Vay thế chấp ngân hàng gồm những gì

với nền Kinh Tế Hiện nay phát triển vượt bậc, và Mức thu nhập bình quân tăng lên và việc vay vốn đặc biệt là việc Vay Thế Chấp Tài Sản vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc vay thế chấp giúp bạn có những khoản tiền cần thiết trong tay để đầu tư kinh doanh, hoặc trong những trường hợp khó khăn về tài chính mà không phải chịu lãi suất quá cao như vay chợ đen. Vì vậy, rất nhiều người quan tâm đến quy trình cho Vay Thế Chấp Tài Sản qua bài tổng hợp của Huỳnh Lên


  • Đây là hình thức vay nợ có tài sản đảm bảo. Khi ký cam kết vay thế chấp, người vay vẫn được quyền sở hữu và sử dụng tài sản thế chấp nhưng các giấy tờ có liên quan đến tài sản đó sẽ được ngân hàng giữ nhằm đề phòng rủi ro người vay không thể trả khoản nợ thì lúc này, toàn bộ số tài sản thế chấp sẽ thuộc về sở hữu của ngân hàng.

  • Một vài tài sản thế chấp phổ biến hiện nay ở Việt Nam là sổ hồng nhà đất, xe hơi,máy móc thiết bị sản xuất hoặc những vật dụng khác được ngân hàng quy định, có giá trị tương đương với số tiền vay.

  • Khách hàng là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 18 - 65 tuổi tại thời điểm tất toán khoản vay > Xem thêm Luật Quốc tịch Việt Nam.
  • Mục đích vay thế chấp hợp pháp và phù hợp với quy định của ngân hàng cho vay trong từng thời kì
  • Có nguồn thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng
  • Lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu tại thời điểm vay vốn [kiểm tra lịch sử tín dụng tại CIC]
  • Có tài sản đảm bảo phù hợp với quy định của ngân hàng cho vay.

  • Một số tài sản để thế chấp vay ngân hàng: Nhà ở, công trình xây dựng, các tài sản liên quan đến đất đai, giá trị quyền sử dụng đất, tàu biển, tàu bay… các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Các tài sản khách hàng dùng để thế chấp khoản vay cần đáp ứng được các điều kiện sau:
  • Tài sản thế chấp bắt buộc thuộc quyền sở hữu, quản lý hoặc sử dụng của chính khách hàng vay.
  • Tài sản phải được pháp luật cho phép, không cấm các hoạt động mua, bán, chuyển đổi, thế chấp…
  • Vào thời điểm ký hợp đồng bảo đảm, tài sản không xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng hoặc quản lý.

Phần lớn các ngân hàng hiện nay tại nước ta đều có quy trình cho vay thế chấp tài sản giống nhau, với 5 bước cơ bản là Xác định thông tin cơ bản, Chuẩn bị hồ sơ, Thẩm định, Phê duyệt và Giải ngân. Vì thế, bạn cần nắm rõ chi tiết trong từng bước để cơ sở giám sát, đốc thúc quy trình làm việc của nhân viên và đảm bảo khoản vay đúng thời gian.

Nắm rõ quy trình để tiết kiệm thời gian vay:

  • Các ngân hàng hiện nay đều nói rằng sẽ có tiền vay trong vòng 12h, 24h hoặc trong vòng 1 tuần nhưng điều này chỉ có thể xảy ra trong điều kiện lý tưởng, tức là tất cả các hồ sơ bạn chuẩn bị đều đáp ứng trùng khớp với yêu cầu của ngân hàng. Vì vậy trên thực tế, bạn cần tìm hiểu và đến làm thủ tục vay trước 1, 2 tháng.

Thường thì ngân hàng sẽ hỏi 4 câu hỏi cơ bản trong phần này để xác định số tiền cho vay phù hợp. Vì thế khi trả lời, bạn cần cung cấp thông tin càng chi tiết càng tốt, vừa rút ngắn được thời gian lại vừa có thể có khoản vay cao.

  • Mục đích vay: Tiền vay để mua sản phẩm gì? Nếu kinh doanh thì sản phẩm hoặc dịch vụ là gì? Đã ký hợp đồng với đối tác nào chưa? Thời gian xoay vòng vốn là bao lâu?
    • Vay tiêu dùng: Bảng kê các vật cần mua...
    • Vay mua bất động sản: Hợp đồng mua bán, Giấy đặt cọc...văn bản thoả thuận
    • Vay xây sửa nhà cửa: Hợp đồng thi công nhà cửa...
    • Vay đầu tư kinh doanh: Sản phẩm gì? dòng tiền ra sao?

  • Nhu cầu vay: Số tiền cần vay là bao nhiêu? Thời gian cần vay là bao lâu?

  • Tài sản thế chấp: Tài sản đảm bảo là gì?
    •  Sổ hồng nhà đất hay xe hơi?
    • Thế chấp bằng phương tiện giao thông [ô tô]: Giấy đăng ký xe, Bảo hiểm…
    • Sổ tiết kiệm...

  • Thu nhập: Thu nhập trung bình hàng tháng là bao nhiêu? Nguồn thu có ổn định? Có mấy nguồn thu hàng tháng? Ngoài nguồn thu từ bản thân, còn có nguồn thu nào khác không [cho thuê xe, cho thuê nhà,…] ? >  Sau khi khảo sát, nhân viên ngân hàng sẽ xem xét từng khoản vay và hướng dẫn làm hồ sơ vay đầy đủ và phù hợp điều kiện vay vốn cho khách hàng.

Sau khi xác định được câu trả lời ở bước 1, với từng khách hàng cụ thể, nhân viên tư vấn sẽ hướng dẫn làm bộ hồ sơ cho vay khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cung cấp những tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng:
    • Mẫu đơn đề nghị vay vốn ngân hàng [ mẫu yêu cầu theo từng ngân hàng]

  • Hồ sơ pháp lý:
    • Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người vay
    • Sổ hộ khẩu hoặc KT3 nếu khách hàng không có hộ khẩu tại nơi vay vốn
    • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân [giấy đăng ký kết hôn]/Giấy xác nhận độc thân [ có mộc đỏ của chính quyền địa phương]
  • Hồ sơ tài chính:
    • Giấy tờ chứng minh thu nhập lương hàng tháng [bảng lương hoặc bảng sao kê lương] > Quyết định công tác, Hợp đồng lao động, Sao kê tài khoản trả lương qua ngân hàng [03 - 06 tháng gần nhất]
    • Nếu nguồn thu từ cho thuê tài sản: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc giấy tờ chứng minh thu nhập từ tài sản thuê > Hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng cho thuê nhà 6 tháng gần nhất, Hợp đồng cho thuê xe ổn định.
    • Nếu là Vay thế chấp là doanh nghiệp: Nếu nguồn thu từ kinh doanh: Giấy phép Đăng ký kinh doanh, sổ bán hàng hoặc hóa đơn [nếu có]. 
  • Chú ý trường hợp: đối với những anh/chị đã từng Vay Thế Chấp Nhà Đất
    • Khách hàng mang sổ hồng đến Vp công chứng trước đây để xoá giải chấp khoản vay.
    • Kế đến người đi vay sẽ đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận huyện để xóa giao dịch đảm bảo.
    • Sau khi xoá giao dịch đảm bảo xong, khách hàng mới có thể công chứng cho khoản vay mới.

>> Anh/Chị càng cung cấp đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu của nhà Bank, ngân hàng sẽ xử lý vài giải quyết hồ sơ cho vay cho ANh/Chị càng nhanh.

  • Khi đã tiếp nhận hồ sơ từ bạn, ngân hàng sẽ không phê duyệt ngay mà sẽ cần thời gian để thẩm định lại toàn bộ hồ sơ nhận được. Như đã đề cập bên trên, hồ sơ bạn càng cung cấp chi tiết bao nhiêu thì quy trình thẩm định này sẽ càng rút ngắn bấy  nhiêu. Vì thế hãy cố gắng bổ sung hồ sơ mà ngân hàng yêu cầu càng sớm càng tốt.
  • Hồ sơ càng đầy đủ, quy trình càng nhanh chóng

  • Sau khi đã thẩm định toàn bộ hồ sơ, nhân viên sẽ tiến hành lập các đề xuất tín dụng và gửi lên các cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt. Với những khoản vay có giá trị nhỏ, cấp trên sẽ phê duyệt nhanh chóng. Tuy nhiên với những khoản vay có giá trị lớn, ngân hàng sẽ đưa cho một bộ phận độc lập khác tiến hành thẩm định lại hồ sơ một lần nữa mới tiến hành phê duyệt cho vay.

  • Khi ngân hàng đã phê duyệt khoản vay, bạn chỉ cần yên tâm đợi khách hàng gửi thông báo về là xong.
  • Lưu ý, khi nhận hợp đồng cho vay, bạn cần kiểm tra kỹ các điều kiện cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất,… để hạn chế rủi ro có thể xảy ra đến mức thấp nhất.
  • Quy trình cho vay thế chấp tài sản hiện nay tại các ngân hàng không quá phức tạp nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian. Vì vậy trước khi xác định có nhu cầu vay vốn,bạn nên tìm hiểu trước 1 đến 2 tháng để có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý.

6. Khách hách hàng nhận tiền, ngân hàng nhận tài sản đảm bảo:

Sau khi khách hàng được ngân hàng giải ngân vốn, bên cạnh đó để đảm bảo lợi ích cho khách hàng và ngân hàng, bên ngân hàng sẽ nhận tài sản đảm bảo.
Về phía ngân hàng cho vay, họ sẽ tiến hành thủ tục niêm phong tài sản thế chấp. Khi này đơn vị giữ bản gốc các loại chứng từ liên quan đến tài sản thế chấp, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận nhà đất: Sổ hồng
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô
  • Thông báo nộp lệ phí trước bạ
  • Quyết định cấp số nhà
  • Văn bản thoả thuận
  • Hợp đồng mua bán
  • Hợp đồng chuyển nhượng

Trên đây là bài viết Tổng hợp của của Tapdoanbatdongsan.vn về Quy Trình Cho Vay Thế Chấp Tài Sản Tại Các Ngân Hàng, mong qua bài tổng hợp trên sẽ có nhiều kiến thức cho anh/chị tham khảo.

Theo thị trường tài chính Việt Nam, thebank

Advertisement

Hồ sơ vay thế chấp là 1 trong những điều kiện bắt buộc khi khách hàng thực hiện các thủ tục vay vốn ngân hàng. Hồ sơ vay thế chấp gồm những yêu cầu gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Điều đầu tiên khi muốn vay vốn tại ngân hàng đó là khách hàng cần phải chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ vay thế chấp. Tùy theo từng ngân hàng và mục đích vay mà hồ sơ vay vốn cũng sẽ có những yêu cầu khác nhau. Thông thường, khách hàng vay cần chuẩn bị số số loại giấy tờ cơ bản bắt buộc như: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, bảng lương hoặc thu nhập cố định hàng tháng, mẫu đơn đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng. Ngoài ra, khách hàng cũng nên chủ động liên hệ phía ngân hàng để nhận thêm một số giấy tờ khác nữa tùy thuộc vào quy định của ngân hàng mà bạn vay vốn.

Để việc vay vốn được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, bạn nên tham khảo trước các loại giấy tờ cần chuẩn bị để hoàn thành bộ hồ sơ vay thế chấp theo quy định của ngân hàng. Thông thường, 1 bộ hồ sơ vay thế chấp được quy định bao gồm các loại giấy tờ như sau:

Giấy đề nghị vay thế chấp theo mẫu của ngân hàng

Theo quy định, đây là mẫu giấy bạn bắt buộc phải điền. Tùy theo từng ngân hàng mà mẫu giấy đề nghị vay vốn cũng được soạn thảo khác nhau. Khi bạn có nhu cầu vay thế chấp, hãy tới ngân hàng mà mình dự định vay, giao dịch viên sẽ cung cấp cho bạn mẫu giấy đúng theo quy định của ngân hàng khi bạn làm thủ tục vay thế chấp tại đây.

Hồ sơ vay thế chấp ngân hàng yêu cầu những gì?

Khách hàng cần điền trung thực và đầy đủ toàn bộ thông tin cá nhân và các thông tin khác được yêu cầu trong đơn. Sau đó phía ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ tiếp nhận đơn yêu cầu vay vốn và xác minh lại toàn bộ thông tin mà khách hàng đã khai báo xem đã chính xác hay chưa.

Giấy tờ tùy thân và sổ hộ khẩu hoặc KT3

KT3 là giấy tờ bắt buộc khách hàng phải cung cấp khi làm hồ sơ vay thế chấp ngân hàng. Ngân hàng sẽ căn cứ trên các giấy tờ này để xác nhận danh tính cũng như thông tin của khách hàng.

Giấy tờ tùy thân có thể bao gồm 1 trong 3 loại giấy tờ sau: Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc sổ hộ chiếu. Nếu khách hàng làm việc trong ngành quân đội, có thể sử dụng chứng minh quân đội. Tất cả các giấy tờ này yêu cầu phải còn hiệu lực sử dụng, không bị nhàu nát.

Các loại giấy tờ chứng minh thu nhập của khách hàng

Giấy chứng minh thu nhập là thứ mà ngân hàng sẽ căn cứ vào đó để xác định khả năng trả nợ của khách hàng và quyết định có giải ngân hay không.

Giấy chứng minh thu nhập bao gồm các loại giấy tờ như: bảng lương có xác nhận của công ty nếu khách hàng nhận lương bằng tiền mặt hoặc sao kê bảng lương nếu khách hàng nhận lương bằng hình thức chuyển khỏa, hợp đồng lao động hoặc hóa đơn điện nước hoặc hợp đồng bảo hiểm có chữ ký của khách hàng, các loại giấy tờ đăng ký xe máy/ xe ô tô, hoặc hợp đồng cho vay tín chấp của khách hàng với 1 tổ chức tín dụng khác.

Các giấy tờ cần chuẩn bị khi thực hiện hồ sơ vay thế chấp ngân hàng

Bên cạnh đó, khách hàng khi làm hồ sơ vay thế chấp ngân hàng đối với các khoản vay trả góp, vay sử dụng mục đích mua nhà, vay dùng để sản xuất kinh doanh hoặc vay du học, vay tiêu dùng cá nhân…tùy thuộc vào mục đích khoản vay cũng như tài sản đảm bảo, khách hàng cần chuẩn bị thêm 1 số giấy tờ như sau:

  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân có xác nhận của địa phương nơi cư trú.
  • Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản đảm bảo: Sổ đỏ/ sổ hồng chính chủ, hợp đồng mua bán nhà hoặc tài sản, các chứng từ có giá [sổ tiết kiệm, trái phiếu…], giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp tài sản thế chấp, các loại máy móc sản xuất, phương tiện vận tải…

Một số các loại giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu

Giấy bảo đảm bằng tài sản được hình thành từ vốn vay ngân hàng

Đây là giấy thế chấp tài sản được mua bằng khoản tiền vay ngân hàng. Nội dung trong giấy này sẽ yêu cầu nêu rõ toàn bộ quá trình hình thành tài sản và điều khoản bàn giao các giấy tờ, tài sản đó cho phía ngân hàng.

Giấy bảo lãnh trong trường hợp tài sản thế chấp thuộc sở hữu của bên thứ 3

Trong trường hợp, người đứng tên vay vốn không phải là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản thế chấp, ngân hàng sẽ yêu cầu cung cấp thêm giấy bảo lãnh của chủ sở hữu tài sản để hoàn thành hồ sơ vay thế chấp.

Hồ sơ dự thảo về phương án sử dụng vốn vay

Đây là căn cứ để ngân hàng xem xét và đánh giá khả năng trả nợ khoản vay của khách hàng. Tùy theo mục đích vay vốn mà ngân hàng sẽ yêu cầu các loại giấy tờ đi kèm khác nhau. Bạn cần đưa ra bản dự thảo về phương án sản xuất kinh doanh hoặc phương án trả nợ hợp lý để ngân hàng căn cứ và tiến hành giải ngân.

Khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ dự thảo về phương án sử dụng vốn vay

Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về hồ sơ vay thế chấp tại ngân hàng. Tùy theo quy định của các ngân hàng sẽ yêu cầu thêm 1 số loại giấy tờ khác nhau, nhưng về cơ bản, bộ hồ sơ vay thế chấp đầy đủ bao gồm các loại giấy tờ như trên. Vì thế, để việc thực hiện vay vốn ngân hàng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, bạn nên chủ động chuẩn bị các loại giấy tờ như trên, đồng thời liên hệ ngân hàng mà mình dự định vay vốn và yêu cầu nhân viên giao dịch cung cấp thêm các giấy tờ cần thiết.

Lưu ý, kê khai thông tin một cách chi tiết, chính xác, minh bạch và trung thực sẽ giúp việc giải ngân diễn ra nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu tài chính kịp thời.

TÌM HIỂU THÊM:

  • Mẫu giấy hợp đồng vay tiền ngân hàng mới nhất 2022
  • Thủ tục vay vốn ngân hàng mới nhất năm 2022

4.5/5 - [2 bình chọn]

Advertisement

Video liên quan

Chủ Đề