Văn bản hướng dẫn theo dõi thi hành pháp luật

Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023

Ngày 9/02/2023, Bộ Tư pháp ban hành Văn bản số 404/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL về việc hướng dẫn thực hiện Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023. Theo đó, Bộ Tư pháp đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau: 1. Về phạm vi theo dõi tình hình thi hành pháp luật Căn cứ Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 28/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ, phạm vi theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành năm 2023 gồm: [i] Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu; [ii] Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lao động, việc làm. Để tránh tình trạng theo dõi chung chung, dàn trải, Bộ Tư pháp đề nghị các cơ quan, địa phương xác định cụ thể phạm vi theo dõi tình hình thi hành pháp luật như sau: [i] Lĩnh vực pháp luật về lao động: Theo dõi tình hình thi hành Bộ luật lao động năm 2019; [ii] Lĩnh vực pháp luật về việc làm: Theo dõi tình hình thi hành Luật việc làm năm 2013; [iii] Lĩnh vực pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu: Do việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu có phạm vi rộng, phức tạp nên Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung nguồn lực theo dõi trọng tâm các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống quy định tại Điều 15 của Luật Giá năm 2012, bao gồm: xăng, dầu thành phẩm; điện; khí dầu mỏ hóa lỏng; phân đạm; phân NPK; thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật; vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; muối ăn; sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện; thóc, gạo tẻ thường; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật. 2. Về thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật Để việc thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật bảo đảm tính kịp thời, đạt hiệu quả, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các cơ quan, địa phương thuộc phạm vi quản lý tổ chức thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật sau đây: - Xây dựng, ban hành Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 và đánh giá tính kịp thời, đầy đủ, tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của chính quyền địa phương. - Tổ chức thực hiện các hoạt động thu thập, tiếp nhận thông tin, kiểm tra, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 tại các cơ quan, địa phương thuộc phạm vi quản lý để kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật và hạn chế, bất cập của văn bản pháp luật. Qua đó, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật. - Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành tại các bộ, ngành, địa phương theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ. Thông tin, số liệu báo cáo để phục vụ hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tính từ thời điểm văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành có hiệu lực thi hành và được tổng hợp vào trong báo cáo công tác theo dõi tinh hình thi hành pháp luật định kỳ hằng năm gửi cấp có thẩm quyền.

0 người đã bình chọn. Trung bình 0

Được quy định tại Điều 118, 119, 120 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Theo Nghị định 59/2012/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 32/2020/NĐ-CP thì trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước như sau:

[1] Trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp

Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước và trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý liên ngành, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành.

Hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 của kỳ báo cáo.

Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

Thực hiện trách nhiệm quy định tại mục [2].

[2] Trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 của kỳ báo cáo.

Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.

[3] Trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp

Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương.

Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân.

Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Hằng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 của kỳ báo cáo.

Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện việc báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

Quy định về phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Căn cứ yêu cầu cụ thể của từng hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp đề nghị các cơ quan, tổ chức phối hợp thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung sau đây:

+ Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử;

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cung cấp thông tin, kiến nghị của nhân dân thông qua hoạt động giám sát tình hình thi hành pháp luật;

+ Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các đoàn luật sư cung cấp ý kiến, kiến nghị của các luật gia, luật sư về các vấn đề pháp lý liên quan đến tình hình thi hành pháp luật;

+ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội nghề nghiệp cung cấp ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp, các hội viên về tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn, áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản pháp luật và các vấn đề có liên quan khác;

+ Các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp ý kiến phản ánh của dư luận xã hội về tình hình thi hành pháp luật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề