Ưu nhược điểm của bộ máy nhà nước Việt Nam

Để giải quyết công việc của cả một Quốc gia nên Nhà nước cũng cần những cơ quan hỗ trợ giải quyết. Hệ thống những cơ quan đó được gọi chung là bộ máy nhà nước, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo những nội dung đã được quy định trong pháp luật.

Vậy Bộ máy nhà nước là gì? Có những đặc điểm điển hình nào? Qua nội dung bài viết dưới đây, Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp giúp Qúy khách những thắc mắc về vấn đề này.

Bộ máy nhà nước là gì?

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức một cách chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, đây là hệ thống được tổ chức và thực hiện theo những nguyên tắc chung nhất định, mang tính quyền lực nhà nước, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Có nhiều cách để phân loại bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay. Nhung nói chung thì bộ máy nhà nước sẽ bao gồm các cơ quan như:

– Hệ thống cơ quan nhà nước ở trung ương thì gồm có: Quốc hội, Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ, TAND tối cao, VKSND tối cao.

Trong đó Quốc hội được coi là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà nước, quyết định các vấn đề quan trọng, là cơ quan lập pháp.

– Cơ quan nhà nước ở địa phương thì gồm: HĐND, UBND, Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về Bộ máy nhà nước là gì? Thì với nội dung tiếp theo Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các nội dung khác liên quan đến Bộ máy nhà nước.

>>>>> Tham khảo: Cơ quan hành chính nhà nước là gì?

Đặc điểm của bộ máy nhà nước?

Thứ nhất: Bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay được tổ chức và hoạt động dựa trên các nguyên tắc chung nhất định, bộ máy nhà nước thực chất chỉ là các cơ quan đại diện cho nhân dân, đảm bảo các quyền lợi cho nhân dân

Về bản chất thì người dân có quyết đưa ra quyết định trong mọi vấn đề của đất nước, các công việc liên quan đến chính trị, tư tưởng, văn hóa .

Người dân thực hiện các quyền làm chủ này thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc trực tiếp tiến hành như trong các đợt bầu cử đại biểu Quốc hội, người dẫn sẽ được đi bỏ phiếu lựa chọn cho đại biểu mà mình tín nhiệm.

Thứ hai: Tất cả các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực nhà nước, được nhà nước trao các quyền năng cụ thể để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Ở nước ta, quyền lực nhà nước được phân chia cho các chủ thể nhất định, không tập trung quyền lực vào một cơ quan hay một cá nhân duy nhân.

Tính quyền lực được thể hiện ở mỗi cơ quan với mức độ khác nhau, phụ thuộc vào phạm vi thẩm quyền của cơ quan đó theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện các công việc một cách độc lập, tuy nhiên giữa các cơ quan luôn có mối quan hệ, hỗ trợ nhau trong việc giải quyết công việc, cơ quan này giám sát cơ quan khác. Hay chính là dùng quyền lực để giám sát quyền lực.

Thứ ba: Hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm đem lại lợi ích chung cho nhân dân, “thay mặt” nhân dân giải quyết công việc, hết lòng vì nhân dân.

Thứ tư: Các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước thì thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thứ năm: Trong quá trình làm việc của mình thì các cơ quan nhà nước được quyền ban hành ra các văn bản pháp luật để chỉ đạo, hướng dẫn hay giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Do vậy mà những văn bản pháp luật đó mang tính bắt buộc phải chấp hành đối với các chủ thể nhất định trong xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Các cơ quan nhà nước là chủ thể trực tiếp ban hành, đồng thời cũng là chủ thể trực tiếp theo dõi, giám sát quá trình thực hiện đối với các văn bản pháp luật đó.

Chức năng của bộ máy nhà nước?

Về bản chất, bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan được Nhà nước trao quyền để thay mặt nhà nước giải quyết các công việc. Do đó mà chức năng của bộ máy nhà nước cũng được xác định dựa trên chức năng của Nhà nước.

Theo đó có hai chức năng chính là: Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

– Về đối nội:

Chức năng của các cơ quan nhà nước sẽ phụ thuộc vào phạm vi thẩm quyền mà cơ quan đó quản lý và được quy định cụ thể trong luật.

Nhưng chủ yếu các cơ quan nhà nước sẽ thực hiện các chức năng cơ bản như:

+ Đảm bảo trật tự an toàn xã hội

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân

+ Bảo vệ chế độ XHCN, an ninh quốc gia

+ Triển khai kế hoạch và đảm bảo phát triển kinh tế đất nước

+ Phát triển các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục….

– Về đối ngoại:

Chức năng quan trọng ở đây là tạo dựng và bảo vệ mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới.

Củng cố, tăng cười hợp tác quốc tế để mở rộng mối quan hệ ngoại giao, đồng thời kêu gọi được các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ nước ngoài….

Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Bộ máy nhà nước là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty Luật Hoàng Phi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.

1. Ưu điểm bộ máy hành chính địa phương sau cải cách của Lê Thánh Tông

Đầu tiên là việc chia, tách, đổi lại các đơn vị hành chính. Biện pháp này không những có ý nghĩa lớn trong việc tổ chức lại công tác quản lí thành một hệ thống quy củ và thống nhất mà còn có tác dụng xóa bỏ, thay đổi địa giới và địa phận cũ của các thế lực quý tộc phong kiến. Kế đến ở mỗi cấp hành chính, Lê Thánh Tông thực hiện việc phân tán quyền lực ra cho các cơ quan và cá nhân khác nhau để tránh tập trung quyền lực quá lớn vào tay một người.

Cụ thể như ở cấp đạo, Tam Ty được thành lập để thay nhiệm vụ của quan Hành Khiển [dân sự] và quan Tổng quản [quân sự]. Theo đó Thừa ty quản lí hành chính, Đô ty quản lí quân sự và Hiến ty quản lí tư pháp. Các cơ quan đều có chức năng và quyền lực riêng, từ đó giám sát và chế ức quyền lực của nhau, tránh sự lạm quyền.

Đây là một bước tiến đáng kể mà so sánh với điều kiện hiện tại, chúng ta có thể thấy rằng bộ máy hành chính địa phương nước CHXHCN Việt Nam đã thừa kế những thành tựu đó khá tốt với cơ quan lập pháp là Hội đồng nhân dân các cấp, cơ quan hành chính là Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan tư pháp là Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

– Ty ngự sử trực thuộc Ngự sử đài giám sát quan lại

Một biện pháp nữa được Lê Thánh Tông thực thi để tăng cường giám sát với cấp đạo là việc đặt ra các cơ quan giám sát của trung ương, cụ thể là các Ty ngự sử trực thuộc Ngự sử đài, có trách nhiệm đàn hặc và giám sát hoạt động của quan lại cũng như cơ quan nhà nước ở cấp đạo.

Đây là một biện pháp tăng cường mạnh mẽ sự kiểm soát của trung ương với địa phương mà so sánh thực tế thì hiện nay chúng ta chưa có cơ quan nào thực sự có quyền hành như thế dù rằng Thanh tra nhà nước vẫn có nhiệm vụ và quyền hạn giám sát, thanh tra.

Một ưu điểm nữa của Lê Thánh Tông là quy định quan lại chỉ được tại chức đến năm 65 tuổi, bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các công thần.

Chế độ Lưu quan, tức là luân chuyển quan lại quanh các địa hạt, tránh trình trạng cát cứ.

– Ban hành tiêu chuẩn cử xã trưởng

Đặc biệt trong việc tăng cường quyền lực trung ương, hạn chế quyền lực địa phương, là việc Lê Thánh Tông trực tiếp can thiệp vào công tác quản lí ở làng xã, vốn được coi là “thành trì” vững chắc của chế độ công xã nông thôn.

Đó là thông qua việc ban hành tiêu chuẩn cử xã trưởng cùng với quy định về hương ước, triều đình nhà Lê đã có thể khống chế tương đối đến tận cấp cơ sở, hạn chế đến mức thấp nhất sự thâu tóm quyền lực của địa phương vì ngay cả cơ sở là làng xã cũng bị triều đình trung ương giám sát và ức chế quyền tự trị thì không có lực lượng địa phương nào có thể ngoi lên được.

Hiện nay thì khác hẳn, chúng ta đang có tư tưởng bỏ lỏng cấp cơ sở, tập trung vào các cấp trung gian như quận huyện mà không đầu tư đúng mức cho công tác quản lí và công tác cán bộ ở cấp phường xã – cấp cơ sở.

Đây có thể coi là một sự chậm tiến khi các triều đại phong kiến từng bước thâm nhập vào cơ sở thì chúng ta với điều kiện kinh tế hiện đại lại không tiếp tục phát huy.

Tuy nhiên, qua đó ta cũng đã có thể thấy được các biện pháp cải cách quyết đoán và từng bước Lê Thánh Tông thể hiện quyết tâm hạn chế tính địa phương hóa, cát cứ để tập trung quyền lực về trung ương, phù hợp với văn hóa đoàn kết và nhu cầu xây dựng bảo vệ tổ quốc Đại Việt xưa.

Dù rằng còn có những hạn chế nhất định của thời đại, nhưng những cải cách trên đã cho thấy một tư duy “vượt trước” nền chính trị Việt Nam phong kiến cũng như thiên tài cá nhân của Lê Thánh Tông, và qua đó giúp chúng ta rút ra được những bài học lịch sử quý báu trong công cuộc tổ chức quản lí hành chính địa phương, nhất là trên con đường quá độ lên CNXH đầy gian nan.

2. Nhược điểm bộ máy hành chính địa phương sau cải cách của Lê Thánh Tông

Tuy nhiên nếu áp dụng vào thời đại ngày nay, khi chính quyền là “do dân và vì dân” thì chủ nghĩa tập trung [tuyệt đối] sẽ có một số nhược điểm sau:

– Thiếu tính đại diện.

Chính phủ dân chủ phải là đại diện của nhân dân. Do đó nếu chính quyền tập trung hết vào chính phủ trung ương thì làm sao người dân có thể có được đại diện của mình được? Dân có thể bầu ra 1 người, 2 người đại diện cho mình ở thủ đô. Nhưng làm sao có thể kiểm soát chắc chắn hoạt động của những người này khi họ ở xa mình có khi là cả nghìn cây số? Quyền lực sẽ thu về tay 1 số tầng lớp cao cấp.

– Không thể đáp ứng tốt nguyện vọng của nhân dân.

Bởi chính quyền địa phương mới là người hiểu rõ nhu cầu của nhân dân chứ không phải chính quyền trung ương. Không thể trông đợi 1 quan chức ở Hà Nội hiểu rõ sự phát triển, yêu cầu, đòi hỏi của người dân tỉnh Bình Dương, cũng như không thể trông đợi một cán bộ ở Quận 1 TP. HCM hiểu rõ nhu cầu của huyện Cần Giờ v.v… Chỉ có những người trực tiếp sống và làm việc ngay tại địa phương mới có những hiểu biết tường tận nhất của nhân dân. Nói cách khác, chính quyền địa phương gần gũi với người dân hơn chính quyền trung ương.

Do đó tóm lại 1 chính quyền quá tập trung sẽ dẫn tới mất dân chủ. Tuy nhiên rõ ràng khái niệm dân chủ không tồn tại đối với 1 nhà nước phong kiến. Do đó chính sách của Lê sơ như vậy có thể nói là tương đối tốt. Khi áp dụng vào thời đại ngày nay, thời đại của tự do dân chủ, thì cần phải cẩn thận.

Video liên quan

Chủ Đề