Công viên, đô thị, khách sạn, nhà ở được coi là:

Bởi LAM HUYNH

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi LAM HUYNH

Giới thiệu về cuốn sách này

Khái niệm nhà liền kề:

Nhà ở liền kề là loại nhà ở riêng, gồm các căn hộ được xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn nhiều lần so với chiều sâu [chiều dài] của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị. Trích dẫn từ "Quy định tại tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: TCXDVN 353:2005 [Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2005/QĐ-BXD ngày 29/11/2005 của Bộ Xây dựng"

Xem với cỡ chữ

Môi trường là một phạm trù rộng lớn, bao gồm từ sự hiện hữu của các vật thể - vật chất do con người tạo ra, đến quá trình chuyển đổi của hệ sinh thái có từ thiên nhiên. Vấn đề khoa học của môi trường, con người có thể chưa hiểu biết hết hoặc chưa khám phá một cách đầy đủ, nhưng tác hại của nó đối với đời sống của con người thì thật gần gũi, cụ thể và đầy khắc nghiệt.

Điều tưởng chừng như mâu thuẫn: Con người luôn có ý thức tìm kiếm một điều kiện sống ngày càng được cải thiện tốt đẹp hơn, trật tự hơn và tiện nghi hơn..., phù hợp với xu thế phát triển toàn diện mà con người luôn khao khát vươn tới. Nhưng cũng chính con người lại là tác nhân chủ yếu trong việc tích cực làm thay đổi sự ổn định và trong lành của thiên nhiên, gây ra biết bao tác hại đến môi trường sống của chính mình trong nền văn minh - phát triển ấy.
Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNH-HĐH. Để thực hiện được CNH-HĐH thì phải đầu tư xây dựng cơ bản. Hàng loạt các khu công nghiệp, các khu đô thị mới ở các tỉnh, thành phố được ra đời.
Công tác quy hoạch khu công nghiệp, khu đô thị, thiết kế kiến trúc, thiết kế xây dựng các công trình kỹ thuật phục vụ cho khu công nghiệp, khu đô thị đang đứng trước những đòi hỏi mới về chất lượng, tính hiện đại và thẩm mỹ nhưng phải bảo vệ được môi trường. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng các nhà thiết kế phải thực hiện. Trong Chỉ thị 36/CT-TƯ ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước" đã yêu cầu: Thực hiện nghiêm chỉnh qui định của Luật Bảo vệ môi trường về báo cáo đánh giá tác động môi trường trong việc cấp giấy phép các quy hoạch, các dự án đầu tư. Nếu báo cáo đánh giá tác động môi trường không được chấp nhận thì không cho thực hiện các quy hoạch, các dự án này".

' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.5525.926' />

Chúng ta biết rằng mỗi việc làm của một con người dù là nhỏ cũng tác động tới môi trường. Trong khi đó quy hoạch một khu công nghiệp, một khu đô thị cho hàng vạn người sống và làm việc thì vấn đề bảo vệ môi trường phải được đặt ra hàng đầu và việc xây dựng một công trình trong khu đô thị phải tính tới tác động môi trường một cách kỹ lưỡng.
Có thể coi quy hoạch khu công nghiệp, khu đô thị là phương hướng, nhiệm vụ đặt ra cho kiến trúc và thiết kế các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở như: giao thông, điện lực, bưu điện, thoát nước... Khi xây dựng một công trình nào đó phải theo một nguyên tắc nhất định nhất là nhà ở, khu thương mại, dịch vụ mang tính đồng bộ và thống nhất cao, gắn khoa học kỹ thuật với môi trường cảnh quan.
Vì vậy, vấn đề "Bảo vệ môi trường sống của con người và vì con người" ngày nay không còn có sự phân biệt đối với bất kỳ quốc gia nào, hoặc ngành nào mà là ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ của cả cộng đồng, nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình, hữu hiệu cho cuộc sống chung giữa con người với thiên nhiên trong tiến trình phát triển chung của toàn xã hội. Đối với nước ta, tiến trình xây dựng và phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa càng đòi hỏi mỗi ngành, mỗi người cùng ra sức tăng cường bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống của con người trên mọi miền đất nước.
Điểm lại toàn bộ hoạt động quản lý của ngành xây dựng nói chung - trong đó có công tác quy hoạch và kiến trúc nói riêng - đã tạo được những thành quả đáng khích lệ như: hình thành nên các đô thị và điểm dân cư nông thôn theo một trật tự quy hoạch, tạo nên những cảnh quan kiến trúc mới ngày càng hiện đại và văn minh; xây dựng nhà ở và công trình công cộng với chất lượng ngày càng cao; sản xuất ra nhiều vật liệu xây dựng mới và trang thiết bị hiện đại nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện sống của con người,...
Nhưng tiếp sau kết quả đó cũng để lại không ít những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến môi trường thiên nhiên và đe dọa chất lượng cuộc sống của con người trong nhiều lĩnh vực như: hiện tượng lũ lụt xảy ra thường xuyên và mức độ tàn phá ngày càng lớn, do tài nguyên rừng bị khai thác bừa bãi để lấy gỗ cung cấp cho nhu cầu xây dựng, dân dụng hoặc tạo nguồn củi đốt để sản xuất gạch, ngói thủ công; các nhà máy, xí nghiệp thải ra nhiều chất thải công nghiệp độc hại và tiếng ồn làm ảnh hưởng đến các khu dân cư giáp cận; các khu trung tâm đô thị có mật độ xây dựng dày đặc, xây dựng nhiều nhà cao tầng làm cho không khí ngày càng thêm ngột ngạt, oi bức và bụi bặm, bởi thành phố thiếu vắng các khoảng không gian cần thiết tràn ngập ánh sáng mặt trời và độ trong lành của thiên nhiên từ các mảng cây xanh, công viên và mặt nước; các nghĩa trang, bãi rác, bệnh viện và những khu dân cư đông đúc thải ra những chất thải rắn hoặc nước thải công cộng làm ô nhiễm đến không khí, môi trường và nguồn nước sạch của thiên nhiên, tạo ra những mối hiểm họa đe dọa cuộc sống hàng ngày và sự an sinh của cộng đồng...
Trong toàn bộ các họat động có tác hại đến môi trường, xét thấy vai trò quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị có vị trí thuận lợi là một trong những khâu đột phá đầu tiên có thể góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa và bảo vệ môi trường. Sự tương quan ấy do xuất phát có cùng mục đích chung là: Tạo ra một không gian kiến trúc đô thị có trật tự, văn minh hơn, phù hợp với quy luật phát triển chung của toàn xã hội và phản ánh cuộc sống của con người ngày càng vươn đến đỉnh cao của ấm no, hạnh phúc...
Trong quá trình nghiên cứu hình thành ý tưởng cho các đồ án quy hoạch xây dựng, các nhà chuyên môn đã và sẽ phải thực hiện các giải pháp định hướng có tính chất quy phạm như sau:
- Cân bằng các loại đất khi quy hoạch đô thị luôn bảo đảm tỉ lệ diện tích đất dành cho cây xanh và mặt nước phù hợp với các quy phạm, quy chuẩn hiện hành Ví dụ: Đối với đô thị nghỉ mát - như thành phố Đà Lạt - diện tích cây xanh toàn đô thị tối thiểu từ 30-40 m2/người; nhưng với các đô thị khác - thuộc cấp huyện, thị xã trong tỉnh - chỉ cần từ 7-10 m2/người. Nếu tính riêng đối với từng khu dân dụng hay khu ở sẽ có những tiêu chí riêng; hoặc mỗi mét vuông mặt nước được tính tương đương 50% diện tích cây xanh trong đô thị...;
- Bố trí các công trình có tính độc hại nghĩa trang, nhà hỏa táng, bãi rác, xí nghiệp phân bón... ở cuối hướng gió, xa nguồn nước mặt của thiên nhiên và các khu dân cư;
- Xử lý thoát nước bẩn cho đô thị bằng các giải pháp quy hoạch - kiến trúc kết hợp với địa hình tự nhiên hồ sinh học, các mảng công viên - cây xanh, nhà vườn - ao cá... đảm bảo không ảnh hưởng đến nguồn nước uống và vệ sinh môi trường;
- Gắn biện pháp xử lý địa hình và môi trường thiên nhiên khi quy hoạch - xây dựng đô thị xây kè chắn đất, tạo ta-luy đất trồng cỏ, cải tạo các vùng tụ thủy thành hồ cảnh quan du lịch... vừa tạo được cảnh quan kiến trúc mới phục vụ điều kiện sống của con người mà không phá vỡ các quy luật tự nhiên của tạo hóa...
Những tác động mang tính nghiệp vụ ấy lại là biện pháp phòng chống, ngăn ngừa vừa tích cực vừa hữu hiệu trong việc bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống của cộng đồng; vì một khi đã xảy ra các hiện tượng xâm hại đến môi trường thì các biện pháp ngăn chặn khác mang tính chất xử lý cấp thời, bị động và không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định về mặt kinh tế và xã hội.
Thực tế trong thời gian vừa qua, ngoài trách nhiệm chủ quan về năng lực chuyên môn hạn chế của đội ngũ cán bộ làm công tác thiết kế quy hoạch, đôi khi nhà nước còn xem nhẹ việc chỉ đạo hoặc đầu tư kinh phí cho việc chuẩn bị đầu tư các phương án, dự án như: Quy hoạch hệ thống cấp - thoát nước chung cho các đô thị, quy hoạch đánh giá cảnh quan và tác động môi trường, quy hoạch mạng lưới nghĩa trang, bố trí các địa điểm tập kết rác đô thị, hình thành các chuỗi hồ sinh học để chống bồi lắng các hồ thác thắng cảnh, quy hoạch cải tạo các vùng tụ thủy thành hồ cảnh quan du lịch, lập các dự án xây dựng nhà hỏa táng, nhà máy xử lý rác và xử lý nước thải... Cố gắng khắc phục tình trạng có dự án được duyệt nhưng khi triển khai lại không có đủ kinh phí đầu tư để thực hiện hoàn chỉnh những định hướng hay giải pháp ban đầu của dự án...
Bàn về sự tương quan giữa công tác quy hoạch và tác động môi trường, trong thời điểm Bộ chính trị ban hành Chỉ thị 36/CT-TW về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa", để mong các cấp lãnh đạo có sự đánh giá đúng mức vai trò, vị trí của công tác quy hoạch như một ngành khoa học - luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội - để nâng tầm hiệu lực quản lý của nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch - xây dựng tại các đô thị và điểm dân cư nông thôn, góp phần đưa đất nước và từng địa phương trong tỉnh cùng nhau phát triển và bảo vệ tốt môi trường.
Có 2 mối quan hệ trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản cần chú ý:
Một là: mối quan hệ giữa quy hoạch khu công nghiệp, đô thị với môi trường. Một trong những vấn đề quan trọng trong quy hoạch đô thị là phân khu chức năng phải hợp lý, nhất là khu công nghiệp. Khu công nghiệp phải cách xa khu dân cư, khoảng cách phải hợp lý, ở cuối hướng gió, cuối nguồn nước để giảm thiểu tới mức thấp nhất khả năng gây ô nhiễm môi trường do chất thải của các nhà máy ở khu công nghiệp thải ra. Khi khu công nghiệp đã được quy hoạch hợp lý rồi thì kéo theo nó là sự hợp lý của các công trình cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước cấp nước và thoát nước và hệ thống xử lý nước thải... Nếu trong đô thị lại có khai thác mỏ, còn nhà máy chế biến quặng lại ở khu công nghiệp thì đồng thời cùng một lúc dự án đầu tư cho nhà máy phải tính tới tác động môi trường của cả 2 khu vực chế biến và khai thác, đường vận chuyển quặng từ mỏ đến nhà máy hạn chế đến mức nhỏ nhất đi trong đường nội thị mà chủ yếu đi bằng đường giao thông vành đai của đô thị, ngoài ra các phương tiện vận tải phải có che đậy đảm bảo đúng quy định của quy chế bảo vệ môi trường của Bộ Giao thông vận tải Quyết định số 2242/QĐ/KHKT-PC ngày 12/9/1997.
Hai là mối quan hệ giữa môi trường với kiến trúc và các công trình xây dựng cơ bản trong đô thị. Quá trình thực hiện quy hoạch đô thị là xây dựng các công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp, giao thông, cấp thoát nước, đường dây điện, bưu điện theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi thiết kế, các kiến trúc sư và kỹ sư phải đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường đã được Chính phủ, các bộ chuyên ngành, UBND các địa phương quy định trong các văn bản pháp quy vào trong điều lệ quản lý quy hoạch đô thị; nghĩa là giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường bằng cách tránh và giảm thiểu sự phá hoại cảnh quan, sự tiêu thụ năng lượng và vật liệu quá mức, đồng thời có các giải pháp về xử lý chất thải chất thải rắn, nước thải, sự phát tán của khí thải, khói, bụi, tiếng ồn...
Trong công tác xây dựng cơ bản có nhiều loại công trình: Công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp, phúc lợi công cộng..., công trình cầu đường giao thông, cấp thoát nước đô thị, công trình thủy lợi... Tất cả các công trình xây dựng có quy mô lớn đều ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và hệ sinh thái, như hồ chứa nước có dung tích lớn tạo nên tiểu khí hậu vùng, đường giao thông qua vùng rừng núi nó ảnh hưởng trực tiếp nhiều khi còn phá vỡ cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học của khu vực có đường đi qua...
Còn đối với công trình kiến trúc, mối quan hệ của nó đối với môi trường gắn bó hơn vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người, mà mục tiêu quan trọng của kiến trúc là tạo ra môi trường sống thỏa mãn yêu cầu sử dụng của con người. Công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện thiên nhiên và khí hậu, nên khi thiết kế công trình kiến trúc phải quan tâm tới các vấn đề sau:
* Kiến trúc phải có bố cục mặt bằng, hình khối kiến trúc tổ chức không gian phù hợp với nhu cầu hoạt động và tái sản xuất sức lao động cho con người nên nó phải thỏa mãn về vật lý kiến trúc, môi trường, địa lý tự nhiên, thời tiết. Vì đó là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Điều kiện tự nhiên, khí hậu có những yếu tố tích cực cần phải tận dụng như gió, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí và cũng phải loại trừ những yếu tố bất lợi bằng các giải pháp và trang thiết bị kỹ thuật.
* Thiết kế mặt tiền và diện tích đất trống cần lưu ý: Tránh bịt kín mặt đất. Nên sử dụng gạch lát và nắp đậy có lỗ thoát nước thay cho việc đổ bê tông và phủ nhựa đường, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành nước ngầm và tránh được nước chảy vào hệ thống công cộng khác với đường giao thông có mật độ giao thông lớn và bến bãi đỗ xe, những nơi đó cần rải nhựa đường kín bề mặt để hạn chế chất độc hại do xăng dầu bị chảy ra... không cho thấm vào đất mà phải được thu về hệ thống xử lý nước thải.
Làm "xanh" mặt tiền, mái nhà và diện tích đất trống của công trình.
* Hài hòa, hợp lý trong sử dụng vật tư kết cấu bao che tường để phát huy tác dụng của vật lý kiến trúc và môi trường.
- Sự phát thải của vật liệu xây dựng gây nên ô nhiễm môi trường và tác hại đến sức khỏe của con người như: gạch xây thuộc loại nhẹ xốp được sản xuất từ Polystyrol, vữa và bê tông có phụ gia hữu cơ thải Monomeren độc hại, các loại sơn, keo dính, lớp quét bảo vệ gỗ... các loại gạch men, gạch lát, gạch bê tông nhẹ còn có lượng tia xạ cao. Hệ thống điện và lò sưởi cũng như bê tông cốt thép sinh ra luồng faraday và phong tỏa các tia tự nhiên.
- Về vật lý kiến trúc phải lưu ý:
+ Tính cách nhiệt, giữ nhiệt, dẫn nhiệt thoát hơi: không khí có tính cách nhiệt tốt nhất khi nó bị đóng "kín" như phích nước từ đó sử dụng gạch nhẹ có vô số các lỗ nhỏ chứa bọt khí cách nhiệt tốt hơn nhiều so với bê tông; độ dầy của tường xây quyết định khả năng cách nhiệt, giữ nhiệt, khuyếch tán hơi, cách âm; nhôm, kính có khả năng dẫn nhiệt rất cao, nhà sử dụng nhiều nhôm, kính tạo nên hiệu ứng nhà kính; tường gạch giữ nhiệt tốt hơn bê tông...
+ Tính cách âm: ngoài độ dầy của tường quyết định tới cách âm còn phụ thuộc vào sự lựa chọn vật liệu của kiến trúc sư, kỹ sư kết cấu và chủ nhân công trình như vật liệu chắc, đặc cách âm tốt hơn vật liệu nhẹ.
Sự phối hợp tối ưu giữa độ ẩm không khí và nhiệt độ xung quanh tạo nên khả năng giữ nhiệt trong phòng và giữ hơi tốt hơn; áp dụng nguyên lý: không khí lạnh lắng xuống, không khí nóng bay lên để sử dụng vật liệu và kết cấu hợp lý.
- Khi thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị cần đặc biệt chú ý đến công trình thu và xử lý nước thải từ các khu dân cư, các khu công nghiệp, bệnh viện. Cần xử lý nước thải bằng công nghệ tiên tiến để không gây ô nhiễm môi trường nước. Trong phân khu chức năng của quy hoạch đô thị phải chú ý tới khu công nghiệp có khoảng cách an toàn để xử lý tiếng ồn, bụi, khói không ảnh hưởng tới khu dân cư. Đặc biệt là khoảng cách an toàn của bãi chôn lấp, xử lý, chế biến rác thải.
Các Mác nói: "Con người là tổng hòa mối quan hệ xã hội". Con người làm nên lịch sử, con người đã và đang xây dựng xã hội ngày một văn minh. Theo thuyết Thiên - Địa - Nhân thì con người ở ngôi trung tâm, do đó mọi nỗ lực trong sáng tạo khoa học, văn học, nghệ thuật cũng như xây dựng, phát triển kinh tế đều vì con người, cho con người.
Bất kỳ loại hình xây dựng cơ bản nào cũng đều ảnh hưởng tới môi trường và các hệ sinh thái, mà tất cả các hệ sinh thái trên trái đất chúng ta đang sống đều gắn bó mật thiết với nhau, nó là nền tảng của mọi sự sống, là di sản vô cùng quý giá của loài người. Không thể vì một lý do nào đó và vì thời gian thực hiện dự án mà xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường. Tất cả vì chất lượng cuộc sống hôm nay và mai sau.

Nguồn tin: T/C Kiến trúc Việt Nam, số 7/2006

Video liên quan

Chủ Đề