Nhà thơ tiếp đãi bạn trong hoàn cảnh như thế nào

Câu 2 [trang 105 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]

Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến nhà.

b. Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại như thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi tạo tình huống đặc biệt như vậy?

c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ "ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.

Soạn cách 1

Khi đọc và tìm hiểu về bài thơ, em hoàn toàn đồng ý với ý kiến là bài thơ dựng lên tình cảnh éo le, nhưng thể hiện được tình cảm thắm thiết, sâu đậm của Nguyễn Khuyến và người bạn của mình.

a. Theo nội dung câu thứ nhất “đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

- Thời gian: đã bấy lâu: có nghĩa là trong thời gian đã lâu rồi, bạn của Nguyễn Khuyến không tới chơi

- Đại từ Bác: là từ dùng trong xưng – hô, thể hiện mức độ thân thiết, suồng sã=> có nghĩa là mối quan hệ sâu đậm

=>Vì những lẽ đó, lẽ ra NK phải tiếp đãi bạn bằng bữa ăn đầy đủ, các món ăn ngon, những đồ uống quý,…

b. Tuy nhiên, tác giả khơi ra một hoàn cảnh éo le của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi:

+ Trẻ thời đi vắng: trẻ con trong nhà đi vắng hết, không có ai để sai vặt

+ Chợ thời xa: Chợ ở xa, không đi mua thức ăn được

+ Ao sâu nước cả, khôn chài cá: ao sâu, có nhiều nước, khó mà bắt được cá

+ Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà: vườn thì rộng, rào thì thưa, làn sao mà vây được gà

+ Cải chửa ra hoa, cà mới nụ: => còn non, chưa ăn được

+ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa => chưa đến độ ăn được

=> Những câu thơ vừa thể hiện tình huống éo le, kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ=> tạo cho câu thơ sự hóm hỉnh, vừa buồn cười mà cũng vừa éo le. => Bạn đến chơi nhà trong lúc NK không có gì để tiếp đãi đàng hoàng cả.

=> Với tình huống được dựng lên thật đặc biệt, qua đó, tác giả muốn thể hiện hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất, khổ đủ đường, thiếu đủ đường, cái nào cũng trùng hợp trong hoàn cảnh đặc biệt này. Tuy nhiên, hiểu một cách sâu xa, dungj ý của tác giả là muốn thể hiện những giá trị sâu sắc hơn, đó chính là mọi thứ vật chất đều thiếu thốn thì chỉ còn lại duy nhất là tấm lòng và tình cảm chân thành để tiếp đãi bạn cũ.

c. Câu thơ thứ 8 và cụm từ “ta với ta” là câu thơ đắt nhất của bài thơ, cũng như thể hiện được chủ đề của bài thơ. Không phải là vì sự thiếu thốn về mặt vật chất, maftacs giả muốn khẳng định những điều đáng trân trọng hơn cả đó là tình cảm trân quý giữa Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Cả 2 người đều không màng đến vật chất, sự xa hoa, mà điều họ coi trọng là tình cảm đối với nhau.

d. Tình bạn giữa Nk và người bạn của mình là thứ tình bạn vượt trên cả tình bạn, vượt khỏi những thứ vật chất tầm thường, thực dựng. Tình bạn ấy thân thiết đến mức mà có thể 2 người được gọi như 1 “ta với ta”. Sự thân thiết dó còn được thể hiện ở chỗ sự cảm thông và chia sẻ giữa hai người bạn về hoàn cảnh của nhau? Sự cảm thông sẻ chia giữa 2 người bạn là yếu tố tiên quyết tình bạn của họ được giữ trọn vẹn theo thời gian.

Soạn cách 2

Em tán thành ý kiến trên.

a. Theo nội dung của câu thứ nhất có thể thấy bạn lâu rồi mới tới thăm nhà, lẽ ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn với những món ăn thịnh soạn, đủ đầy.

b. Hoàn cảnh đặc biệt trong 6 câu thơ tiếp theo:     

+ Trẻ không có nhà để sai vặt.     

+ Chợ quá xa không thể mua bán.     

+ vườn rộng không bắt được gà để tiếp bạn     

+ Ao sâu không thể bắt cá.     

+ Trong vườn không có cây gì có thể ăn hoặc thu hoạch được.     

+ Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có để tiếp đãi bạn.

⇒ Dụng ý của tác giả khi tạo ra hoàn cảnh đó là tạo một tình huống éo le thiếu thốn đủ thứ vật chất nhưng lại làm tiền đề cho một thứ tinh thần cao cả được xuất hiện ở câu thơ sau.c. Câu thơ thứ tám và cụm từ ta với ta  cho thấy nhà thơ không có gì tiếp đãi bạn chỉ có tấm lòng dành mến khách, yêu quý đối với bạn. Qua đây ta có thể thấy tình bạn của nhà thơ là tình bạn chân thành, không vụ lợi, không vì những điều xa hoa. Tình cảm ấy vượt lên trên tất cả những thứ vật chất tầm thường.d. Nhận xét về tình bạn trong bài thơ:Đó là tình bạn chân thành, vượt lên trên những giá trị về vật chất. Đằng sau sự thiếu thốn về vật chất đó là một tình bạn gắn bó, tri âm tri kỉ.

1. Bài Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao? 

2. 

Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

 

a] Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?

b] Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

c] Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d] Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.

Câu 1: Bài Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao? 

 

Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật : gồm 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, gieo vần cuối các câu 1-2-4-6-8, phép đối giữa câu 3-4, 5-6.

 

Câu 2: Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.

 

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

 

a] Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?

b] Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

c] Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d] Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.

 

 Trả lời:


a] Ý của câu 1 là  đã rất lâu rồi, bác mới đến chơi ở nhà tôi. Như vậy, đây là vị khách quý cần phải thiết đãi với những món ngon của lạ cho xứng đáng chuyến thăm viếng ít có khả năng xảy ra này.

b] Sáu câu tiếp cho thấy hoàn cảnh “có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có thứ gì”. Vật chất không có, chỉ có cái tình cái nghĩa để tiếp bạn. Tình huống vừa đùa vui vừa tôn được cái quan trọng nhất – tình nghĩa.

c] Câu thơ cuối và riêng cụm từ “ta với ta” là giá trị tư tưởng của bài thơ, nó khẳng định tình bạn chân thực, tri âm tri kỉ không quan trọng vật chất, lễ nghĩa.

d] Tình bạn của Nguyễn Khuyến ở đây giản dị và cao quý. Nó bất chấp mọi điều kiện vật chất tối thiểu: Phải hiểu nhau và thông cảm cho nhau rất mực mới có tiếng cười xòa ấy.
 

 Luyện tập

 

Câu 1:

a*] Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?

b] So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

 

a] Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà gắn với cuộc sống thôn quê mang tính chất thuần Việt, đạt tới trình độ trong sáng, giản dị, nhuần nhuyễn. Ở đoạn trích Chinh phụ ngâm chúng ta cần phải đọc cả chú thích mới hiểu  rõ hơn. Đây là thứ ngôn ngữ bác học.

  Tuy nhiên cả hai bài ngôn ngữ đã đạt tới độ kết tinh, có giá trị nghệ thu

b]  Từ ta trong cụm từ ta với ta trong bài Qua Đèo Ngang là chỉ một người đó chính là Bà Huyện Thanh Quan, còn cụm từ ta với ta trong bài Bạn đến chơi nhà từ ta chỉ tôi và bạn tuy nhiên cả hai đang nhập lại làm một để tri âm, tri kỉ trong tình bạn.
 

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Tình bạn của các thi nhân với nhau xưa nay không hề hiếm có trong lịch sử. Thế nhưng, đúng như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói:

“Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết tiền hết rượu hết ông tôi”

Nhiều tình bạn cũng từ đó mà kết thúc. Vậy mà đến với Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, người ta lại được biết đến một tình bạn trân quý, đến với nhau chính vì tình cảm, chẳng màng vật chất. Đó là tình bạn của Nguyễn Khuyến và người bạn Dương Khuê của mình – một tình bạn vượt trên mọi vật chất, đến với nhau chân thành. Và tình bạn đẹp đẽ nhất cuộc đời ấy được Nguyễn Khuyến thể hiện trọn vẹn trong tác phẩm “Bạn đến chơi nhà” của mình.

“Đã bấy lâu nay bác tới nhàTrẻ thì đi vắng, chợ thời xaAo sâu, sóng cả khôn chài cáVườn rộng rào thưa khó đuổi gàCả chửa ra cây, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoaĐầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Bài thơ là một trong những tác phẩm nổi bật của ông ở thể thơ Đường chữ Nôm của thi ca Việt và là bài thơ ca ngợi về tình bạn chân thành của ông với người bạn quen thân từ ngày còn ở chốn quan trường Dương Khuê. Từng câu thơ trong bài thơ chứa đựng không chỉ thanh cao, giản dị mà còn thắm thiết, thấm đẫm nghĩa tình nữa.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Khuyến đã viết lên câu thơ như một tiếng reo mừng rộn rã :

" Đã bấy lâu nay bác tới nhà "

Là bạn hiền đã bao nhiêu năm tháng, kể từ những ngày còn ở chung chốn quan trường :

" Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau "

Cho đến nay mới được gặp lại, Nguyễn Khuyến vui mừng khôn xiết biết bao. Từ bỏ quan trường, trở lại quê hương trồng rau nuôi gà, những tưởng tình bạn chốn quan trường bao năm dần xa cách, nhưng không, tình bạn ấy vẫn trong trẻo như thế. Người làm quan, kẻ ở quê thanh bần giờ đây bỗng thật gần gũi, họ xích lại gần với nhau bởi tình bạn chân thành như thế. Và Nguyễn Khuyến đã không khỏi reo vui khi người khách đặc biệt như vậy tới nhà mình. Một lời chào thân thiết trở thành một câu thơ giản dị nhưng chứa đựng thật nhiều tình cảm chân thành.

Cùng với sự reo vui đó là cách xưng hô vô cùng gần gũi "bác – tôi", thật tự nhiên, giản dị biết chừng nào. Chẳng có sự câu nệ, quan cách, thưa gửi, chỉ một câu chào "bác đến chơi nhà" nghe sao nó thân thương đến thế ! Chỉ một câu thơ thôi mà chúng ta có thể thấy được niềm vui được đón bạn tới chơi nhà của cụ Nguyễn Khuyến nhiều tới chừng nào, và cũng chỉ bằng cách xưng hô kia thôi, chúng ta có thể thấy tình cảm giữa họ thật khăng khít, chân thành tới chừng nào.

Thế nhưng, sau lời vui mừng chào đón ấy lại là một sự lúng túng, cụ Tam Nguyên Yên Đổ của chúng ta gãi đầu mà rằng :

" Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa"

Bạn hiền tới chơi, thật vui mừng quá đỗi, muốn tiếp đón bạn thật nồng nhiệt. Thế mà "trẻ thì đi vắng", nhà chẳng còn ai để mà sai bảo, "chợ thời xa", hai ông già như "bác" với "tôi" thì đi sao nổi, vậy thôi, tôi đành tiếp bác bằng "cây nhà lá vườn" vậy thôi. Lời thơ hóm hỉnh, hài hước nhưng cũng thật trớ trêu như tiếp thêm cái không khí vui mừng, đầy hiếu khách của chủ nhà khi bạn hiền tới chơi của nhà thơ. Bác đến chơi đây, tôi sẽ tiếp đón thật trịnh trọng để bày tỏ tấm lòng thành của mình, trước là miếng trầu miếng nước, sau là cơm rượu giản đơn là đãi bạn.

Những tưởng lời sau là cơm ngon, rượu thịt mời bạn cho phải phép thế nhưng tiếp sau câu thơ thứ hai lại là một loạt lời kể về hoàn cảnh và điều kiện của gia đình Nguyễn Khuyến một cách đầy hóm hỉnh. Nào là :

"Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà"

Nào là :

"Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa"

Một loạt những tình huống thật trớ trêu được nêu lên bằng lời thơ hóm hỉnh của tác giả. Người nhà quê có "cây nhà lá vườn", vậy mà ở đây, "tôi" chẳng có gì để mà đãi bạn, tiếc lắm thay người ở xa lại chơi mà chẳng có gì, tôi cũng lấy làm ngại ngùng lắm thay. Lời thơ như lời phân trần của Nguyễn Khuyến với ông bạn chí cốt của mình về sự đón tiếp chưa chu đáo của mình. Thế nhưng không phải "tôi" muốn vậy mà chỉ là hoàn cảnh của tôi không cho phép, có ao có cá, nhưng "ao sâu nước cả", hai ông già biết làm sao? Có vườn có rau có bầu nhưng tất cả đang còn dở dang lắm, chẳng có thứ gì ăn được cả. Nếp sống thanh bạch, giản dị, đơn giản của một vị quan thanh liêm đã từ bỏ quan trường để về với dân quê chất phác hiện ra thật bình dị, đáng yêu. Phải chăng, trong chính lúc này, cụ Tam Nguyên Yên Đổ đang dắt tay người bạn mình ra vườn cây, ao cá để chỉ cho bạn ông cuộc sống thật đơn sơ của mình chăng ?

Với một loạt những tính từ chỉ không gian "xa, sâu, cả, rộng, thưa" kèm theo đó là những trạng từ chỉ tình trạng như "khôn, khó" đều gợi lên sự khó khăn trong công tác chuẩn bị đón tiếp bạn hiền. Tất cả mọi thứ ở đây đều "khôn", "khó", đều thiếu vắng, ngay cả cái tối thiểu nhất, vậy nên nó đã biến chủ thể ở đây chỉ còn tập trung vào hai nhân vật chính là tác giả và bạn của mình, tập trung vào tình cảm giữa hai người. Nguyễn Khuyến đã khéo léo đưa cả ông bạn của mình vào trong một tình huống khó xử để làm nổi bật lên cái tình cảm đáng quý giữa hai người bạn thân, nhà "tôi" ở quê đơn sơ có vậy, thiếu vắng là thế, liệu "bác" có còn muốn ở lại chơi cùng "tôi" hay "thấy khó mà lui" đây?

Nhu cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói:

"Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết tiền hết rượu hết ông tôi"

Đến cuối cùng, khi cao trào của cả đoạn thơ, Nguyễn Khuyến mới hóm hỉnh bộc lộ nốt:

"Đầu trò tiếp khách trầu không có"

Đến đây thì thật là đỉnh điểm rồi! Không cơm, không rượu thịt đã đành, vậy mà ở đây, Nguyễn Khuyến còn chẳng có đến cái tối thiểu như "miếng trầu" để mời bạn chứ đừng nói là rượu thịt mời cơm. Nguyễn Khuyến đã khéo léo dẫn dắt chúng ta, đặt hai nhân vật vào trong hoàn cảnh chẳng có gì nhưng lại có tất cả ấy để làm nổi bật lên cái tình nghĩa chân thành – tình bạn cao cả giữa hai người bạn thật thắm thiết ấy. Và câu thơ kết như một sự bùng nổ về ý nghĩa, về sự chân thành cần có giữa những người bạn với nhau:

"Bác đến chơi đây, ta với ta".

Tiếp đón bạn hiền, chẳng cần mâm cao, cỗ đầy, chẳng cần rượu thịt ê hề, chỉ cần tấm lòng chân thành, nồng nhiệt mà thôi. Chữ "bác" trong bài thơ lại lần nữa xuất hiện với tất cả sự trìu mến nhất, kính trọng nhất. "Bác" chẳng ngại đường xá xa xôi tới thăm người bạn già này, thật còn gì đáng quý hơn nữa, vậy mới biết, tình cảm giữa hai người bạn là thứ trên hết, chẳng có thứ vật chất nào có thể sánh bằng tri âm tri kỉ gặp nhau. Câu thơ đã mang tất cả linh hồn của bài thơ vào trong ba chữ "ta với ta". Ba chữ "ta với ta" ấy đã gợi tất cả ý nghĩa của bài thơ, làm nổi lên sự quý trọng, trân trọng dành cho người bạn thân thiết, gợi lên cả tình cảm bạn bè chân thành, nồng thắm nữa. Đến đây, chẳng còn cái riêng "bác – tôi" nào nữa, tất cả hòa lại, tạo thành một cái "ta" chung để khẳng định tình bạn sâu nặng giữa hai con người tri kỉ. Nếu như trong bài thơ "Qua Đèo Ngang", Bà Huyện Thanh Quan cùng sử dụng ba từ này:

"Một mảnh tình riêng, ta với ta"

Với ý nghĩa chỉ sự đơn đọc, cô đơn, trống vắng, đìu hiu thì ở đây Nguyễn Khuyến lại cũng dùng ba từ này nhưng với ý nghĩa là hai con người nhưng có chung một tâm hồn với tình bạn nhiệt thành, trong sáng.

Tóm lại, Nguyễn Khuyến đã dùng cả bài thơ để nói lên tình bạn của mình với người bạn thân – Dương Khuê. Họ là hai người bạn, tuy ở xa nhau, thế nhưng tình cảm vẫn luôn gắn bó keo sơn thắm thiết, cái tình cảm ấy thật sự quý giá mà chẳng vật chất nào có thể sánh bằng. Cuộc gặp gỡ, đón tiếp của họ có khi chẳng có thứ gì nhưng lại có thứ quan trọng nhất chính là họ, là tình bạn chân thành của họ. Đến mãi sau này, khi Dương Khuê mất, ông cũng đã dùng sự chân thành nhất trong tình cảm của mình để viết lên bài "Khóc Dương Khuê", kể lên nỗi lòng của mình khi mất đi một người bạn hiền:

"Rượu ngon không có bạn hiềnKhông mua không phải không tiền không muaCâu thơ nghĩ, đắn đo muốn viếtViết đưa ai, ai biết mà đưaGiường kia treo những hững hờ

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn"

Bài thơ được viết theo thể thơ Đường thất ngôn bát cú với quy luật chặt chẽ kết hợp cùng với ngôn ngữ thuần Nôm khiến cho bài thơ thanh thoát hơn, nhẹ nhàng, dịu êm hơn. Bài thơ cũng cho thấy một tình bạn thâm giao, hòa hợp của những tâm hồn cao đẹp. Tình bạn ấy thật trong trẻo, đẹp đẽ, đối lập hẳn với nhân tình, thế thái lúc bấy giờ.

Video liên quan

Chủ Đề