Uống thuốc bổ hết hạn sử dụng có sao không

Từ năm 1979, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ [FDA] đã yêu cầu các công ty dược phẩm ghi ngày hết hạn vào các loại thuốc kê toa và thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa thuốc của bạn sẽ bị hỏng theo cách tương tự như một hộp sữa đã hết hạn. Ngày bạn thấy được in trên chai thuốc là ngày mà nhà sản xuất thuốc đảm bảo an toàn và hiệu lực của thuốc. Song thuốc thực sự an toàn và hiệu quả trong bao lâu vẫn đang là vấn đề gây tranh luận.

Bên cạnh một số loại thuốc hạn sử dụng ngắn như insulin, kháng sinh dạng lỏng, nhiều loại thuốc có thể hạn sử dụng lâu hơn nhiều so với ngày in trên bao bì của chúng. Nhưng không phải ai cũng biết điều đó. Các trung tâm kiểm soát chất độc thỉnh thoảng nhận được cuộc gọi nhờ tư vấn từ những người vô tình uống thuốc hết hạn. 

Một số loại thuốc hết hạn vẫn có thể sử dụng mà không nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh: Live Science

Theo Lee Cantrell, giám đốc Phân khu San Diego của Hệ thống Kiểm soát Ngộ độc California, chưa thấy tài liệu nào nói về thuốc hết hạn gây ra bất kỳ vấn đề nào ở người.

"Hiệu quả của thuốc có thể suy giảm theo thời gian, nhưng có rất ít nghiên cứu về vấn đề này", ông nói.

Vài năm trước, Cantrell đã có một cơ hội hiếm có để kiểm tra một số loại thuốc cũ bao gồm thuốc kháng histamine, thuốc giảm đau và thuốc giảm cân được tìm thấy ở phía sau của một hiệu thuốc. "Chúng tôi thấy rằng những loại thuốc đó, một số trong số chúng hết hạn ít nhất 40 năm, vẫn giữ được tác dụng đầy đủ", Cantrell nói.

Nghiên cứu đó đã được công bố trên JAMA Internal Medicine vào năm 2012. Năm 2017 Cantrell công bố một nghiên cứu khác cho thấy EpiPens, thuốc tiêm tự động đắt tiền được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng, vẫn còn 84% hiệu lực sau hơn bốn năm kể từ ngày hết hạn. Do đó, trong trường hợp khẩn cấp, có thể dùng EpiPen đã hết hạn như một phương án tạm thời. Mỹ còn có một kho dự trữ các loại thuốc có thể cần thiết trong trường hợp khẩn cấp như tấn công khủng bố hoặc bùng phát dịch bệnh.

Năm 1986, FDA và Bộ Quốc phòng Mỹ đã bắt đầu Chương trình Gia hạn Thời hạn sử dụng [SLEP] để tiết kiệm chi phí thay thế thuốc đã hết hạn trong kho dự trữ này. Một nghiên cứu của SLEP năm 2006 đã thử nghiệm 122 loại thuốc khác nhau được bảo quản trong điều kiện lý tưởng. Kết quả là ngày hết hạn của phần lớn các loại thuốc trong kho dự trữ đều có thể kéo dài thêm trung bình khoảng 4 năm. Năm 2016, chương trình này đã giúp tiết kiệm 2,1 tỷ đô la. 

Tuy nhiên, FDA vẫn cảnh báo người tiêu dùng không nên dùng thuốc hết hạn vì một số loại thuốc hết hạn có nguy cơ phát triển vi khuẩn dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn và kháng kháng sinh.

Thuốc quá hạn sẽ không đảm bảo chất lượng để lưu hành


Một loại thuốc có thể không đạt chất lượng khi vẫn còn hạn sử dụng, nhưng thuốc quá hạn thì chắc chắn không đủ chất lượng để lưu hành trên thị trường.

Dược sỹ Nguyễn Thị Bích Nga cho biết, hạn sử dụng của thuốc là thời hạn ấn định cho thuốc mà trước thời hạn đó thuốc còn đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng nếu được bảo quản đúng quy định. Có nghĩa là hạn sử dụng của thuốc là thời hạn mà nếu quá thời điểm đó, thuốc sẽ không được phép bán trên thị trường và cho bệnh nhân sử dụng nữa.

Bộ Y tế quy định hạn dùng của thuốc được ghi bằng số hoặc chữ chỉ tháng và năm:

- Số chỉ tháng gồm hai con số hoặc tên tháng bằng chữ

- Số chỉ năm là hai con số cuối của năm.

Cụ thể, hạn sử dụng của thuốc được ghi là 20/8/2014, tức là nên mua và sử dụng thuốc trước ngày 19/8/2014, nếu thuốc vẫn được đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và được bảo quản đúng quy định; Từ ngày 20/8/2014 trở đi là thuốc quá hạn sử dụng, không còn giá trị sử dụng nữa. Nếu hạn sử dụng ghi là 08/2014, nghĩa là bắt đầu từ ngày 1/8/2014 thuốc được coi là quá hạn sử dụng, không dùng được nữa.

Uống thuốc quá hạn có sao không?

Thuốc quá hạn dùng có thể gây ngộ độc vì hoạt chất của một số thuốc theo thời gian có thể chuyển sang một dạng mới, khác với dạng ban đầu, nếu dạng này có độc tính cao có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn hoặc người bệnh chưa hết bệnh này đã bị thêm bệnh khác. Ví dụ, thuốc kháng sinh tetracycline quá hạn sẽ gây hại cho thận.

Tuy nhiên, nếu thuốc vẫn còn hạn sử dụng nhưng bảo quản không đúng quy định [để nơi có nhiệt độ quá nóng, quá ẩm hoặc ánh sáng chiếu trực tiếp] có thể làm thuốc bị biến chất.

Thuốc sắp hết hạn có nên dùng không?

Dược sỹ Nguyễn Thị Bích Nga cho biết, những người bệnh mạn tính, cần điều trị một thời gian dài, khoảng 1 tháng, 2 tháng… hay thuốc bổ nên mua thuốc có hạn sử dụng xa.

Riêng với các loại thuốc viện trợ tới tay người tiêu dùng hoặc thuốc nhập khẩu có quy định rõ:

- Thuốc viện trợ khẩn cấp, hạn dùng còn tối thiểu là 6 tháng khi về đến Việt Nam

- Thuốc có hạn dùng ít hơn 2 năm thì phải còn ít nhất là 1/3 hạn dùng khi về đến Việt Nam.

Vì thế, với những loại thuốc như thuốc chống dịch, thuốc cấp cứu, thuốc quá đắt tiền mà cận hạn dùng, chúng ta vẫn nên sử dụng nếu thuốc còn đảm bảo chất lượng.

Hạn dùng của thuốc là gì?

Hạn dùng là tiêu chí quan trọng nhất để nói một thuốc còn chất lượng hay không. Một thuốc có thể không còn đạt chất lượng khi vẫn còn hạn dùng nhưng một thuốc quá hạn thì chắc chắn không đủ chất lượng để lưu thông trên thị trường và sử dụng cho bệnh nhân. Hạn dùng của thuốc là thời gian sử dụng ấn định cho thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng. Hạn dùng của thuốc được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn.

Hình ảnh: Cách xem hạn dùng trên bao bì

Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn. Thí dụ, hạn dùng của thuốc được ghi 24/08/2021, nghĩa là trong thời gian từ lúc phụ huynh mua thuốc đến ngày 24/08/2021, nếu thuốc được bảo quản đúng qui định, còn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng thì thuốc được phép dùng, còn từ ngày 25/08/2021 trở về sau là thuốc quá hạn dùng không còn giá trị sử dụng nữa. Và nếu hạn dùng được ghi là 08/2021, nghĩa là từ ngày 01/09/2021 trở về sau là thuốc quá hạn dùng không được sử dụng. Tùy loại thuốc mà hạn dùng có thể khác nhau, thông thường từ 2-5 năm, tuy nhiên có loại hạn dùng chỉ 1 năm như các loại vắc-xin cúm mùa hay 6 tháng như vắc -xin Covid -19 AstraZeneca. Uống thuốc quá hạn dùng có sao không? Dù hình thức bên ngoài thường không thay đổi, thuốc quá hạn mất đi tác dụng điều trị do giảm hoặc mất đi hoạt chất cần thiết. Nguy hiểm hơn, thuốc có thể gây độc vì chuyển sang một dạng mới, có thể có độc tính gây nguy hiểm cho người dùng.

Một ví dụ đó là kháng sinh tetracyclin, khi thuốc này quá hạn sẽ gây hại cho thận. Thuốc chưa hết hạn là có thể an tâm sử dụng? Phụ huynh không nên quá tin tưởng vào hạn dùng của thuốc vì hạn dùng bao giờ cũng đi đôi với điều kiện bảo quản như đã nói ở trên. Bảo quản thuốc không đúng qui định có thể làm thuốc bị biến chất không sử dụng được dù chưa đến ngày hết hạn như khi để thuốc ở nơi quá nóng, quá ẩm, ánh sáng chiếu trực tiếp,… Do đó thuốc mua về không dùng ngay thì nên để nơi có nhiệt độ mát, khô ráo, không bị ánh nắng chiếu vào; đối với thuốc cần bảo quản lạnh thì cho vào ngăn mát tủ lạnh. Đối với thuốc không phân liều, phải sử dụng nhiều lần như: thuốc nhỏ mắt, mũi, tai, các loại thuốc dung dịch, hỗn dịch, các loại thuốc tiêm,...phải dùng nhiều liều, nhiều lần mới hết một lọ thì cần lưu ý thêm hạn dùng sau khi đã khui, đã pha lọ thuốc. Hạn sử dụng này thường tùy vào hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể là: 1 hoặc 2 ngày, 1 tuần, hoặc phải hủy ngay….vì chất lượng thuốc có thể giảm đi hoặc nhiễm trùng làm hư lọ thuốc khiến tình trạng bệnh nặng hơn hoặc người bệnh chưa hết bệnh này đã được “tặng” thêm bệnh khác. Thuốc “cận đát” không nên mua, không nên dùng?

Đối với những trường hợp bệnh mãn tính cần điều trị thời gian dài vài tháng, hay thuốc bổ chứa nhiều viên, thuốc mua dự trữ trong tủ thuốc gia đình thì nên mua thuốc có hạn sử dụng xa, tránh mua thuốc rất gần ngày hết hạn trừ trường hợp thuốc cần mua đang rất khó tìm trên thị trường [tuy nhiên khi mua chắc chắn thuốc vẫn còn hạn dùng vào ngày cuối cùng điều trị]. Không phải lúc nào chúng ta cũng nói không với thuốc cận “đát” vì những thuốc quá đắc tiền, thuốc hiếm, thuốc cấp cứu, chống dịch... chúng ta vẫn có thể mua và dùng nếu thuốc còn đảm bảo chất lượng và chưa quá “đát”.

Nếu 1 ngày đẹp trời nào đó, bạn bỗng dưng phát hiện ra hũ Vitamin hết hạn sử dụng đã cả tuần nhưng bạn vẫn uống nó đều đặn bữa giờ thì bạn sẽ thế nào, liệu có nên lo lắng hay không. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Điều đầu tiên khi bất kỳ ai phát hiện ra mình vừa ăn phải 1 sản phẩm đã hết hạn là rất lo lắng và tự hỏi “Không biết mình có bị sao hay không ?”.

Bình thường, với các loại thức ăn thì có thể bạn sẽ gặp phải một số vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc….

NHưng với thuốc thì bạn có thể sẽ không cần phải lo lắng lắm đâu bởi vì thường hạn sử dụng trên sản phẩm là dựa trên hiệu quả của thuốc.

Miễn thuốc của bạn không bị nấm mốc hoặc có mùi bất thường thì bạn không cần phải lo lắng, mặc dù hiệu quả của thuốc có thể không con như trước nhưng nó không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của bạn đâu.

Xem thêm: Top 10 loại Vitamin cần thiết cho người tập thể hình

FDA không yêu cầu ngày hết hạn đối với các sản phẩm về chất bổ sung vao gồm Vitamin và khoáng chất. Nhà sản xuất có thể chọn in chúng trên sản phẩm và nếu có thường sẽ là “Ngày hết hạn” “Tốt nhất bởi” hoặc “sử dụng bởi”.

Trong trường hợp nhà sản xuất chọn ghi là ngày thì FDA yêu cầu họ có “dữ liệu hợp lệ chứng mình rằng nó không sai và gây nhầm lẫn”. Nói cách khác, họ cần chứng mình được là thuốc đó của họ có thể có tác dụng trong khoảng thời gian đó.

Do vậy, Vitamin hết hạn sử dụng vẫn an toàn để sử dụng, chẳng qua là nó sẽ bị giảm hiệu quả đi. Ngày hết hạn, sản phẩm bổ sung vẫn chứa 100% thành phần của mình miễn là nó được bảo quản tốt trong điều kiện khuyến cáo.

Sau khi ngày hết hạn, thành phần có thể giảm dần. Không có điều gì phải lo lắng về tác hại hoặc tác dụng phụ nhưng chất lượng có thể sẽ thấp hơn liều lượng chỉ định. Bạn nên bỏ chúng và mua mới ở cửa hàng.

Nếu hũ Vitamin của bạn có nấm mốc hoặc bốc mùi lạ thì đó là dấu hiệu sản phẩm đã bị hư và cần phải loại bỏ ngay.

Xem thêm: Bảng nhu cầu dinh dưỡng từng loại vitamin cần dùng hằng ngày

Thời điểm mang thai là thời điểm quan trọng để bổ sung Vitamin. Trong Vitamin có chứa các Axit folic cần thiết để loại bỏ nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi đang phát triển.

Do vậy, nếu bạn sử dụng Vitamin hết hạn sử dụng thì hàm lượng Axit folic khuyến cáo có thể không đủ liều lượng yêu cầu.

Nếu bạn đang mang thai và nhận ra là hũ Vitamin của mình đã hết hạn thì đừng lo lắng nó bạn sẽ không nạp đủ lượng Vitamin trong ngày hôm đó.

Nhiều khả năng là chúng vẫn giữ được lượng Axit Folic cần thiết sau 1-2 năm hết hạn vì thế, hãy hít 1 hơi thật sâu và nhớ mua hũ mới vào lần tới nhé.

Vitamin có thể nhanh chóng hết hạn hơn nếu gặp phải 1 số yếu tố có liên quan đến từ khâu sản xuất đến cách dùng của từng người.

  • Dạng Vitamin: Các Vitamin dạng lỏng và keo có xu hướng nhanh hết hạn hơn viên nén, viên nang và viên nang mềm.
  • Loại hộp đựng: Các loại Vitamin được chứa trong những hộp có màu mờ sẽ bảo quan lâu hơn các loại sử dụng hộp trong suốt do ảnh hưởng của tia UV từ mặt trời.
  • Nắp hộp đựng: Tương tự như hộp đựng, nắp hộp đựng nếu không được thiết kế để đóng kín thì có thể khiến sản phẩm dễ tiếp nhận nhiều hơi ẩm và nhanh hư hơn.
  • Cách bảo quản: Nếu bạn cất Vitamin trong những khu vực có độ ẩm cao như tủ thuốc gần phòng tắm, tủ lạnh có thể khiến chúng nhanh hỏng hơn. Tương tự, đặt chúng ở nơi có nhiệt độ cao như nhà bếp, cửa sổ có nhiều nắng cũng như vậy. Bảo quản ở tủ tối và mát mẻ sẽ là nơi tốt nhất.
  • Ô nhiễm: Sự ô nhiễm khi tiếp xúc cũng làm cho sản phẩm mau hư hơn, ví dụ bạn vừa làm đồ ăn xong cái thò tay vào bốc 1 viên Vitamin để uống cũng làm cho hạn sử dụng của sản phẩm nhanh chóng giảm đi.

Từng loại Vitamin có thời gian sử dụng khác nhau. Ví dụ dưới đây là các Vitamin có thời gian sử dụng ngắn hơn so với các loại khác:

  • Vitamin C: Đây là loại Vitamin rất nhạy cảm với độ ẩm, nếu bị ẩm nó sẽ bị hư, do vậy nếu sản phẩm đóng gói không đúng cách hoặc bạn thường xuyên mở hộp chứa ở môi trường ẩm ướt sẽ khiến nó bị nhanh hư hơn.
  • Thiamin: Một trong những loại Vitamin B không ổn định, và cũng bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, vì thế đừng để nó gần nơi ẩm ướt.
  • Vitamin K: Khi dùng chung với các loại vitamin tổng hợp có chứa khoáng chất thì Vitamin K cũng suy giảm chất lượng nhanh hơn.
  • Nếu bạn dùng Vitamin tổng hợp [Multivitamin] thì thường thời hạn sử dụng sẽ được lấy của loại nhanh hư nhất.

Khi thấy một hũ Vitamin hết hạn, bạn hãy loại bỏ nó theo quy trình sau để đảm bảo không bị trẻ em hay thú vật của mình nuốt phải nhé.

Đầu tiên, loại bỏ các viên vitamin ra khỏi hộp cho vào túi đựng cho cho vào 1 ít cà phê hoặc một chất nào đó khác an toàn. Việc này sẽ giúp cho thứu vật hoặc trẻ em bớt tò mì khi nhìn thấy chúng trong thùng rác.

Đóng hộp đựng và niêm phong túi đựng lại. Cho toàn bộ vào thùng rác.

Không nên đổ các viên vitamin vào nhà vệ sinh vì chúng có thể đi vào đường nước chưa xử lý và đi vào các sông suối và nguồn nước khác.

Xem thêm: Uống Vitamin lúc nào để có hiệu quả nhất

Nếu vô tình phát hiện mình sử dụng 1 hũ Vitamin hết hạn sử dụng chưa quá lâu thì cũng không cần phải quá lo lắng, nếu được bảo quản tốt thì thời gian sử dụng nó vẫn kéo dài hơn là những gì ghi trên hộp, do vậy đừng vội vàng lo lắng, chỉ cần bình tĩnh xử lý hũ vitamin đó và nhớ đi mua hũ mới về uống là được bạn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề