việc này và cho biết hiệu trưởng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đang làm báo cáo để gửi bộ.

Nhà trường nói gì?

Sau khi phóng viên Tuổi Trẻ làm việc với Trường ĐH Văn Lang để làm rõ những vấn đề giảng viên, sinh viên phản ảnh, ngày

30-11, trường gửi văn bản đến báo Tuổi Trẻ. Văn bản đưa ra nhiều nội dung, trong đó có: "...Trường không tuyển vượt chỉ tiêu. Nhà trường đã có số lượng giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng và cơ sở vật chất đáp ứng đủ điều kiện để tuyển sinh...".

Tuy nhiên, với các câu hỏi liên quan tới việc trường có đáp ứng tiêu chí về đội ngũ giảng viên [cụ thể về số tiến sĩ, thạc sĩ, giảng viên/sinh viên...], chỉ tiêu tuyển sinh và nhiều vấn đề khác mà phóng viên nêu, trường đã không trả lời.

ĐH Văn Lang tuyển sinh tiến sĩ khoa học môi trường khóa đầu tiên với cơ chế hỗ trợ ấn tượng

Trường Đại học Văn Lang thông báo chính thức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đào tạo trình độ Tiến sĩ khóa đầu tiên năm 2021 cho ngành Khoa học Môi trường.

Thông tin cho biết, năm 2023, Trường ĐH Văn Lang giữ bình ổn mức học phí cho tân sinh viên khóa 29 [không tăng mức đơn giá tín chỉ so với khóa nhập học trước]. Cụ thể, đơn giá tín chỉ đại học tại Trường ĐH Văn Lang dao động trung bình từ 1 triệu đồng đến 1,8 triệu đồng đối với đa số các ngành học [tùy đặc điểm môn học đại cương, chuyên ngành hoặc chuyên sâu mà quy định mức đơn giá tín chỉ phù hợp]. Tổng số tín chỉ toàn khóa [trung bình 4 năm học] khoảng hơn 120 tín chỉ đến 150 tín chỉ. Một số ngành đặc thù được đầu tư cao về cơ sở vật chất hoặc chương trình trải nghiệm như Răng Hàm Mặt, Y khoa, Dược học,... sẽ có mức học phí cao hơn. Sinh viên đóng học phí theo từng học kỳ dựa trên số tín chỉ đăng ký trong học kỳ đó.

Cùng với thông tin không tăng học phí cho tân sinh viên, trường cũng đồng thời công bố chính sách học bổng tuyển sinh với tổng trị giá hơn 20 tỷ đồng dành cho học sinh tài năng trong các lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật - thể thao - hoạt động cộng đồng - khởi nghiệp - nghiên cứu khoa học. Bao gồm, 30 suất học bổng tài năng trị giá từ 50 -100% học phí toàn khóa học cho tân sinh viên có thành tích cao trong các cuộc thi học sinh giỏi, giải đấu cấp quốc gia hoặc có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đạt từ 48 - 51 điểm. Nhà trường cũng sẽ trao 50 suất học bổng khuyến khích tài năng trị giá 100% học phí học kì đầu tiên cho học sinh trường chuyên, năng khiếu; trường trọng điểm nhập học bằng hình thức tuyển thẳng; 300 suất học bổng tân sinh viên xuất sắc trị giá 100% học phí học kì đầu tiên cho thí sinh có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 từ 46 điểm trở lên.

Đặc biệt, tân sinh viên nhập học ngành Kỹ thuật Hàng không, ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường có cơ hội nhận học bổng phát triển trị giá 25%, 40%; 50%; 80%; 100% học phí toàn khóa nếu đạt điều kiện về học lực. Ngoài ra, tân sinh viên nhập học nhóm ngành tiềm năng như Kỹ thuật Xây dựng, Quản lý Xây dựng, Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông, Công nghệ Kỹ thuật điện - điện tử, Kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học y dược, Khoa học dữ liệu, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Công nghệ sinh học, Nông nghiệp công nghệ cao, Kỹ thuật nhiệt, Bảo hộ lao động,... có cơ hội nhận nhiều suất học bổng giá trị khác.

Từ ngày 22/8/2023, Trường ĐH Văn Lang dự kiến bắt đầu đón tân sinh viên nhập học. Học bổng tuyển sinh sẽ được xét và trao tặng cho tân sinh viên sau nhập học, trong sự kiện khai giảng Khóa 29.

Trường Đại học Văn Lang bao nhiêu 1 tín chỉ?

Học phí trường Đại học Văn Lang 2016 – 2017.

Đại học Văn Lang học bao nhiêu năm?

Thời gian đào tạo: Kiến trúc, Dược học: 5 năm; Kỹ thuật Xây dựng: 4,5 năm; Răng Hàm Mặt và Ngành Y: 6 năm; Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh Thương mại, Thương mại điện tử, Logictics và Quản lý chuỗi cung ứng, Công nghệ thẩm mỹ: 3,5 năm; Các ngành khác: 4 năm.

Đại học Văn Lang bao nhiêu hả?

Năm 1998, theo quyết định số 831/QĐ-TTg ngày 17/8 của Thủ tướng Chính phủ, Trường ĐH Văn Lang được giao khu đất rộng gần 6 ha ở phường 5, quận Gò Vấp để xây dựng Trường. Hiện nay, Cơ sở 3 đã hoàn thành giai đoạn 1 trong lộ trình xây dựng.

Cơ số 1 của Văn Lang học ngành gì?

Hiện nay, cơ sở 1 là nơi học tập của các khoa: Ngoại ngữ, Kiến trúc, Luật.

Chủ Đề