Tự kiểm soát bản thân là gì

Khi trẻ khóc, hờn dỗi ở giữa những cửa hàng mua sắm hoặc trong bữa tối với cùng nhiều người thân trong gia đình, bạn có thể sẽ cảm thấy vô cùng bực bội. Nhưng các bậc phụ huynh có thể giúp bé học và rèn luyện khả năng tự kiểm soát và dạy cho bé cách phản ứng phù hợp cho từng tình huống trong cuộc sống thay cho việc hành động một cách bốc đồng.

Nuôi dưỡng khả năng tự kiểm soát của trẻ là một trong những điều có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đó chính là những kỹ năng cần thiết nhất cho sự thành công và hạnh phúc của trẻ sau này.

Giúp trẻ tự học cách kiểm soát bản thân

Thông qua học hỏi để tự kiểm soát bản thân, trẻ có thể có những quyết định phù hợp và phản ứng lại các tình huống căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày theo cách tốt nhất để có được hệ quả tích cực.

Ví dụ: nếu bạn nói sẽ không cho phép bé ăn kem trước bữa tối, con của bạn có thể sẽ khóc, nài nỉ, cầu xin hoặc thậm chí la hét để bạn nhượng bộ và cho phép trẻ làm điều mà bé muốn. Nhưng nếu trẻ có khả năng tự kiểm soát, con của bạn sẽ có thể tự nhận thức được nếu chúng có những biểu hiện hờn khóc như vậy, bạn sẽ mang kem đi ngay lập tức, và vì thế trẻ sẽ biết cách kiên nhẫn chờ đợi một cách ngoan ngoãn hơn là nài nỉ hay la hét.

Dưới đây là một vài cách bạn có thể thể thử để rèn khả năng tự kiểm soát bản thân cho trẻ:

Đối với trẻ dưới 2 tuổi

Những trẻ còn đang ẵm ngửa hoặc mới biết đi thường bị ảnh hưởng tâm lý rất lớn bởi khoảng cách quá xa giữa những thứ mà trẻ muốn và những gì mà trẻ có thể làm được. Đó là lý do tại sao trẻ thường phản ứng lại bằng cách hờn khóc. Cố gắng ngăn chặn những cơn giận của trẻ bằng cách đưa cho trẻ đồ chơi hoặc bằng các hoạt động khác.

Đối với trẻ gần 2 tuổi, bạn có thể tạo những nơi yên tĩnh, ví dụ như chiếc ghế ở trong bếp hoặc dưới cầu thang và phạt trẻ bằng cách đem trẻ đến nơi đó, yêu cầu trẻ giữ yên lặng. Bằng cách đó, bạn có thể cho trẻ biết hậu quả của việc hờn khóc, la hét và dạy cho trẻ biết ngồi một mình như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều.

Trẻ từ 3 đến 5 tuổi 

Bạn có thể tiếp tục sử dụng cách phạt trẻ như trên nhưng thay vì giữ một khoảng thời gian cố định, bạn có thể cho phép kết thúc hình phạt này ngay sau khi trẻ bình tĩnh trở lại. Điều này sẽ giúp cho trẻ có thể cải thiện được cảm giác và khả năng kiểm soát bản thân của mình. Và hãy luôn khen trẻ đã không mất kiểm soát khi gặp khó khăn hay khi thất vọng và để trẻ biết rằng đó là một điều tốt.

Trẻ từ 6 đến 9 tuổi

Khi trẻ đến tuổi tới trường, trẻ có thể hiểu và biết được hệ quả của mỗi hành động và vì vậy trẻ đã có thể chọn những cách cư xử đúng đắn. Những nhận thức này sẽ giúp cho trẻ hình dung và suy nghĩ, nhìn nhận tình hình trước khi phản ứng. Bạn hãy động viên trẻ rời khỏi nơi đã làm cho trẻ thất vọng trong một vài phút để lấy lại bình tĩnh thay vì nổi nóng và cáu giận.

Trẻ từ 10 đến 12 tuổi 

Theo thời gian và ở độ tuổi này, trẻ có thể hiểu được cảm giác của mình tốt hơn. Vì thế, lúc này bạn đã có thể khuyến khích trẻ nghĩ về những yếu tố nào khiến cho trẻ bị mất kiểm soát và phân tích những yếu tố đó. Giải thích cho trẻ hiểu trong nhiều tình huống rất đáng thất vọng lúc ban đầu nhưng đến cuối cùng nó không hẳn sẽ trở nên quá tệ. Bạn hãy thuyết phục trẻ nên dành thời gian để suy nghĩ trước khi phản ứng trước bất cứ tình huống nào.

Trẻ từ 13 đến 17 tuổi

Lúc này, con của bạn đã có thể làm tốt việc kiểm soát những hành động của chúng. Bạn chỉ cần nhắc nhở trẻ nên suy nghĩ về những hệ quả lâu dài của mỗi hành động và quyết định của mình, khuyến khích con của bạn dừng lại để đánh giá mức độ đáng thất vọng của mỗi vấn đề trước khi phản ứng và giải quyết cũng như vượt qua vấn đề đó, thay vì việc mất kiểm soát, đóng sầm cửa khi tức giận hoặc bỏ ra ngoài… Khi cần thiết, có thể kỷ luật trẻ bằng cách lấy đi một số quyền lợi nào đó của trẻ để củng cố nhắc nhở rằng kỹ năng tự kiểm soát bản thân là một kỹ năng quan trọng.

Cách dạy trẻ tự kiểm soát bản thân

Khi trẻ bị rơi vào tình trạng mất khả năng tự kiểm soát

Mọi thứ sẽ càng tệ hơn nếu như bạn áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với con của bạn trong tình huống này. Do đó, thay vì làm như vậy, bạn nên kiên quyết và làm mọi việc đơn giản hơn. Khi trẻ hờn khóc, bạn hãy giữ bình tĩnh và giải thích cho trẻ biết việc đóng sầm cửa, ném đồ đạc… là những hành vi không thể chấp nhận được và sẽ gây nên rất nhiều hậu quả sau này, và cũng nói cho trẻ biết những hậu quả xấu đó cụ thể là gì.

Hành động của bạn sẽ cho trẻ biết việc cáu kỉnh và phẫn nộ sẽ không cho trẻ có được điều mà chúng muốn. Ví dụ khi trẻ tỏ khó chịu trong cửa hành tạp hóa, ngay sau đó bạn hãy giải thích cho trẻ tại sao bạn sẽ không mua kẹo cho bé nữa để chứng minh rằng việc cáu kỉnh và tức giận vừa không chấp nhận được và cũng không phải là cách hiệu quả.

Bạn cũng nên xem xét và chú ý tới việc thường xuyên trao đổi với giáo viên của con về cách sắp xếp lớp học và những hành vi phù hợp với mong muốn. Hỏi giáo viên liệu tâm lý và cách giải quyết vấn đề có được đề cập đến hoặc được dạy ở trường học không.

Đặc biệt và quan trọng nhất chính là bạn, bạn hãy là một tấm gương tốt cho trẻ bằng cách kiểm soát tốt chính bản thân mình. Nếu như bạn đang gặp rắc rối và con của bạn cũng đang có ở đó, hãy nói cho trẻ rằng bạn đang cảm thấy rất chán nản và thất vọng về điều gì và cùng nhau thảo luận về những biện pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề đó tốt nhất.

Ví dụ, nếu bạn để quên chìa khóa cửa, thay vì tỏ ra cáu kỉnh, bạn hãy nói cho con của bạn là chìa khóa của nhà mình đang bị mất và cùng nhau tìm chìa khóa. Nếu đã làm như vậy mà bạn vẫn không thể thấy chìa khóa lúc đó, hãy lặp lại những hành động của mình theo cách đã được xây dựng để đến khi cuối cùng, bạn có thể có được chìa khóa trong tay. Thể hiện việc kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân và giải quyết vấn đề là cách tốt nhất để đối mặt với khó khăn.

Nếu như bạn cần sự trợ giúp, bạn có thể hỏi và trao đổi với bác sĩ.

Tài liệu tham khảo

//familydoctor.org/familydoctor/en/kids/behavior-emotions/teaching-your-child-self-control.html

Người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt sẽ luôn là người đưa ra được những quyết định chính xác và hợp lý nhất trong mọi tình huống. Trong khi giao tiếp, việc bất động quan điểm, to tiếng có thể dẫn đến những kết quả không đáng có. Nó không chỉ khiến mối quan hệ của bạn trở nên xấu đi mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt? 

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là những cách bạn có thể sử dụng để làm chủ cảm xúc của bản thân trong mọi tình huống, hoàn cảnh giao tiếp nào. Điều này không có nghĩa là bạn phải tìm mọi cách để loại bỏ, khống chế hay kìm hãm cảm xúc của bản thân. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều tình huống, nhiều cảm xúc khác nhau. Khi bạn không quản lý được cảm xúc của mình, sẽ rất dễ tạo nên những thói quen tiêu cực. Trong thực tế, những người thành công là những người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc của mình khá tốt. Họ hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc và giữ được những điều tích cực. Vậy bài học rút ra là gì?

Bài học về kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Kiểm soát cảm xúc của bản thân là điều chưa bao giờ dễ dàng. Tuy nhiên, nếu hiểu được sự quan trọng và dành thời gian luyện tập thì chắc chắn sẽ mang lại những kết quả tích cực.
a.  Điều chỉnh các hành động của cơ thể
Bản chất của việc mất kiểm soát là việc bạn không còn đủ tỉnh táo để có thể làm chủ các hành động mà mình cho là đúng. Khi gặp các tình huống khiến cảm xúc của bạn trở nên tiêu cực thì bạn cần phải cố gắng kiểm soát, khiến cảm xúc trở lại trạng thái cân bằng. Bạn có thể điều chỉnh cơ thể bằng cách hành động như:

  • Thả lỏng người

  • Hít thở sâu

  • Thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng để cảm thấy thoải mái hơn

b.  Học cách kiểm soát cảm xúc bằng trí tuệ
Con người có khả năng điều chỉnh cảm xúc của mình bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc là tự suy nghĩ chín chắn trước một tình huống, từ đó điều chỉnh cảm xúc một cách có hiệu quả.

Hãy luôn nhìn người khác bằng thái độ tích cực và nhân ái. Hãy cố gắng hạn chế các cảm xúc tiêu cực nảy sinh bên trong con người mình, tránh để chúng điều khiển mình. Bạn có thể tìm những điểm tốt, điều đáng để học tập từ những người xung quanh mình.
c.  Điều khiến cảm xúc bằng ngôn từ Khi bạn có các cảm xúc tiêu cực, hay phàn nàn về những điều xung quanh mình thì việc bạn trở nên mất kiểm soát là rất dễ xảy ra. Hãy thường xuyên sử dụng các từ ngữ mang tính khích lệ, động viên tinh thần. Đó là một trong giúp bạn điều khiển cảm xúc khi nhìn nhận cuộc sống. Đây là một trong những cách không chỉ giúp bạn rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc hữu ích mà còn là cách bạn có thể xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp từ hoạt động giao tiếp.

d. Kiểm soát cảm xúc khi rèn luyện sự tự tin

  • Trên thực tế, bạn dùng lý trí để lựa chọn xem mình có nên tức giận, buồn bã hay vui vẻ,… Thế nên nếu không đủ tự tin, bạn sẽ có sự hoài nghi với sự lựa chọn của bản thân mình. Việc thiếu tự tin sẽ khiến nhiều người rơi vào những cảm xúc tiêu cực. Khi cảm thấy lép vế, bạn sẽ dễ nảy sinh các cảm giác ghen tị, tức giận vô cớ.

  • Vì thế, việc có được sự tự tin trong các tình huống chính là cách để có kỹ năng kiểm soát bản thân tốt nhất dành cho bạn.

e.  Kiểm soát các cảm xúc tiêu cực
Việc loại bỏ các cảm xúc tiêu cực chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích. Cảm xúc tiêu cực chính là kẻ thù số 1 của việc kiểm soát cảm xúc của mỗi người. Chúng là nguyên nhân gây ra những hành động nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Để làm được điều này, bạn có thể áp dụng một số điều như:

  • Loại bỏ văn hóa đổ lỗi

  • Không bào chữa, hãy tự tin và nhận lỗi

  • Không so đo thiệt hơn

  • Loại bỏ những lời phàn nàn, dành nhiều lời khen hơn cho những người xung quanh.

Video liên quan

Chủ Đề