Vẽ sơ đồ mạch điện công nghệ 8

+ Mạch điện gồm: 2 đèn sợi đốt, 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 công tắc 2 cực, nguồn điện [2 pin]

- Công tắc mở mà đèn sáng

- A và V mắc sai. Vì vậy phải đổi chỗ cho nhau

- Thiếu kí hiệu mối nối ở hai đầu vôn kế, ampe kế

+ Mạch điện gồm: 2 đèn sợi đốt, 1 công tắc 2 cực, nguồn điện [ 1 pin]

+ Mạch điện gồm: 1 đèn sợi đốt, 1 công tắc 2 cực, 1 vôn kế, nguồn điện[ 2 pin]

+ Chỗ sai của mạch điện: Thiếu kí hiệu mối nối ở hai đầu vôn kế.

+ Mạch điện gồm: 2 cầu chì, 2 đèn sợi đốt, 2 công tắc 2 cực, 1 vôn kế, nguồn điện xoay chiều.

+ Điền kí hiệu dây pha, dây trung tính: A,O

+ Chỗ sai của mạch điện: Dây dẫn chưa nối với ổ cắm

2. Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện

Bước 1: Phân tích các phần tử của mạch điện.

- Mạch điện có bao nhiêu phần tử?

- Kí hiệu của những phần tử đó như thế nào?

Bước 2: Phân tích mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện.

- Các phần tử đó được nối với nhau như thế nào?

- Chú ý vị trí của các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ, lấy điện và các đồ dùng điện.

Bước 3: Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện

Chú ý:

- Mạch nguồn thường được vẽ nằm ngang.

- Vị trí của các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ, lấy điện và đồ dùng điện.

- Vẽ đúng các kí hiệu điện.

- Công tắc vẽ ở trạng thái cắt mạch.

Hãy vẽ sơ đồ nguyên lý của một số mạch điện sau:

Hình a:

Bước 1:

- Mạch điện có 3 bóng đèn sợi đốt và một nguồn 220~

- Kí hiệu đèn sợi đốt [bảng 55.1]

Bước 2:

- 3 đèn mắc song song và nối tiếp với nguồn

Bước 3: Sơ đồ nguyên lý

Hình b:

Bước 1:

- Mạch điện gồm 2 đèn, 1 công tắc, 1 ampe kế, nguồn điện [2 pin]

- Kí hiệu các phần tử [bảng 55.1]

Bước 2:

- 2 đèn mắc nối tiếp - đèn mắc nối tiếp công tắc - ampe kế mắc nối tiếp với nguồn điện

Bước 3: Sơ đồ nguyên lý

III. Báo cáo thực hành

Vẽ sơ đồ mạch điện

Xét 1 mạch điện gồm có:

- Nguồn điện [pin]

- Công tắc

- Hai bóng đèn mắc song song

-Ampe kế

1. Sơ đồ điện là gì?

Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện.

2. Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện

Kí hiệu trong sơ đồ điện

3. Phân loại sơ đồ điện

a. Sơ đồ nguyên lí

- Là sơ đồ chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế.

- Sơ đồ nguyên lí dùng để nghiên cứu nguyên lí làm việc của mạch điện là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt.

b. Sơ đồ lắp đặt [Sơ đồ đấu dây]

- Là sơ đồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện.

- Sơ đồ lắp đặt được sử dụng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sữa chữa mạng điện và các thiết bị điện.

- Ví dụ:

Em hãy phân tích và chỉ ra những sơ đồ trong hình 55.4 sgk, đâu là sơ đồ nguyên lí ? Đâu là sơ đồ lắp đặt ?

- Hình a và c là sơ đồ nguyên lí. Vì chúng chỉ nêu lên mối liên hệ diện giữa các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt.

- Hình b và d là sơ đồ lắp đặt. Vì chúng biểu thị rõ  vị trí, cách lắp đặt và thông qua chúng ta có thể tính toán được vật liệu cần thiết. 

Tham khảo thêm Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 58. Thiết kế mạch điện

Sơ đồ nguyên lý mạch điện – Bài thực hành công nghệ 8

Chia sẻ - lưu lại facebook

Email

Thực hành vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện

Sơ đồ nguyên lý mạch điện đơn thuần có ý nghĩa nêu lên các mối quan hệ của các phần tử có trong mạch điện, cách lặp đặt các phần tử đó. Để giúp các em có thể hiểu rõ hơn về nó, chương trình công nghệ lớp 8 trang bị cho các em kiến thức cơ bản về mạch điện, các thiết bị điện và cách lắp ráp cách thiết bị điện thành mạch điện hoàn chỉnh.

Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Muốn vậy, chúng ta cần biết cách vẽ một sơ đồ mạch điện. Nhiệm vụ của chúng ta sau khi học xong bài này: cần hiểu được sơ đồ nguyên lý mạch điện và thiết kế được một mạch điện đơn giản trong nhà. Cùng bắt đầu ngay sau đây nhé!

Tham khảo thêm: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống

Các bước sẽ sơ đồ nguyên lý và những lưu ý khi lắp đặt điện trong nhà

Những lưu ý cần thiết khi lắp đặt mạch điện trong nhà:

  • Sử dụng dây dẫn có bọc cách điện tốt, kiểm tra kỹ lưỡng. Không để hở dây dẫn trần gây nguy hiểm
  • Dùng các thiết bị điện có công suất tiêu thụ phù hợp. Kiểm tra dòng điện tiêu thụ của mỗi loại trước khi dùng
  • Cầu dao và công tắc điện cần được đặt ở những vị trí thao tác dễ dàng và an toàn với trẻ nhỏ. Phải có nắp che tránh gây nguy hiểm
  • Thiết kế lắp đặt đường dây dẫn điện sao cho an toàn, thuận tiện, hợp lý, tiết kiệm nhất. Tránh để lãng phí dây dẫn gây hao tổn điện và chất lượng điện tiêu thụ

Có thể bạn quan tâm: Giáo Án Địa Lý lớp 8 Theo Công Văn 5512

Đọc thêm: Vì sao phải giảm bớt tiêu thụ điện năng?

Sưu tầm: Lê Anh

Đánh giá post này

Chia sẻ - lưu lại facebook

Email

Video liên quan

Chủ Đề