Nhà nước khuyến khích sinh con thứ 4

Những bà mẹ sin‎h con thứ 4 sẽ được chính quyền thưởng ngay 200 triệu đồng và hỗ trợ chi phí nuôi con đến khi b‎é được 1 tuổi.


Sinh con thứ 4 sẽ được chính quyền thưởng hơn 200 triệu đồng

Đó là những chính sách nằm trong chiến dịc‎h tăng dân số, khuyến khích phụ nữ sin‎h con. Chính sách này mới được đưa ra vào hôm qua.

Theo quy định trong chiến dịc‎h tăng dân số này, các gia đình sẽ được trợ cấp cho những bà mẹ 4 con sẽ được thưởng đến khoả‎ng 200 triệu đồng.

Bên cạnh những khoản tiền thưởng này, chính quyền còn hỗ trợ các chi phí nuôi con cho các bà mẹ như bỉm, sữa, thu‎ốc men, chăm sóc,… cho đến khi các em b‎é trên được 1 tuổi.

Được biết, hiện tại đang đối mặt với một cơ cấ‎u dân số già, nhóm người trong độ tuổi lao độn‎g ngày càng gi‎ảm. Chính sách này được đưa ra nhằm trẻ hóa dân số, cân bằng lại cơ cấ‎u dân số đang mấ‎t cân bằng..

Tình hình dân số, chính vì vậy cụ thể là chính quyền đã và đang cố gắng hết sức để thuyết phục, khuyến khích người dân sinh con. Nhất là khi phụ nữ ngày nay đang dần có tâm lý “ngại sinh con”.

Nhiều gia đình còn chia sẻ, họ không muốn sinh con. Bởi những đứa con sinh ra sẽ trở thành gánh nặng về tâm lý cũng như tài sinh.

Khi cuộc sống còn khó khăn, họ không đủ điều kiện để đứa trẻ phát triển trong điều kiện đầy đủ. Bởi vậy, một số gia đình chỉ sinh từ 1-2 con, thậm chí nhiều cặp vợ chồng không sinh con và nhận nuôi thú cưng, coi chúng như con của mình.

Đây chính là thực trạng đáng báo động.

Như trên đã điểm qua, dân số đang trong tình trạng đáng báo động. Cơ cấu dân số già và số lượng người dân trong độ tuổi lao động đang ngày càng có xu thế giảm.

Được biết, chính sách này nhằm trẻ hóa dân số, đồng thời cân bằng lại cơ cấu dân số đang trong trạng thái mất cân bằng trầm trọng.

chính phủ đang tìm mọi cách để khuyến khích người dân sinh con. Điển hình là thưởng tiền cho những gia đình sinh con thứ 1, 2, 3, 4… Hi vọng những động thái này sẽ góp phần giúp cải thiện và cân bằng tình trạng cơ cấu dân số.

Theo: TTO

Sinh con thứ 3, thứ 4 có được hưởng thai sản không?

Chế độ sinh con thứ 3, thứ 4 được quy định như thế nào? Người sinh con thứ 3, thứ 4 có quyền lợi hay bị cắt quyền lợi nào không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

Sinh con thứ 3, thứ 4 có ảnh hưởng gì không?

Sinh con thứ 3, thứ 4 có được hưởng chế độ thai sản không?

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định những trường hợp sau được hưởng thai sản:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

=> Lao động nữ sinh con thứ 3, thứ 4 vẫn được hưởng thai sản như bình thường [gồm mức hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con và các chế độ thai sản]

1.2 Sinh con thứ 4 tại Việt Nam có được thưởng không?

Hiện nay trên mạng xuất hiện những thông tin rằng sinh con thứ 4 sẽ được nhà nước tặng 200 triệu đồng. Tuy nhiên thông tin này là không chính xác.

Hiện nay nhà nước ta vẫn khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh 2 con. Việc sinh con thứ 3, thứ 4 tuy không bị xử phạt song cũng không được thưởng gì.

2. Đảng viên sinh con thứ 3, thứ 4 có bị kỷ luật?

Theo quy định tại Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW, chỉ những trường hợp dưới đây thì đảng viên sinh con thứ 3, thứ 4 không bị kỷ luật:

Điều 2. Những trường hợp sinh con không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân [tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng tỉ lệ chết] theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

6. Cặp vợ chồng đã có con riêng [con đẻ]:

a] Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng [con đẻ].

b] Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng [con đẻ]. Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

8. Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 [ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình].

9. Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ [có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên].

Đảng viên sinh con thứ 3, thứ 4 không thuộc 1 trong 9 trường hợp trên sẽ bị xem là vi phạm kế hoạch hóa gia đình và sẽ phải chịu những hình thức xử lý phù hợp, tùy từng mức độ. Cụ thể theo điều 21 Quy định 102-QĐ/TW như sau:

  • Vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách
  • Vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức [nếu có chức vụ].
  • Vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
  • Trường hợp gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con thứ 3, 4, 5 trở lên thì xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Hoatieu.vn đã cung cấp cho các bạn các quy định về Chế độ sinh con thứ 3, thứ 4 năm 2022

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Cập nhật: 22/04/2022

Mỗi gia đình nên sinh đủ 2 con. Trong ảnh: một gia đình đi du lịch Cần Giờ [TP.HCM] - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhưng ở Việt Nam, đây là việc mới khi lần đầu tiên dự thảo Luật dân số, do Bộ Y tế chủ trì xây dựng, đề xuất thưởng tiền cho gia đình sống tại 21 tỉnh thành có tỉ lệ sinh thấp.

Sinh con có thưởng và còn gì khác?

Thưởng tiền cho các gia đình sinh con

Theo dự thảo, Nhà nước khuyến khích sinh đủ hai con tại tỉnh có mức sinh thấp bằng cách hỗ trợ một lần bằng tiền ít nhất tương đương một lần mức lương tối thiểu vùng khi phụ nữ sinh con thứ nhất, và ít nhất tương đương hai lần mức lương tối thiểu vùng khi phụ nữ sinh con thứ hai.

Bên cạnh đó, cặp vợ chồng cam kết sinh đủ hai con được Nhà nước hỗ trợ cho con của họ học tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học công lập, và miễn học phí khi theo học trung học cơ sở công lập.

Theo quy định hiện hành, mức lương tối thiểu vùng dao động từ 3,07 triệu đồng/tháng đến 4,42 triệu đồng/tháng. Dự luật này cũng đề xuất hỗ trợ về nhà ở theo chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cho cặp vợ chồng sinh đủ hai con có cam kết không sinh thêm. Khoản 3 điều 59 dự thảo cũng bổ sung khoản 11 điều 49 Luật nhà ở năm 2014, nhằm để thống nhất quy định này.

Đây là lần đầu tiên chính sách dân số của Việt Nam đề xuất thực hiện "thưởng tiền" khi tỉ lệ sinh giảm tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt tại khu vực phía Nam. Sau nhiều năm thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam cũng bắt đầu phải đối mặt với nguy cơ dân số già.

Trước đây đã có một số tỉnh thành có mức "thưởng" như tặng quà cho gia đình sinh hai con một bề gái, nhưng thưởng tiền khi sinh con thì chưa từng có địa phương nào thực hiện.

Hiện có 21 tỉnh thành gồm TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Kiên Giang... đang có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế [dưới 2 con/bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ].

Các chuyên gia cho rằng tuy mức sinh ở Việt Nam còn ở trong ngưỡng mức sinh thay thế [giữ được từ 2006 đến nay] nhưng đã đến lúc phải có chính sách dân số phù hợp hơn, có chính sách theo vùng thay vì cả nước như nhau.

Trong số này, TP.HCM có mức sinh thấp nhất cả nước, nhiều năm gần đây dao động từ 1,3 - 1,5 con/bà mẹ. Đã nhiều lần TP.HCM có đề xuất khuyến sinh, nhưng khảo sát ban đầu ý kiến người dân cho thấy các bậc cha mẹ ngại sinh con do lo ngại về chi phí nuôi con, vấn đề trường học, việc làm, nơi gửi con nhỏ… Nếu giải quyết được đồng bộ vấn đề này thì việc khuyến sinh mới thực sự nhận được sự đồng thuận của các gia đình.

Cải thiện chất lượng dân số

Ở các tỉnh có mức sinh cao, dự thảo cũng đề xuất biện pháp điều chỉnh. Cụ thể, phụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại vùng khó khăn, khi sinh đủ hai con, cam kết không sinh thêm con sẽ được Nhà nước hỗ trợ một lần bằng tiền ít nhất tương đương một lần mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài ra, dự thảo đề xuất miễn phí sử dụng các biện pháp tránh thai bao gồm cả phương tiện tránh thai cho người có nhu cầu tránh thai.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất trong dự thảo Luật dân số là đặt ra nhiều vấn đề về cải thiện tầm vóc, giống nòi, chênh lệch giới tính khi sinh… Nam, nữ trước khi kết hôn có trách nhiệm tham gia chương trình giáo dục định hướng, được khám sàng lọc trước khi kết hôn, sàng lọc sớm khi sinh…

Theo ông Nguyễn Doãn Tú - tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, kế hoạch hóa gia đình, dự thảo Luật dân số mới được đưa ra lấy ý kiến, nhưng khi bắt tay vào xây dựng dự luật, ông Tú cho hay nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm thưởng tiền và có chính sách hỗ trợ về nhà ở, miễn giảm học phí cho các gia đình sinh đủ hai con ở cả vùng có mức sinh thấp và mức sinh cao. Đây cũng là biện pháp khuyến khích để điều chỉnh mức sinh hợp lý tại các vùng, đồng thời gián tiếp cải thiện chất lượng dân số.

Tiền thôi chưa đủ…

Hạnh phúc trong tầm tay - Ảnh: Q.Định

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 27-10, ông Phạm Chánh Trung - chi cục trưởng Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình TP.HCM - cho rằng dự thảo Luật dân số này của Bộ Y tế tiếp cận ở một góc độ "rất mới" khi đi trực tiếp vào vấn đề hỗ trợ kinh phí cho các cặp vợ chồng trong việc khuyến khích sinh đủ hai con.

Vậy sự tiếp cận mới này liệu có thể thay đổi được suy nghĩ của những cặp vợ chồng ngại sinh con? Ông Trung nói rằng với hướng đi này, Việt Nam có thể quan sát và rút ra một số kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới.

Theo ông Trung, bên cạnh việc đầu tư cho chính sách khuyến sinh, nhận thức của người dân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng tổng tỉ suất sinh.

Làm sao để cải thiện tổng tỉ suất sinh, theo ông Trung, không chỉ ở TP.HCM và Việt Nam mà ngay cả nhiều nước trên thế giới đang là "bài toán khó vô cùng".

Ngoài kinh tế, theo ông, để giải quyết bài toán nâng tỉ suất sinh phụ thuộc chính vẫn là ở việc người dân hiểu đúng, đủ về lợi thế mang lại từ chủ trương sinh đủ hai con mà nền tảng phía sau phải là sự chung tay của toàn xã hội trong việc hỗ trợ các cặp vợ chồng ở độ tuổi kết hôn và sinh con.

Và để cải thiện điều này, thời gian qua Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình TP.HCM đã đề xuất nhiều giải pháp để hỗ trợ các cặp vợ chồng trong việc sinh và chăm sóc trẻ.

"Cụ thể cần có sự hỗ trợ chi phí trông trẻ, mở rộng hình thức cũng như nới thời gian trông trẻ ở các trường mầm non. Ngoài ra cần có các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế thu nhập cá nhân; bổ sung các quyền lợi về BHXH cho các gia đình sinh đủ hai con; ưu tiên mua nhà ở xã hội; hoàn thiện y tế, dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em" - ông Trung đề xuất.

Bên cạnh đó, một giải pháp được cho khá căn cơ là nâng cao bình đẳng giới, nâng cao khả năng cân bằng của người phụ nữ trong công việc và gia đình. Đó có thể là tăng thời gian nghỉ thai sản của phụ nữ; đa dạng hóa số ngày và buổi nghỉ chăm trẻ, nâng số ngày nghỉ phép…

"Nâng mức sinh không phải là câu chuyện của riêng ai và trong các giải pháp điều chỉnh mức sinh, theo tôi, cần một giải pháp linh hoạt đồng bộ giữa các địa phương; tránh tình trạng triển khai riêng lẻ, chỉ tập trung ở một vài địa phương. Bởi việc sinh đẻ phù hợp, đảm bảo mức sinh hợp lý sẽ kéo dài được thời kỳ cơ cấu dân số vàng, làm chậm lại quá trình già hóa dân số và điều quan trọng nhất trong giải pháp phải xuất phát từ quyền lợi và nguyện vọng của chính người dân" - ông Trung khuyến cáo.

Đồng thời ông Trung khẳng định nếu dự thảo Luật dân số sớm ban hành chính là lộ trình rõ nét để các địa phương có mức sinh thấp có cơ chế kiểm soát một cách linh hoạt trong điều chỉnh chỉ tiêu mức sinh phù hợp với đặc thù của địa phương mình.

HOÀNG LỘC

LAN ANH

Video liên quan

Chủ Đề