Truy thu bảo hiểm xã hội bị phạt bao nhiêu

Việc công ty chậm báo tăng BHXH khi bạn quay trở lại làm việc thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP' title="vbclick['321BA', '303523'];" target='_blank'>Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Cụ thể, công ty sẽ bị phạt tiền với mức từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau đây:

  1. Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

Đồng thời, công ty bạn sẽ bị truy thu số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng và đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn quay trở lại làm việc vào tháng 7 nhưng tháng 8 công ty mới báo tăng BHXH thì khi cơ quan bảo hiểm rà soát sẽ phải truy thu bảo hiểm từ thời điểm người lao động quay về công ty làm việc.

Như vậy, có thể thấy việc công ty báo tăng BHXH muộn thì công ty sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính và buộc đóng tiền BHXH chưa đóng cho cơ quan BHXH, không ảnh hưởng gì đến việc đóng BHXH của bạn, bạn sẽ vẫn được tính là có đóng BHXH vào tháng 7 [thời gian mà công ty chưa báo tăng BHXH].

“Truy thu là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.”

2. Khi nào thì bị truy thu BHXH?

Khi nào thì bị truy thu BHXH

Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH và sửa đổi bổ sung theo khoản 2 điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH sửa đổi Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT tế kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định về các trường hợp truy thu, cụ thể:

2.1 Truy thu do trốn đóng

Doanh nghiệp vi phạm một trong các trường hợp sau đây được xem là trốn đóng BHXH:

  • Trường hợp đơn vị trốn đóng;
  • Đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia;
  • Đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định;
  • Chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

Những trường hợp này đều do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016

2.2 Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt HĐLĐ về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ chưa đóng

Đối với trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

2.3 Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động

Sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc HĐLĐ [phụ lục HĐLĐ] nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

2.4 Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp khác doanh nghiệp có thể bị truy thu như:

  • Doanh nghiệp báo tăng BHXH chậm [muộn]: Truy thu lãi chậm đóng;
  • Doanh nghiệp báo giảm BHXH chậm [muộn]: Truy thu tiền đóng BHYT cho những tháng giảm chậm;
  • Truy thu do vi phạm một số nguyên tắc khi làm hồ sơ khác.

3. Căn cứ để truy thu, tỉ lệ truy thu, số tiền bị truy thu

Căn cứ để truy thu, tỉ lệ truy thu, số tiền bị truy thu

3.1 Căn cứ để truy thu BHXH

Căn cứ để truy thu BHXH dựa trên tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với người lao động theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu [tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động] hoặc theo quy định phạt truy thu trong các công văn liên quan.

3.2 Tỉ lệ truy thu

Tính bằng tỷ lệ [%] tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từng thời kỳ do Nhà nước quy định.

3.3 Số tiền bị truy thu

Ngoài số tiền phải đóng theo quy định, doanh nghiệp còn bị truy thu thêm số tiền lãi tính trên số tiền trên. Thời gian trốn đóng, mức lãi suất chậm đóng được quy định như sau:

Lương 5 triệu đồng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

Nếu tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là 5 triệu đồng thì mức tiền đóng BHXH hàng tháng như sau: Mức tiền đóng BHXH = 10,5% x 5 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng.

Truy thu BHXH bao nhiêu phần trăm?

Theo QĐ 595/QĐ-BHXH, ngày 17/04/2017 thì cơ quan BHXH phải truy thu 4.5% tiền BHYT của tháng 12/2020.

Không đóng bảo hiểm xã hội bị phạt bao nhiêu?

Theo Bộ luật Hình sự 2015, người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia sẽ bị xử phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 ...

Người sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào?

Nếu công ty không đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Chủ Đề