Uống 1 cốc bia nồng độ cồn bao nhiêu

Trả lời báo Tuổi trẻ, TS.BS Trần Quốc Cường - giảng viên bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch [TP.HCM] cho biết, nồng độ cồn được đo bằng hơi thở hoặc nồng độ trong máu. Khi uống rượu bia càng nhiều thì nồng độ và thời gian giải rượu bia càng lâu, trong đó nam giới hấp thu lượng cồn vào máu chậm hơn nữ giới.

Thông thường mất 60 phút để cơ thể giải một đơn vị cồn, nhưng uống từ 21h và uống 8 lon bia thì cần ít nhất đến 5h hôm sau mới giải hết lượng cồn trong người.

Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, cho biết rượu hoặc bia đóng chai trên thị trường đều ghi nồng độ cồn tính theo đơn vị phần trăm cụ thể. Song, để định lượng chính xác nồng độ cồn trong máu, bạn phải thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm như trong bệnh viện, bằng cách lấy máu tĩnh mạch, rồi định lượng Ethanol theo phương pháp sắc ký, hoặc phương pháp đo quang phổ Enzyme phân hủy rượu Alcohol Dehydrogenase.

Đã uống rượu bia thì không nên lái xe.

Theo bác sĩ Phúc tư vấn về cách tính thời gian để nồng độ cồn trở về mức âm tính và đó cũng là lúc bạn được phép lái xe sau khi uống bia như sau:

Đối với chai bia 330ml nồng độ cồn tính chung là khoảng 5%. Khi bạn uống chai bia này vào thì làm cho nồng độ cồn trong máu là tăng lên 0,032mg/lít khí thở thời gian an toàn để bạn được lái xe là khoảng 2 giờ sau khi đã uống 1 chai bia đó.

Khi bạn uống 2 chai nồng độ cồn trong máu là 0,065mg/lít khí thở thời gian được lái xe là khoảng 4 giờ sau khi đã uống 2 chai bia đó.

Trường hợp bạn uống 3 chai thì nồng độ cồn trong máu là 0,163mg/lít khí thở thời gian được lái xe là khoảng 11 giờ sau khi đã uống 3 chai bia đó.

Hiện nay, cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo qua ống thở, vì vậy, 24h sau khi uống bạn vẫn có thể bị phát hiện và xử phạt. Trường hợp người nào bị tai nạn giao thông thì khi vào viện, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để xác định nồng độ cồn ngay.

Như vậy, ít nhất 24h sau khi uống rượu, bia bạn hãy lái xe, có nghĩa là tối nay bạn uống thì ngày mai đừng lái xe.

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng khuyến cáo không có tiêu chuẩn cho mức độ tiêu thụ cồn bao nhiêu là có hại. Lý do là nguy cơ và hậu quả do sử dụng rượu bia khác nhau, phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn cảnh và cách thức uống rượu bia khác nhau.

Các bằng chứng khoa học cho thấy uống một lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định. Theo nghiên cứu công bố trong Báo cáo về sử dụng rượu bia tại Cộng đồng châu Âu năm 2012, nguy cơ tử vong do bệnh tật và tai nạn thương tích tăng lên đáng kể nếu một người uống nhiều hơn 2 đơn vị cồn trong một ngày và nguy cơ tử vong tăng tương quan với mức độ uống.

Cơ quan y tế của Anh khuyến cáo để phòng chống tác hại do rượu bia gây ra, nam giới không nên uống quá 14 đơn vị trong một tuần.

05/01/2020 11:02 AM | Sống

Rượu bia là những thứ nên cực kỳ hạn chế. Nếu không thể từ chối, hãy biết kìm hãm bản thân, khống chế lượng rượu bia nạp vào cơ thể.

Việc lái xe khi mới uống rượu hay bia luôn là điều hoàn toàn sai lầm. Không chỉ vì nó khiến bạn gặp rắc rối với luật pháp, mà rượu bia có thể làm bạn trở nên thiếu tỉnh táo, dẫn đến những tình huống gây nguy hiểm cho cả bản thân lẫn người xung quanh. Biết bao vụ tai nạn thảm khốc đã xảy ra vì rượu, chắc nhiều người vẫn chưa quên.

Dịp cuối năm, thời điểm tiệc rượu tất niên tăng cao, việc kiểm tra nồng độ cồn của các tài xế cũng trở nên gắt gao hơn. Một trong những cách phổ biến để xác nhận vi phạm tại chỗ là kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở bằng những thiết bị đo chuyên dụng của cảnh sát, sau đó quy ra hình thức xử phạt dựa trên chỉ số đưa ra.

Quy định phạt thì mỗi nơi mỗi khác. Có quốc gia tuyệt đối cấm có sự hiện diện của cồn khi đang lái xe [như Úc, Canada...], một số lại cho đến một ngưỡng nhất định, như Trung Quốc là 0,02% - tương đương 0,1mg/lít khí thở.

Tuy nhiên, các chỉ số này thực chất là gì thì không nhiều người hiểu rõ. Ví dụ như một tài xế từng bị phạt hơn 30 triệu đồng vì có nồng độ cồn 0,7mg/lít khí thở, nghĩa là như thế nào? Một cách trực quan hơn, có cách nào để quy đổi con số này ra bao nhiêu ly rượu, hoặc bao nhiêu lon bia?

Quy đổi nồng độ ra số lượng bia rượu

Khi thức uống có cồn đi vào người, cơ thể sẽ bắt đầu quá trình xử lý trong vòng 10 - 15 phút. Lượng cồn thẩm thấu qua niêm mạc miệng, qua thành ruột, ngấm vào máu, hoặc đi qua phổi rồi xuất hiện trong hơi thở.

Nhìn chung, nồng độ cồn sẽ phụ thuộc vào khả năng xử lý của cơ thể, mà điều này chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: Cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống. Vậy nên, chúng ta cần phải có một chuẩn chung. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], một đơn vị uống chuẩn chứa 10g cồn. Đơn vị uống chuẩn này sẽ tương ứng với:

- 1 chén [shot] rượu mạnh [40 độ, 30 ml]

- 1 ly rượu vang [13,5 độ, 100 ml];

- 1 vại bia hơi [330 ml];

- 2/3 chai [lon] bia [330 ml].

Tiếp theo, chúng ta sẽ đến với câu chuyện quy đổi. Quy định của các quốc gia chủ yếu lấy chỉ số BAC [Blood alcohol content] - nồng độ cồn trong máu [đơn vị g/decilit hoặc g/dL]. Và theo quy ước chung, nồng độ cồn trong hơi thở có thể quy đổi theo công thức 1:2100 với chỉ số BAC.

Giả dụ một người đo được nồng độ cồn trong hơi thở là 0,1mg/L hơi thở, con số này tương đương 0,0001 x 2100 [g/10dL] = 0,021 [g/dL] trong máu, tức là bằng 0,021%.

Hoặc như trường hợp người lái xe có nồng độ cồn trong hơi thở là 0,7mg/L nêu trên, con số này tương đương 0,0007 x 2100 [g/10dL] = 0,147 g/dL máu = 0,147%.

Để quy ra số lượng bia hoặc rượu, hãy nhìn vào 2 tấm hình sau là đủ hiểu. Con số 0,147% ấy tương đương với ít nhất 7 ly bia, hoặc 7 shot rượu vodka, chứ không thể chỉ "nhấp môi" như nhiều người vẫn tưởng.

Nhìn chung, rượu bia là những thứ nên cực kỳ hạn chế. Nếu không thể từ chối, hãy biết kìm hãm bản thân, khống chế lượng rượu bia nạp vào cơ thể. Và đặc biệt chú ý, một khi đã uống rượu bia thì tuyệt đối không cầm lái nữa.

Vui thôi, đừng vui quá kẻo rước họa vào thân.

Tham khảo: Asiaone, BAC content, Stuff

Theo Helino Copy link

Link bài gốc Lấy link! //helino.ttvn.vn/the-gioi/uong-mot-coc-bia-se-ra-bao-nhieu-con-trong-hoi-tho-va-bai-hoc-ai-cung-can-hieu-dung-bao-gio-lai-xe-khi-da-co-hoi-men-trong-nguoi-2202041192719744.htm

1 người có thể uống bao nhiêu lít bia?

Theo đó, liều lượng được khuyên dùng dành cho nam giới là không uống quá 2 cốc bia hơi 330ml trên ngày, nữ giới không uống quá 1 cốc bia hơi 330ml trên ngày và tuyệt đối không uống quá 5 ngày/ tuần.

Sau khi uống rượu bao lâu thì được lái xe?

Như vậy, ít nhất 24h sau khi uống rượu, bia bạn hãy lái xe, có nghĩa là tối nay bạn uống thì ngày mai đừng lái xe. Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng khuyến cáo không có tiêu chuẩn cho mức độ tiêu thụ cồn bao nhiêu là có hại.

Sau khi uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn?

Theo lý thuyết, 12-24 giờ sau khi uống rượu bia, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu và hơi thở.

Uống 100ml rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn?

“Ở người có cơ chế chuyển hóa bình thường, sau một giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết một đơn vị cồn [tương đương với 2/3 lon bia 330 ml nồng độ 5%, 100 ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30 ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%]. Tuy nhiên, để hết hoàn toàn một đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ tiếp theo.

Chủ Đề