Từng đóa bọt sóng review

Về không gian phát triển tất nhiên truyện ưu thế hơn film, truyện mà viết gì chả được, tác giả viết tới nỗi đội bơi TQ có hẳn vài huy chương vàng Olympic luôn mà. Mục tiêu của Đường Nhất Bạch chính là “người đàn ông bơi nhanh nhất thế giới” tức là phải huy chương vàng Olympic. Khi lên film không gian bị bó hẹp lại các nam thần bơi lội chỉ đang vùng vẫy ở 1 bãi nước nhỏ là Dream Cup [giải sinh viên của TQ] thế nên thành khập khiễng. Việc khập khiễng đầu tiên chính là tuổi phát triển hướng đến Olympic của 1 vận động viên thường phải bước vào tuyển quốc gia & đấu 1 vài giải quốc tế từ năm 14 tuổi [thậm chí là sớm hơn] đến khoảng 27 tuổi trong truyện Tửu Tiểu Thất đi rất đúng với khung tuổi này, người trẻ nhất trong tuyển quốc gia là Minh Thiên chỉ 15 tuổi là đã bơi tranh giải Asiad & Quốc tế. Thế nhưng ở film, Đường Nhất Bạch đặt mục tiêu “người đàn ông bơi nhanh nhất thế giới” mà 18 tuổi chỉ đạt giải nhất học sinh, 22 tuổi chỉ là giải sinh viên thì xin thứ lỗi nhé, các giải anh tham dự chỉ là nghiệp dư chứ là tuyển quốc gia cái nỗi gì nên mục tiêu của Nhất Bạch trong film thực khiến người xem thể thao nhiều như mình cười ngất. Chính vì cái không gian bị bó hẹp trong film nên việc các phóng viên săn đuổi những vận động viên đấu giải sinh viên trở nên buồn cười. Trong truyện, Kỳ Duệ Phong có quyền kiêu ngạo vì anh ta là thiên tài, là người đoạt huy chương vàng Olympic 1500m, độ tuổi 22 của anh ta là độ chín của sự nghiệp, hễ Kỳ Duệ Phong xuống nước thì nhất định vàng trong tầm tay, cả thế giới hạng mục 1500m không ai sánh kịp anh ta. Truyền thông săn đón anh ta như Phelps, như Tôn Dương cũng không có gì quá đáng. Trong truyện, nỗi đau đớn, buồn thương của Đường Nhất Bạch được cảm nhận rõ hơn, năm 17 tuổi anh ta lấy vàng ở Asiad, sau đó 18 tuổi bị cấm thi đấu 3 năm đến 21 tuổi, chính là thời gian 3 năm Kỳ Duệ Phong chinh chiến khắp các đấu trường thì Nhất Bạch đã bỏ lỡ Asiad, bỏ lỡ cúp thế giới bỏ lỡ luôn cả Olympic. Cuộc đời vận động viên chả có mấy năm, Olympic 4 năm mới có 1 lần thế mới biết cái buồn, cái tiếc của anh ta lớn đến nhường nào. Kỳ Duệ Phong từ nhìn Minh Thiên cảm thán “tuổi trẻ thật là tốt” bởi cậu ấy mới 15 tuôi, 2-3 năm tới hoàn toàn có thể nâng cao kỷ lục của bản thân còn Duệ Phong đã 22 tuổi cố sức bơi nhanh hơn nửa giây đã là vượt hạn vậy mới biết thời gian 3 năm bị cấm thi đấu gần như đã giết chết cuộc đời vận động viên của Đường Nhất Bạch.

Thực sự thì mình thích cả Nhất Bạch trong film và truyện. Hùng Tử Kỳ với nụ cười rất hiện, 1 chút lóng ngóng, cả thẹn rất giống với hình ảnh Nhất Bạch được miêu tả trong truyện. Vân Đóa từ cảm phục đến yêu Nhất Bạch là điều rất dễ hiểu, 1 người con trai rất ít nói về bản thân, chuyện xui xẻo lúc xưa gần như thiêu rụi cả ước mơ của anh ta mà người con trai ấy vô cùng dũng cảm để đối mặt, vô cùng chín chắn khi nhắc về quá khứ không oán trách ai chỉ 1 lòng cố gắng thực hiện ước mơ với nụ cười dịu dàng. Người trải qua nỗi đau như Nhất Bạch rất dễ buông xuôi, mỗi ngày tập luyện trong vô vọng khi những người quanh anh dần bước ra thế giới, tuổi trẻ của Duệ Phong là khẳng định bản thân ở những trận chiến quốc tế thì tuổi trẻ của Nhất Bạch là mỗi ngày cắm đầu luyện tập không ngừng nghỉ để nắm giữ 1 ước mơ chẳng biết có thể thực hiện được không. Khi Vân Đóa bắt đầu sưu tập thông tin về Nhất Bạch, cô không khỏi đau lòng, không khỏi tiếc hận và cũng xót xa cho anh nữa. 1 người phải dũng cảm nhường nào mới có thể vượt qua 3 năm ròng rã như vậy để 1 lần nữa trở lại với đường bơi. 1 người bao buồn khổ, mệt mỏi đều giấu hết trong tim làm yên lòng những người quanh anh, người con trai như vậy xứng đáng để yêu, xứng đáng được trân trọng.

Về nhân vật thứ 2 mình thích chính là Kỳ Duệ Phong. Phiên bản film và truyện vô cùng khác nhau. Trong truyện Duệ Phong rất cao, cao hơn 1.9m lại khá đen trong khi Hoàng Thánh Trì hơi thấp, tương đối mập & trắng. Nhưng phải nói là Hoàng Thánh Trì đã thổi hồn vào Kỳ Duệ Phong khiến nhân vật này trở nên vô cùng đáng yêu và sống động. Kỳ Duệ Phong đích thực là 1 tên ngốc, học hành chẳng tới đâu, thành ngữ thì dùng sai toét loét, phát ngôn rất kiêu ngạo luôn khiến người khác buồn cười. Kỳ Duệ Phong rất trẻ con, không tính toán nhiều nhưng thực sự là 1 người con trai rất tốt, rất ấm áp. Khi Đường Nhất Bạch rơi vào đáy sâu tuyệt vọng, ai cũng rời bỏ cậu thì Kỳ Duệ Phong chính là 1 tên đần chỉ nói 1 câu “Tớ đợi cậu ở đường bơi”, niềm tin của Kỳ Duệ Phong chẳng hề có logic, chẳng hề có cơ sở chỉ là niềm tin của 1 tên ngốc đối với người bạn tri kỷ. Trong film Kỳ Duệ Phong & Đường Nhất Bạch biết nhau từ nhỏ, học chung với nhau thì niềm tin này còn có phần dễ hiểu nhưng trong truyện họ từ đối thủ mà thành bạn thậm chí còn là tuyển thủ của 2 tình khác nhau thì mới thấy niềm tin của Kỳ Duệ Phong đáng quý thế nào. Nếu không phải là tên đầu gỗ Kỳ Duệ Phong, là tên ngốc không quan tâm thị phi, không để tâm thế giới chỉ 1 mực quan tâm Nhất Bạch thì có lẽ Nhất Bạch không thể trở lại bể bơi được. Trong film Kỳ Duệ Phong được khắc họa rõ nét hơn, đất diễn của Hoàng Thánh Trì chỉ sau Hùng Tử Kỳ cũng đem chuyện tình yêu của Kỳ Duệ Phong & Hướng Dương Dương có không gian phát triển hơn khiến phần sau của film hấp dẫn hơn truyện.

Mình không nói nhiều đến nhân vật Vân Đóa bởi nhân vật này tương đối dễ so với khả năng nhập vai của Đàm Tùng Vận, 1 cô phóng viên trẻ dễ thương, thẳng thắn, nhanh nhẹn. Đủ dễ thương để Đường Nhất Bạch thương yêu, đủ chính trực để Đường Nhất Bạch tin tưởng, đủ ấm áp để Đường Nhất Bạch dựa vào.

Mình thích kiểu nhân vật nữ hán tử nên rất thích Hướng Dương Dương. Trong truyện Hướng Dương Dương không được nói đến nhiều, trong film nhân vật này có nhiều không gian để phát triển hơn cùng Kỳ Duệ Phong. Trong truyện Hướng Dương Dương tương đối chín chắn cũng lớn hơn Kỳ Duệ Phong 1 tuổi, ban đầu là người chị lớn dạy dỗ thằng em ba trợn sau mới là yêu. Còn trong truyện giới thiệu 1 Hướng Dương Dương đúng chất con gái hơn, đã thương 1 chàng trai ngốc lại chẳng dám nói chỉ là mỗi lần hắn có thi đấu lại lặng lẽ làm 1 hộp thức ăn bổ dưỡng ép hắn ăn mà chẳng dám nhận, luôn là tiện ngang qua & huấn luyện viên gửi hắn ăn. Tên ngốc kia chỉ 1 lòng xem cô là nữ hán tử, người thừa kế của Viên sư thái, 1 thằng con trai trong lốt con gái làm tổn thương cô không ít lần. Tình tiết mình thích nhất trong film chính là khi Kỳ Duệ Phong phát hiện những phần ăn của hắn là do Dương Dương tự tay làm, hắn kén ăn không thích ăn rau chỉ thích ăn thịt với vận động viên là không tốt do không đủ vitamin, cô sau mỗi lần thi đấu đều chẳng kịp nghỉ ngơi, mượn bếp của canteen mà nấu cho tên ngốc kia đủ bữa. Kỳ Duệ Phong rung động rồi, cũng chẳng dám tỏ tình, chỉ là ngốc nghếch sau mỗi trận đấu lén chờ Dương Dương mang cơm tới, rõ ràng là chờ đã lâu mà luôn làm như rất đúng giờ ra gặp, lại lèm bèm vài câu hắn rất bận không có hứng ăn nhưng trong lòng vô cùng vui vẻ.

Trong cả 2 phiên bản film & truyện thì mình đều không thích nhân vật Lâm Tử – Lâm Tang. Cảm thấy những đoạn truyện về 2 nhân vật này hơi thừa. Hiển nhiên, mình hiểu để 2 nhân vật này vào làm film hoặc truyện thêm kịch tính nhưng với mình để viết về 2 nhân vật này thà là viết sâu hơn về khoảng thời gian khó khăn của Đường Nhất Bạch và phần sau là mở rộng về chuyện của Kỳ Duệ Phong & Hướng Dương Dương còn hay hơn. Với mình truyện về sau hơi dài dòng đoạn Lâm Tử trả thù, rồi chữa trị của Nhất Bạch [phân đoạn chữa nứt xương thần thánh cùng 1 ông thầy đông y vi diệu =]] đọc buồn ngủ gần chết].

Túm lại, truyện không quá hay, film coi dễ thương vừa phải, nếu đang trong tình trạng đau đầu muốn giải trí thì film được recommend hơn truyện. Bởi nếu đọc truyện thì có nhiều truyện khác hay hơn.

Chủ Đề