Văn 8 đề văn thuyết minh và cách làm bài

Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Soạn bài văn lớp 8: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. Tài liệu gồm nhiều bài văn thuyết minh hay không chỉ giúp các bạn học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của thể loại văn thuyết minh mà còn mang lại nhiều ý tưởng hay, giúp các bạn triển khai bài viết của mình theo hướng sáng tạo, thông minh nhất.

Soạn bài lớp 8: Trường từ vựng

Soạn bài Ngữ văn lớp 8: Dấu ngoặc kép

Soạn bài lớp 8: Văn bản Bài toán dân số

ĐỀ VĂN THUYẾT MINH

VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đề văn thuyết minh

a] Đọc các đề văn sau và thực hiện các yêu cầu:

[1] Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam.

[2] Giới thiệu một tập truyện.

[3] Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

[4] Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

[5] Thuyết minh về chiếc xe đạp.

[6] Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

[7] Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương.

[8] Giới thiệu về một giống vật nuôi có ích.

[9] Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

[10] Giới thiệu về món ăn dân tộc.

[11] Giới thiệu về tết Trung thu.

[12] Thuyết trình một đồ chơi dân gian.

- Xác định yêu cầu của các đề văn trên:

+ Yêu cầu về thao tác;

+ Yêu cầu về đối tượng.

- Nhận định về phạm vi kiến thức xung quanh yêu cầu đề đưa ra.

Gợi ý:

- Đề văn yêu cầu em trình bày, giới thiệu hay truyết trình?

- Đề văn yêu cầu thuyết minh vấn đề gì?

- Em cần tìm hiểu những gì để thuyết minh cho vấn đề được đưa ra trong đề văn?

Ví dụ, với đề [2]: Giới thiệu một tập truyện.

- Yêu cầu thao tác: Giới thiệu.

- Đối tượng: Một tập truyện.

- Phạm vi kiến thức: Tên tập truyện, xuất xứ [Nhà xuất bản nào, năm nào], hình thức trình bày [bìa, tranh ảnh,…], nội dung chính, ý nghĩa, có thể mua ở đâu,…

2. Cách làm bài văn thuyết minh

a] Đọc văn bản sau và cho biết đối tượng thuyết minh của bài là gì?

XE ĐẠP

Có một thời xe đạp là phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu của người Việt Nam. Xe đạp là phương tiện giao thông giản tiện chuyển động nhờ sức người.

Xe đạp do nhiều bộ phận tạo thành, chủ yếu là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn 2 lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn 2 vòng. ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 700mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp, như vậy ổ líp quay một vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài. ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy se xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.

Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm, điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh có thể chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững trên xe. Bộ phanh gồm tay phanh, giây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng xe theo ý muốn.

Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và giàn đèo hàng hoặc giỏ đựng. Yên xe lắp ở trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được khá nhiều hàng. Có khi người ta lại lắp bộ phận chở hàng ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước

Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, có đèn xe lấy nguồn điện từ đinamô lắp ở trước càng xe, và đèn tín hiệu lắp ở phía sau, có thể có chuông lắp gần chỗ tay cầm.

Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn như trong làng, trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động không gây ô nhiễm. Đi xe đạp là một cách vận động cơ thể như một hoạt động thể thao.

Hiện nay xe máy quá nhiều, có cơ lấn lướt xe đạp, vừa gây ách tắc giao thông, vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển, xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.

[Bài làm của học sinh]

Gợi ý: Bài văn thuyết minh về chiếc xe đạp.

b] Nhận xét về bố cục của bài văn.

Gợi ý:

- Bài văn có bố cục mấy phần?

- Nội dung của từng phần là gì?

Bài văn có bố cục ba phần. Phần Mở bài [hai câu đầu]: Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp. Phần Thân bài [Tiếp theo cho đến “chỗ tay cầm”]: Giới thiệu các bộ phận cấu tạo của chiếc xe đạp. Phần Kết bài: Khẳng định tiện ích của xe đạp, dự báo về vai trò của chiếc xe đạp trong tương lai.

c] Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài văn đã trình bày những nội dung nào? Nhận xét về độ chính xác, đúng đắn của các nội dung mà bài văn trình bày.

Gợi ý: Bài văn trình bày nội dung theo trình tự các bộ phận của chiếc xe đạp: Hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở, các bộ phận phụ khác. Các nội dung đưa ra cụ thể, rõ ràng, chính xác đến từng chi tiết nhỏ.

d] Nhận xét về phương pháp thuyết minh của bài văn.

Gợi ý: Bài văn sử dụng các phương pháp: Nêu định nghĩa; liệt kê; dùng số liệu; so sánh; phân loại, phân tích.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Chọn một trong những đề bài cho ở trên rồi tiến hành lập ý, lập dàn ý với đề bài ấy.

Gợi ý: Để lập ý, cần tiến hành tìm hiểu kĩ về đối tượng thuyết minh [quan sát, nghi chép từ sách báo, hỏi người lớn,…]

Tham khảo dàn ý sau:

Đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

a] Mở bài:

Chiếc nón lá Việt Nam là… [nêu một định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam]

b] Thân bài:

- Giới thiệu khái quát chiếc nón:

+ Hình dáng, màu sắc;

+ Nguyên liệu làm nón;

+ Cách làm, nơi làm [những nơi làm nón nổi tiếng: Huế, Quảng Bình, Hà Tây,…];

+ Các bộ phận của chiếc nón;

+ Giá trị sử dụng của nón;

+ Giá trị văn hoá của nón: Trang điểm, quà tặng, biểu diễn nghệ thuật;

ý nghĩa biểu tượng của nón lá Việt Nam;

c] Kết bài:

- Cảm nghĩ của em về chiếc nón;

- Cần giữ gìn nghề làm nón, nét đẹp văn hoá người Việt như thế nào?

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Đề văn thuyết minh và cách làm bài làm văn thuyết minh bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 8: Đề văn thuyết minh và cách làm bài làm văn thuyết minh

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

1. Đề văn thuyết minh

- Phạm vi các đề văn nêu trên gần gũi, quen thuộc với đời sống.

- Chỉ cần quan sát và tìm hiểu sẽ làm được.

2. Cách làm bài văn thuyết minh.

a] Đối tượng thuyết minh của bài văn là chiếc xe đạp.

b] Bố cục của bà văn gốm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến "chuyển động nhờ sức người": Giới thiệu chiếc xe đạp

- Phần 2: Tiếp đến "chỗ tay cầm": Giới thiệu các bộ phận và cấu tạo của chiếc xe đạp.

- Phần 3: Còn lại: Khẳng định tiện ích của xe đạp và vai trò của xe đạp.

c] Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe theo trình tự các bộ phận trên xe đạp: hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở,..

Các bộ phận ấy được thuyết minh theo một trình tự hợp lí, cách giới thiệu tỉ mỉ, cụ thể, chi tiết.

d] Phương pháp thuyết minh trong bài là:

- Nêu định nghĩa, giải thích

- Liệt kê

- Dùng số liệu

- So sánh

- Phân loại, phân tích

II. Luyện tập

Dàn ý cho đề bài thuyết minh về chiếc áo dài.

a. Mở bài: Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước. Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.

b. Thân bài:

1. Lịch sử chiếc áo dài

a. Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát [1739 -1765]. Do sự di cư của hàng vạn người

Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã sáng tạo ra chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt.

b. Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen.

c. Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do nay cột lại cho gọn gàng, mặc cùng váy xắn quai cồng tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho người phụ nữ lao động bình dân. Còn áo tứ thân dành cho phụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan lại thì lại khác: Ngoài cùng là chiếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầuđội nón quai thao trông rất duyên dáng. Áo tứ thân không chỉ là một trang phục đẹp mà còn mang theo những ý nghĩa rất đặc biệt: Phía trước có hai tà, phía sau có hai tà [vạt áo] tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu [cha mẹ chồng và cha mẹ vợ]. Một vạt cụt có tác dụng như một cái yếm, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng. Năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định, giữ cho nếp áo được ngay thẳng, kín đáo tượngtrưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho tình chồng vợ quấn quýt.

d. Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường [tiếng Pháp là Lemur] sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương không phù hợp với văn hóaViệt Nam nên không được mọi người ủng hộ.

e. Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng.

h. Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội, chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.

2. Cấu tạo

a. Các bộ phận

– Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,…

– Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ben [hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước] làm nổi bậc chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.

– Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.

– Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.

– Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.

b. Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài

Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Chất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,… màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.

3. Công dụng

Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,… Ngoài ra, ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.

4. Bảo quản

Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màuSau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.

c. Kết bài

- Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời…

Video liên quan

Chủ Đề