Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất là gì

[Xây dựng] - Muốn chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp không được phép nhưng vẫn tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sẽ bị phạt tiền và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sẽ bị phạt tiền và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu [ảnh minh họa].

Căn cứ Khoản 2, 3, 4 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt khi tự ý chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất ở hoặc các loại đất phi nông nghiệp khác thì hình thức và mức xử phạt hành chính như sau:

Khu vực nông thôn:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 1 héc ta đến dưới 3 héc ta.

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 3 héc ta trở lên.

Hình thức và mức xử phạt ở khu vực đô thị bằng 02 lần mức phạt khu vực nông thôn.

Lưu ý, mức phạt nêu trên áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân vi phạm; nếu tổ chức vi phạm sẽ phạt gấp đôi.

Ngoài việc bị phạt tiền, người dân khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai rất đa dạng, phức tạp, muốn xử lý, cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải xác định được các dấu hiệu vi phạm.

Luật sư Nguyễn Mạnh Hoàng [Đoàn Luật sư Đồng Nai, phải] tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất cho người dân xã Xuân Hòa [H.Xuân Lộc] tại buổi tuyên truyền pháp luật do Đoàn Luật sư Đồng Nai tổ chức. Ảnh: Đ.Phú

Phó chánh Tranh tra Sở Tư pháp Tô Đình Tỉnh cho biết, theo quy tắc xử phạt hành chính nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng, một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần và phải được xử lý kịp thời, triệt để.

* Xây tường rào trên đất nông nghiệp có vi phạm không?

Để bảo vệ đất và thành quả sản xuất, không ít nông dân chọn giải pháp xây tường kiên cố bao quanh thửa đất. Điều này khiến chính quyền địa phương lúng túng trong việc xử lý khi người dân có đơn đề nghị cho phép xây dựng hàng rào trên đất nông nghiệp.

Vấn đề này, theo Phó chánh Thanh tra Sở Tư pháp Tô Đình Tỉnh, nếu người dân xây tường rào với mục đích thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan thì không có gì sai. Tuy nhiên, việc họ xây dựng tường rào mà là loại tường rào kiên cố trên đất nông nghiệp, cũng cần xem xét tới yếu tố họ thực hiện đúng với mục đích sử dụng đất, nghĩa vụ của người sử dụng đất hay chưa.

Bởi pháp luật hiện tại không cho phép việc người dân xây dựng các công trình trên đất nông nghiệp. Trừ trường hợp xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi - trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

“Khi người dân xin phép xây dựng tường rào kiên cố trên đất nông nghiệp, chính quyền cần giải thích để người dân hiểu, thực hiện cho đúng pháp luật về đất đai, xây dựng” - ông Tỉnh nói.

* Tự ý chuyển đổi cây trồng trên đất

Để làm tăng giá trị sử dụng đất, bắt nhịp với xu thế cây trồng, thị trường, không ít nông dân chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ra sao cho đúng mục đích sử dụng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương thì người dân cần phải biết để tránh vi phạm.

“Trường hợp xây dựng tường rào kiên cố trên đất nông nghiệp bị xem là hành vi hủy hoại đất, gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì căn cứ vào Điều 15 và Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có thể bị xử phạt tiền từ 1-150 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” - Phó chánh Thanh tra Sở Tư pháp TÔ ĐÌNH TỈNH cho biết.

Theo phản ảnh của ông C.C.T. [ngụ H.Cẩm Mỹ], việc ông tự ý chuyển đổi đất trồng lúa kém năng suất sang cây trồng khác như: mít, sầu riêng giá trị kinh tế cao, đáng lẽ ra chính quyền địa phương nơi ông có đất sản xuất phải khuyến khích, nhưng ông lại bị nhắc nhở, cảnh cáo vì chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái quy định.

Hay như bà P.K.Y. [ngụ H.Nhơn Trạch] phản ảnh, do ruộng của gia đình bà không trồng được lúa và sen được nữa nên bà đổ đất để xây phòng trọ, nhà xưởng cho thuê thì bị chính quyền ngăn cản. Do đó, bà thắc mắc, việc chính quyền xử sự với bà như vậy có đúng pháp luật?

Trao đổi về thắc mắc của ông T., bà Y., luật sư Trần Văn Giáp [Đoàn Luật sư Đồng Nai] cho biết, pháp luật quy định người sử dụng đất phải có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, khi người sử dụng đất muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất như: từ đất trồng lúa sang cây lâu năm hoặc đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp [đất ở, xây dựng công trình] thì buộc phải xin phép cơ quan có thẩm quyền. Chính vì ông, bà chuyển đổi cây trồng, mục đích sử dụng đất không đúng quy định pháp luật mà lĩnh vực này thuộc quyền quản lý nhà nước của UBND cấp xã nên chính quyền địa phương nhắc nhở, khuyến cáo, ngăn chặn ông, bà là đúng quy định.

Cũng theo luật sư Trần Văn Giáp, trường hợp người sử dụng đất tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt hành chính từ 1-100 triệu đồng theo Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19-11-2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Ngoài ra, trường hợp người sử dụng đất yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện sau khi đã giải quyết xong việc xử lý vi phạm chuyển mục đích sử dụng đất trái phép và phải bảo đảm nguyên tắc sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Chủ Đề