Uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không

Clopidogrel là thuốc có tác dụng giữ tiểu cầu trong máu không kết dính để dự phòng cục máu đông không mong muốn có thể xảy ra trong lòng mạch máu. Do đó, thuốc được dùng cho bệnh nhân có bệnh động mạch vành mạn, bệnh nhân sau đặt stent hay mổ bắc cầu động mạch vành. Đặc biệt, ở người bệnh rối loạn nhịp tim, khi tim đập không đều sẽ làm giảm hiệu quả bơm máu của tim dẫn đến máu bị ứ trệ tại tim và có nguy cơ cao hình thành các cục máu đông. Cục máu đông có thể di chuyển theo lòng mạch gây tắc động mạch não, động mạch tim dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.Ngoài ra, đối với người bệnh rối loạn nhịp tim cũng cần phải dùng thuốc chống tập kết tiểu cầu để phòng ngừa rủi ro, nhất là những người đã từng bị nhồi máu cơ tim hoặc có bệnh động mạch ngoại biên hay đau thắt ngực không ổn định.

Thuốc được dùng như thế nào?

Thuốc được chỉ định nhằm ngăn ngừa cục máu đông sau khi một cơn đau tim hoặc đột quỵ mới xảy ra. Đây là loại thuốc phải kê đơn, do đó chỉ được uống thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ tim mạch. Bệnh nhân cần tuân thủ uống thuốc chính xác theo đơn bác sĩ đã kê, không được giảm hoặc tăng liều nếu chưa có ý kiến của bác sĩ. Thuốc có thể uống trước hoặc sau bữa ăn nhưng cần uống đúng giờ với 1 ly nước to. Trong trường hợp bệnh nhân quên liều thuốc, cần phải uống thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian quên thuốc sát với lần uống thuốc tới thì nên bỏ liều thuốc đó mà uống thuốc theo lịch tiếp theo, tuyệt đối không được bổ sung liều đã quên bởi nếu bổ sung thêm liều thuốc đó quá gần với lần uống thuốc tới sẽ khiến quá liều thuốc. Khi quá liều thuốc, có thể gặp các triệu chứng như nôn mửa, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi kiệt sức, khó thở, thậm chí là xuất huyết tiêu hóa. Nếu không may uống thuốc quá liều và gặp một trong các triệu chứng trên thì bệnh nhân cần tới bệnh viện ngay.

Cục máu đông - Nguyên nhân chính dễ dẫn tới đột quỵ.

Nhận biết tác dụng phụ bất lợi

Do thuốc có thể ngăn ngừa cục máu đông không mong muốn gây tắc nghẽn mạch máu - là nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ nhưng thuốc lại có khá nhiều tác dụng không mong muốn gây bất lợi cho sức khỏe của chính người sử dụng như: đau dạ dày, hắt hơi sổ mũi, đau họng hoặc chóng mặt đau đầu, gây chảy máu lâu cầm, thậm chí từ một chấn thương nhỏ. Điều đó có thể khiến bệnh nhân mất máu nhiều chỉ từ một vết đứt tay. Thuốc cũng gây xuất huyết tại mũi hoặc bất kỳ nơi nào khác như xuất huyết tiêu hóa khiến phân có màu đen, nôn ra máu; đau ngực hoặc cảm giác nặng nề vùng ngực, đau lan đến cánh tay hoặc vai, buồn nôn, đổ mồ hôi. Nghiêm trọng hơn, đột nhiên bệnh nhân có thể bị tê hay yếu ở một bên của cơ thể; đột ngột đau đầu, rối loạn các vấn đề với ngôn ngữ, tầm nhìn hoặc cân bằng; da xanh xao, bầm tím hoặc chảy máu, sốt, đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường. Hiện tượng phát ban, phù nề mặt, thậm chí cả lưỡi và họng khiến bệnh nhân khó thở...

Khi gặp phải một trong những tác dụng phụ nặng nề này, bệnh nhân cần ngừng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Những điều cần tránh khi đang uống thuốc

Không uống rượu trong khi dùng clopidogrel bởi rượu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong dạ dày, ruột. Do thuốc gây chảy máu nên nếu bệnh nhân cần phải phẫu thuật [thậm chí đơn giản như chỉnh nha, nhổ răng], bệnh nhân cần phải thông báo cho bác sĩ về việc mình đang phải uống thuốc clopidogrel để bác sĩ có những chỉ định thích hợp. Thông thường, trước khi làm các phẫu thuật thì phải ngừng thuốc trước đó 5 ngày. Cũng vì tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, trong lúc dùng clopidogrel thì không được dùng aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu đã từng bị dị ứng với clopidogrel hoặc bệnh nhân đang bị loét dạ dày; đang bị xuất huyết [não]; trong xét nghiệm máu có rối loạn đông máu. Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị bệnh gan, thận. Trong quá trình dùng thuốc, cần được làm các xét nghiệm định kỳ để bác sĩ điều chỉnh liều lượng thích hợp cho bệnh nhân.

Ngoài ra, bệnh nhân đang uống thuốc clopidogrel cũng cần lưu ý tới chế độ ăn, cần tránh những thực phẩm sau:

Những thực phẩm giàu vitamin K bao gồm rau cải xanh, bắp cải, rau chân vịt, mùi tây, măng tây, súp-lơ, dưa chuột… bởi những thực phẩm này có thể làm giảm tác dụng của các thuốc chống đông máu.

Những thực phẩm chứa salicylate như táo, cam, ớt xanh, bí xanh... khi uống thuốc chống đông mà ăn lượng lớn thức ăn này thì hoạt chất salicylate [tác dụng như một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu] có trong thực phẩm có thể làm tăng tác dụng của thuốc clopidogrel và gây chảy máu nhiều.


Thuốc chống đông máu có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành huyết khối. Việc sử dụng thuốc chống đông Warfarin [Coumadin, Zofarin] hoặc Acenocumarin [Sintrom, Minisintrom] hằng ngày là rất cần thiết với những người cần phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh lý do sự hình thành huyết khối gây ra. Nếu sử dụng thuốc không đúng, nguy cơ không đạt liều điều trị sẽ dẫn đến kẹt van tim nhân tạo hoặc nhồi máu não, xuất huyết não, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Khi sử dụng thuốc chống đông máu, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
Tuân thủ đúng chỉ định của Bác sỹ - Uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng vào thời điểm cố định trong ngày. - Không được ngừng sử dụng thuốc đột ngột khi chưa có ý kiến của Bác sỹ. - Nếu quên thuốc và nhớ ra trong ngày, uống ngay liều thuốc đã quên. Nếu quên uống thuốc và nhớ ra vào ngày hôm sau, chỉ uống thuốc tiếp tục như bình thường, không uống gấp đôi để bù cho liều thuốc đã quên. - Đi khám và xét nghiệm máu thường xuyên theo đúng hẹn của Bác sỹ. Không tự ý dùng thuốc - Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc chống đông vậy nên người bệnh không nên tự động uống thuốc hoặc ngừng bất cứ loại thuốc nào khác khi chưa có chỉ định của Bác sỹ.

- Một số thuốc có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông, tăng nguy cơ chảy máu như:

  • Thuốc kê đơn: Amiodarone [Cordarone, các loại kháng sinh, Clopidogrel [Plavix]…
  • Thuốc không kê đơn: Paracetamol [Panadol, Efferalgan,…] Ibuprofen, Aspirin và các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid khác, Ranitidin [Zantac]…

- Một số thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông [tăng nguy cơ hình thành cục máu đông] bao gồm:

  • Thuốc bổ vitamin có thành phần vitamin K. 
  • Thực phẩm chức năng, thảo dược có chứa vitamin K, dầu cá, Ginkgo, Co-enzyme Q10, dầu lanh, nhân sâm,…

Chăm sóc răng miệng Cần thông báo cho Nha sỹ, Bác sỹ về việc bản thân đang dùng thuốc chống đông khi khám bệnh, nhổ răng hoặc làm bất cứ thủ thuật/ phẫu thuật lớn hoặc nhỏ nào. Chăm sóc răng miệng cẩn thận, nên dùng bàn chải mềm và dao cạo râu điện. Nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/ lần.

Tránh các hoạt động có nguy cơ chảy máu

Tránh các hoạt động có nguy cơ chảy máu như chấn thương, ngã, tai nạn, đặc biệt là tai nạn vùng đầu. Người bệnh cần lập tức đi khám ngay khi bị chấn thương, đặc biệt là tai nạn vùng đầu và thông báo với nhân viên y tế về việc dùng thuốc chống đông.

Người bệnh nữ nên dùng biện pháp tránh thai khi đang sử dụng thuốc

  • Khi đang trong thời gian dùng thuốc chống đông máu, người bệnh nữ không nên có thai [nguy cơ gây quái thai, chảy máu cho thai nhi] hoặc cho con bú [gây rối loạn đông máu ở trẻ bú mẹ]. 
  • Nếu muốn có thai, cần thảo luận kỹ với Bác sỹ chuyên khoa để cân nhắc cho từng trường hợp và lựa chọn loại thuốc chống đông phù hợp hơn. 

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng - Không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích.  - Nên ăn ở mức độ vừa phải thực phẩm chứa nhiều vitamin K bởi vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông. Cần duy trì ổn định lượng vitamin K ăn vào mỗi ngày để đảm bảo ổn định tác dụng của thuốc.

- Thực phẩm giàu vitamin K bao gồm:

  • Quả bơ, sữa đậu nành, nhân sâm. 
  • Các loại rau xanh, củ quả có nhiều màu xanh: Rau dền, cải lá xoăn, cải bó xôi, xà lách xanh, ngò tây, rau diếp, rau muống, rau lang, măng tây, cải thảo, súp lơ xanh, đậu bắp, đậu Hà Lan, hành,…
  • Gia vị, rau thơm: Kinh giới, bạc hà, húng tây, húng quế, cần tây, rau mùi,…

Lưu ý các triệu chứng bệnh

  • Chảy máu kéo dài hơn 10 phút mới cầm được. 
  • Chảy máu chân răng.
  • Bầm tím dưới da thường xuyên.
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và nhiều hơn bình thường.
  • Chảy máu mũi .
  • Đại tiện phân đen hoặc lẫn máu.
  • Nôn ra máu.
  • Nước tiểu có máu, màu đỏ, nâu hoặc hồng.
  • Chóng mặt, đau đầu nhiều.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. 

Khi có xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám bởi Bác sỹ chuyên khoa. 

--------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

•    Bệnh viện Quốc tế Vinh

•    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73

Video liên quan

Chủ Đề