Vấn đề nghiên cứu khoa học là gì ví dụ năm 2024

Bạn là sinh viên, đang cần làm đề tài nghiên cứu khoa học nhưng lại chưa biết Nghiên cứu khoa học là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về khái niệm và các phương pháp nghiên cứu khoa học phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

1. Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là tìm ra đặc tính, bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng dựa trên những dữ liệu, số liệu, tài liệu đã thu thập được thông qua các hoạt động tìm hiểu, quan sát, làm thí nghiệm,... Nghiên cứu khoa học hướng đến việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa lý giải được, hoặc là sáng tạo ra những phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới để thế giới ngày một phát triển.

Vấn đề nghiên cứu khoa học là gì ví dụ năm 2024
Nghiên cứu khoa học là gì? (Ảnh minh họa)

2. Nghiên cứu khoa học để làm gì?

Bên cạnh câu hỏi Nghiên cứu khoa học là gì, nhiều bạn học sinh, sinh viên cũng thắc mắc Nghiên cứu khoa học để làm gì và nó đem lại lợi ích như thế nào trong cuộc sống. Có thể nói, một công trình nghiên cứu khoa học mang lại rất nhiều ý nghĩa cho người thực hiện nghiên cứu.

Vấn đề nghiên cứu khoa học là gì ví dụ năm 2024
Mở rộng kho tàng tri thức của nhân loại (Ảnh minh họa)

Nghiên cứu khoa học giúp cho nhận thức của con người phát triển sâu và rộng hơn về thế giới, mở rộng kho tàng tri thức của nhân loại.

Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu này sẽ giúp mọi người mở mang kiến thức, nâng cao trình độ văn hóa. Một công trình nghiên cứu khoa học thành công sẽ phát hiện ra các vấn đề còn tồn đọng và đưa ra các phương án để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

3. Các loại hình nghiên cứu khoa học

Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và các sản phẩm khoa học thu được, nghiên cứu khoa học sẽ được phân thành 4 loại như sau:

3.1 Phân loại theo chức năng

  • Nghiên cứu mô tả là diễn tả, phân tích một sự vật, hiện tượng hoặc so sánh một sự vật, hiện tượng với nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.
  • Nghiên cứu giải thích sẽ làm rõ quy luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật.
  • Nghiên cứu dự báo sẽ chỉ ra các khả năng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai.

  • #### Nghiên cứu sáng tạo nhằm tạo ra các quy luật, sự vật hoàn toàn mới.

3.2 Phân loại theo tính chất của sản phẩm được nghiên cứu

  • Nghiên cứu cơ bản sẽ phát hiện ra cấu trúc bên trong, các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.

  • #### Nghiên cứu ứng dụng sẽ phân tích sự vật, hiện tượng, đưa ra các giải pháp, quy trình, sản phẩm phù hợp áp dụng vào đời sống dựa trên kết quả thành công của các nghiên cứu cơ bản.
  • #### Nghiên cứu triển khai dựa trên nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức thực hiện và triển khai thử nghiệm.

3.3 Phân loại theo nhóm lĩnh vực

Theo mẫu đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Giáo dục & Đào tạo, gồm: Tự nhiên, xã hội - nhân văn, giáo dục, kỹ thuật, nông lâm ngư, y dược, môi trường.

4. Có 5 phương pháp nghiên cứu khoa học bạn cần biết

Ngoài tìm hiểu Nghiên cứu khoa học là gì, bài viết này sẽ hệ thống cho bạn các phương pháp nghiên cứu khoa học chi tiết nhất.

Các phương pháp nghiên cứu sẽ được chia thành 3 loại dựa trên cách thức thực hiện: Những phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng phổ biến nhất, phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Vấn đề nghiên cứu khoa học là gì ví dụ năm 2024
Có 3 phương pháp nghiên cứu khoa học cần nhớ (Ảnh minh họa)

4.1 Phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến gồm:

- Phương pháp luận

Một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong các đề tài nghiên cứu khoa học là phương pháp luận. Phương pháp này sẽ sử dụng hệ thống các luận điểm, dẫn chứng cụ thể làm cơ sở, nền tảng cho những luận điểm trong nghiên cứu khoa học.

- Phương pháp thu thập số liệu

Đây là phương pháp tìm kiếm, tổng hợp các thông tin có sẵn từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng hệ thống lý luận, chứng minh và tổng hợp tạo thành các luận điểm.

- Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp này sẽ giúp cho người nghiên cứu hiểu biết sâu hơn về hành vi con người và những lý do tác động đến ảnh hưởng này, đồng thời đánh giá sự vật, hiện tượng một cách toàn diện nhất.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng

Bằng những con số, số liệu, kết quả chính xác được rút ra từ quá trình tìm hiểu, người nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp này để tổng kết các kết quả nghiên cứu cụ thế.

Vấn đề nghiên cứu khoa học là gì ví dụ năm 2024
Có nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến (Ảnh minh họa)

- Phương pháp toán học

Hiểu đơn giản đây là phương pháp sử dụng những logic toán học để xây dựng và chứng minh đề tài nghiên cứu khoa học.

4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Ngoài những phương pháp được sử dụng phổ biến đã được đề cập ở bên trên, trong nghiên cứu khoa học còn có 5 phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

- Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng tri giác để thu thập thông tin, xác định luận điểm, đặc tính, bản chất của đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra

Điều tra là phương pháp thông qua việc tìm hiểu cụ thể một đối tượng, điều tra các thông tin cần thiết để xác định được bản chất, quy luật của đối tượng.

- Phương pháp thực nghiệm

Đây là phương pháp người nghiên cứu thực hiện thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu, thông qua việc thay đổi môi trường và điều kiện xung quanh.

Vấn đề nghiên cứu khoa học là gì ví dụ năm 2024
Thực nghiệm là một phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn (Ảnh minh họa)

- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

Đây là phương pháp tổng hợp và xem xét lại những kết quả từ các nghiên cứu khoa học trước đó để làm nền tảng cho các nghiên cứu đang thực hiện.

- Phương pháp chuyên gia

Một phương pháp tận dụng tri thức của những người có chuyên môn để xem xét, nhận định bản chất của đối tượng.

4.3 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thực tiễn, phương pháp nghiên cứu lý thuyết cũng có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

Đây là phương pháp mà người nghiên cứu tiến hành phân tích các luận cứ, kết quả đã thu được trong quá trình nghiên cứu và tổng hợp lại đưa ra luận điểm chính.

- Phương pháp quy nạp và diễn giải

Đây là phương pháp tổng hợp lại các thông tin, kết quả rời rạc đã thu thập trong quá trình nghiên cứu, từ đó phân tích cụ thể bản chất và rút ra được đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp phân loại và hệ thống

Người nghiên cứu sử dụng phương pháp này để sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mục, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng bản chất. Bên cạnh đó hệ thống hóa tri thức thành một hệ thống trên cơ sở mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng rõ ràng hơn.

- Phương pháp cách thức hóa

Đây là phương pháp đòi hỏi người nghiên cứu phải xây dựng một mô hình có những đặc tính tương tự với sự vật, hiện tượng để tiến hành phân tích và nghiên cứu.

- Phương pháp giả thuyết

Phương pháp giả thuyết là phương pháp người nghiên cứu đưa ra các dự đoán có thể đúng hoặc sai về quy luật của đối tượng nghiên cứu, sau đó tiến hành chứng minh giả thuyết.

- Phương pháp lịch sử

Đây là phương pháp tìm hiểu đối tượng nghiên cứu thông qua quá trình hình thành và phát triển của nó, từ đó rút ra được đặc tính và bản chất của đối tượng.

- Phương pháp logic

Phương pháp logic là phương pháp vừa nghiên cứu đối tượng trong quá trình hình thành và phát triển, vừa phân tích sâu vào đặc điểm cụ thể đối tượng.