Tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học

Đặng Thái Tuấn mới là sinh viên [SV] năm thứ 3 Trường Đại học [ĐH] Sư phạm-Đại học Đà Nẵng [ĐHĐN] nhưng đã có bề dày 3 năm làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ ENV Đà Nẵng. Với hơn 30 tình nguyện viên trẻ, Tuấn và Câu lạc bộ không chỉ góp phần nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã cho “lá phổi xanh” Sơn Trà của Đà Nẵng mà còn truyền cảm hứng, chung tay bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học để thành phố này thực sự “đáng sống”, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách.


Chủ nhiệm CLB ENV Đặng Thái Tuấn trong một buổi sinh hoạt truyền thông về môi trường  Ảnh: Ấn phẩm Thời nay, Báo Nhân Dân 

Từ tình yêu thú hiếm đến Chủ nhiệm CLB ENV

Những năm mới bước vào cấp 3, khi trào lưu nuôi thú hiếm, lạ khởi phát thì Thái Tuấn đã đam mê theo chân các hội, nhóm sưu tầm, trao đổi, chơi thú cưng hoang dã. “Khi mới bắt đầu, em rất yêu các loài vật nuôi này nhưng phải đến một thời gian sau mới nhận ra tình yêu thương như vậy là không đúng cách. Nếu cứ phát triển phong trào nuôi thú cưng là động vật hoang dã thì sẽ gây hại, làm mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên”.

Thái Tuấn chia sẻ, “nếu yêu thích, các bạn hãy để chúng được sống trong môi trường tự nhiên, đừng đem về bỏ trong lồng, dù cố gắng chăm sóc vẫn không thể đem lại cho động vật một cuộc sống như mong muốn”.


Giới thiệu voọc chà vá chân nâu, loài động vật quý hiếm của Bán đảo Sơn Trà cho du khách 

Từ tình yêu và suy nghĩ dần trưởng thành, Tuấn thường rủ bạn tranh thủ mỗi buổi trưa chạy xe lên Sơn Trà ngắm Voọc Chà vá chân nâu, say mê tìm hiểu thông tin về loài động vật quý hiếm này tại Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt xanh [GreenViet]. Từ đó, Tuấn tình nguyện tham gia GreenViet qua nhiều đợt khảo cứu, tìm hiểu hệ sinh thái đa dạng, đặc sắc của Bán đảo Sơn Trà, từ đó tích cực truyền thông để cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường thiên nhiên Đà Nẵng.

Đến năm 2019, Tuấn nhận sứ mệnh mới làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ ENV Đà Nẵng, kết nối sức trẻ, nhiệt tình của các bạn tình nguyện viên tham gia khảo sát, phát hiện để báo với lực lượng chức năng giải cứu động vật hoang dã bị săn bắt, mua bán, tuyên truyền Luật Bảo tồn đa dạng sinh học.


Tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã và đa dạng sinh học của môi trường 

Đến nay, Tuấn và Câu lạc bộ đã có hơn 500 lần phát hiện, ngăn chặn, phối hợp với cơ quan chức năng xử lý các vi phạm về bảo tồn động vật hoang dã ở các nhà hàng, quán nhậu, tiệm thuốc Đông y hay các hộ dân cư.

Các bạn trẻ còn tổ chức nhiều hoạt động truyền thông đa dạng, qua đó giới thiệu hình ảnh, vẻ đẹp thiên nhiên của Sơn Trà cũng như Đà Nẵng, vận động học sinh các trường phổ thông ký tên tình nguyện tham gia tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học.

Niềm vui đến từ hành động thiết thực, ý nghĩa

Một kỷ niệm em còn nhớ, đó là lần giải cứu Rùa biển. Ngay khi được tin từ người dân có một chú Vích biển già mắc cạn, em đã cùng các bạn nhanh chóng khảo sát, báo ngay các lực lượng chức năng đến kịp thời xử lý, thả chú rùa này về với môi trường tự nhiên.

Bài học hữu ích để lại là mỗi trường hợp cần có cách xử lý khoa học, phù hợp với mỗi loài cá thể, tránh cứng nhắc gây tổn hại cho động vật, như chú vích này sau hàng chục năm đã được thuần hoá, quen với môi trường nước ngọt sau sẽ không dễ trở về với môi trường nước mặn, Thái Tuấn kể lại.

Tham gia “giải cứu” động vật hoang dã khi cần thiết để trả về môi trường tự nhiên 

Những ngày giãn cách xã hội chưa được trở lại trường học tập trung, Thái Tuấn ngoài giờ học online vẫn tất bật với những tờ giấy ghi các địa chỉ nuôi nhốt, buôn bán động vật hoang dã [móng hổ, mật gấu, vảy tê tê…] mà ENV Đà Nẵng nhận được qua đường dây nóng.

“Nhiệm vụ của Câu lạc bộ là nhanh chóng khảo sát, quay phim, chụp hình nếu có dấu hiệu vi phạm để cung cấp minh chứng cho các cơ quan chức năng kịp thời xử lý, giải cứu đưa động vật hoang dã về lại tự nhiên”.

Như lần đầu tháng 10 vừa qua, lúc tối gần khuya, ngay khi có tin báo một chú Trăn lạc vào khuôn viên Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ số 5 [quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng], Tuấn không quản ngại nguy hiểm đến ngay, cùng mọi người bắt giữ và bàn giao chú Trăn đất [dài 1,3m, nặng khoảng 4kg] cho kiểm lâm Sơn Trà thả về tự nhiên.


Chung tay hành động vì môi trường Đà Nẵng trong lành, đa dạng sinh học 

Ngoài những hoạt động bảo tồn động vật hoang dã, chàng SV năm 3 của Trường ĐH Sư phạm-ĐHĐN còn thành lập Trạm ECO để truyền thông, lan toả ý thức, phát triển kỹ năng sống xanh cho giới trẻ Đà Nẵng, qua đây truyền cảm hứng bảo vệ môi trường xanh, trong lành và đa dạng sinh học cho thành phố “đáng sống” này ngày càng hấp dẫn, thu hút du khách hơn.

Tuấn còn nhiệt tình giới thiệu, giúp bà con các địa phương miền núi tiêu thụ nông sản để mưu sinh, phát triển kinh tế, góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng: Khai thác lợi ích từ rừng nhưng không huỷ hoại môi trường.

Đam mê những chuyến đi rừng, khám phá tự nhiên, em đang ấp ủ, mong muốn cùng cộng đồng dân làng chài Nam Ô phát triển mô hình du lịch sinh thái. Tuấn bày tỏ, dù biết rất khó, nhưng khi làm được việc gì dù nhỏ nhưng nếu có ý nghĩa, đem lại niềm vui cho chính mình và có ích cho cộng đồng thì em luôn nỗ lực thực hiện, hướng tới.

[*] Ảnh trước dịch Covid-19 

Xem thêm Ấn phẩm Thời nay [Báo Nhân Dân].

Trung tâm TT-HL và Truyền thông ĐHĐN

[QNO] - UBND tỉnh vừa có Công văn 7766/UBND-KTN yêu cầu Sở Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực thi pháp luật và tuyên truyền, phổ biến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, các loài hoang dã trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, Bộ Tài nguyên và môi trường có văn bản đề nghị các bộ ngành, địa phương triển khai thực hiện nội dung trên. Trong đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền công chức, viên chức, người lao động và người dân nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài hoang dã, đặc biệt là các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Không tham gia săn bắt, mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo động vật hoang dã trái pháp luật. Không tiêu thụ, sử dụng các loài động vật hoang dã nguy cấp và các sản phẩm từ động vật hoang dã nguy cấp. Không tham gia săn bắt, mua bán, sử dụng các loài chim hoang dã, đặc biệt trong mùa di cư từ tháng 9 năm trước đến tháng 4, tháng 5 năm sau.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 42/CT-TTg [ngày 8.12.2020] của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; không vận chuyển, buôn bán, phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại ra môi trường tự nhiên.

Các cơ quan thực thi pháp luật như kiểm lâm, quản lý thị trường, hải quan, biên phòng, cảnh sát biển, công an tăng cường phối hợp liên ngành, thanh tra, kiểm tra thường xuyên các nhà hàng, cơ sở nuôi, kinh doanh động vật hoang dã, chợ chim hoang dã, các tuyến vận chuyển hàng hóa trọng điểm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động săn bắt, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ các loài chim hoang dã trong mùa di cư, đặc biệt tại các khu vực có loài chim di cư xuất hiện. Kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động buôn bán, vận chuyển, phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại tại các khu vực tâm linh như đình, chùa, đền...

Trailer Tuyên truyền Ngày môi trường thế giới

Đã xem: 1028
24/05/2022

SEAGAME xanh - Nói không với rác thải nhựa

Đã xem: 661
17/05/2022

Tổng kết Giờ Trái đất

Đã xem: 1396
05/04/2022

[Ảnh minh họa].

[Haiphong.gov.vn] -Liên quan đến yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đẩy mạnh thực thi pháp luật và tăng cường tuyên truyền, phổ biến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và các loài hoang dã. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Anh Quân vừa có chỉ đạo giao các cơ quan, địa phương và đơn vị trên địa bàn thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các công chức, viên chức, người lao động và người dân nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã, đặc biệt là các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Không tiêu thụ, sử dụng các loài động vật hoang dã nguy cấp và các sản phẩm từ động vật hoang dã nguy cấp; không tham gia săn, bắt, mua, bán, sử dụng các loài chim hoang dã, đặc biệt trong mùa di cư từ tháng 9 của năm trước đến tháng 4,5 của năm sau. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố; không vận chuyển, buôn bán, phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại ra môi trường tự nhiên.

Phó Chủ tịch Thường trực giao Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy BĐBP, Công an thành phố, Chi cục Kiểm lâm và Cục Quản lý thị trường thành phố tăng cường công tác phối hợp liên ngành, thanh tra, kiểm tra thường xuyên các nhà hàng, cơ sở nuôi, kinh doanh động vật hoang dã, chợ chim hoang dã, các tuyến vận chuyển hàng hóa trọng điểm...; kiểm soát, ngăn chặn hoạt động buôn bán, phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại tại các khu vực tâm linh như đình, chùa, đền... và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan thông tin đại chúng của thành phố tập trung cao cho công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp.

Các loài động vật, thực vật hoang dã có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo đảm các hệ sinh thái là những hệ thống hoàn chỉnh; góp phần cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái cho sự phát triển bền vững, mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên đóng góp to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là trong các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, y dược; là cơ sở bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp vật liệu cho xây dựng và là các nguồn dược liệu, thực phẩm…

Thùy Chi

Video liên quan

Chủ Đề