Ví dụ thức ăn giàu protein cho vật nuôi

Năng lượng trong thức ăn giàu protein

Nhóm thức ăn giàu protein có nồng độ năng lượng trao đổi không cao như nhóm thức ăn giàu năng lượng. Trừ bột cá lợ và bột cá mặn, năng lượng trao đổi trong một kg thức ăn với độ ẩm 10% – 13% thường từ 2.200 – 2.700 Kcal đổi với gia súc nhai lại, 2.500 – 3.200 đổi với lợn và 2.000 – 2.600 Kcal đổi với gia cầm. Nồng độ năng lượng này phù họp hoặc lớn hơn so với yêu cầu năng lượng trao đổi trong thức ăn của gia súc nhai lại [trừ sữa thay thể của bê, nghé], phù hợp với yêu cầu thức ăn của lợn các loại [trừ thức ăn cho lợn con tập ăn và sau cai sữa] và của gia cầm sinh sản. Đối với gia cầm nuôi thịt, lợn con theo mẹ và sau cai sữa, bê, nghé dùng sữa thay thế thì nồng độ năng lượng trong thức ăn giàu protein thấp hơn so với yêu cầu năng lượng trao đổi trong thức ăn của chúng [3.000 – 3.200 Kcal/lkg thức ăn].

  • Năng lượng trong thức ăn giàu protein
  • Thành phần dinh dưỡng của thức ăn giàu protein
  • Khoáng trong thức ăn giàu protein
  • Vitamin trong thức ăn giàu protein

Giá trị năng lượng của các loại thức ăn giàu protein [Kcal/kg thức ăn]

Nhóm thức ăn giàu protein không phải là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần. Tuy nhiên, nếu khẩu phần có chứa trên dưới 20% khô dầu [đậu tương, lạc…] thì năng lượng của nó cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn của khẩu phần. Vì giá thức ăn của protein cao hơn các loại thức ăn khác nên người ta chỉ phối hợp thức ăn giàu protein vào thức ăn hỗn hợp vừa đủ bảo đảm tiêu chuẩn protein trong thức ăn hỗn hợp.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn giàu protein

Thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn giàu protein thông dụng ở Việt Nam được trình bày tại bảng dưới.

Thành phần hóa học của các loại thức ăn giàu protein [%]

Protein và axit amin trong thức ăn giàu protein

Người ta chia thức ăn giàu protein thành 2 nhóm: Nhóm 1 là thức ăn giàu protein có nguồn gốc động vật nhóm này thường có hàm lượng protein từ 30% – 60%, cá biệt đến 80% [bột máu], còn nhóm 2 là thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật, nhóm 2 có hàm lượng protein thấp hơn, khoảng từ 20% – 45%. Nhóm 1 thường đắt hơn và nguồn cung thường ít hơn so với nhóm 2, nên người ta thường bố trí phối họp vào thức ăn hỗn hợp hai nhóm này với tỷ lệ 1:3 đến 1:10 tùy theo đối tượng vật nuôi và yêu cầu tỷ lệ protein trong thức ăn. Thường vật nuôi ở giai đoạn đầu và đang sinh trưởng, yêu cầu chất lượng và tỷ lệ protein trong thức ăn cao thì bố trí tỷ lệ 1:3 – 5, còn vật nuôi ở các giai đpạn khác, yêu cầu chất lượng và tỷ lệ protein trong thức ăn thấp thì bố trí ở tỷ lệ 1:6 – 10.

Aixt amin trong thức ăn giàu protein vừa có hàm lượng cao, vừa có tỷ lệ khá cân đối giữa các axit amin

Axit amin trong các loại thức ăn giàu protein, [g/kg thức ăn]

Thức ăn giàu protein có hàm lượng lysin dao động tư IU – DU g/Kg thức ăn [1 – 5%]. Ví dụ: Khô dầu đỗ tương có gần 28 g/kg thức ăn [2,8%], và bột cá có khoảng 40 – 60 g/kg thức ăn [4 – 6%]. Nhu cầu lysin của vật nuôi nằm trong khoảng 8 – 12 g/kg thức ăn [0,8 – 1,2%]. Như vậy, thức ăn giàu protein không những đáp ứng yêu cầu lysin trong thức ăn của vật nuôi, mà nó còn có thể bù đắp cho sự thiểu hụt lysin của thức ăn giàu năng lượng trong toàn bộ khẩu phần. Ví dụ: Yêu cầu lysin trong thức ăn của vật nuôi là 10 g/kg thức ăn, nếu lysin trong ngô là 3g, khô dầu đậu tương là 28g, bột cá là 50g/kg thức ăn, thì phối hợp 75% ngô với 5% bột cá và 20% đậu tương là đáp ứng đủ yêu cầu này. Để giảm giá thành thức ăn, người ta thường thay thế một phần bột cá, khô dầu đậu tương bằng các thức ăn giàu protein khác, các thức ăn này nghèo ly sin hơn và gây thiếu ly sin. Trong trường hợp đó phải bổ sung thêm lysin tổng hợp vào thức ăn. Mức bổ sung thường là 0,01 – 0,05%.

Methionin trong thức ăn giàu protein cũng có hàm lượng khá cao, khoảng 5 – 7 g/kg thức ăn [0,5 – 0,7%], riêng bột cá thì lớn hơn, khoảng 7-20 g/kg thức ăn [0,7 – 2,0%] tùy theo tỷ lệ protein trong bột cá. Trong khi đó, yêu cầu methionin trong thức ăn của vật nuôi khoảng từ 3 – 5 g/kg thức ăn [tương ứng với 0,3 – 0,5%]. Như vậy, thức ăn giàu protein cũng đáp ứng đủ yêu cầu methionin trong thức ăn của vật nuôi và phân nào còn bù đắp cho sự thiếu hụt methionin của thức ăn giàu năng lượng. Ví dụ, yêu cầu methionin trong thức ăn của vật nuôi là 4 g/kg thức ăn, còn methionin trong bột cá là 1lg/kg thức ăn, khô dầu đậu tương là 5,7g, ngô là l,3g thì phối hợp mức bột cá, khô dầu đậu tương và ngô với tỷ lệ 10:40:60 sẽ đáp ứng đủ methionin theo yêu cầu. Nhưng trong thực tế, người ta không phối họp bột cá với khô dầu đậu tương ở mức cao như vậy. Vì giá thành của thức ăn sẽ quá cao, protein và một số axit amin khác sẽ vượt quá yêu cầu, gây ra mất cân đối. Trong trường hợp này, người ta chỉ phôi hợp bột cá, khô dầu đậu tương ở mức hợp lý, sự thiếu hụt methionin sẽ bù đắp bằng cách bổ sung methionin tổng hợp. Mức bổ sung thường là từ 0,03 – 0,1 % trong thức ăn.

Hàm lượng threonin trong thức ăn giàu protein khá cao, dao động từ 10 – 20 g/kg thức ăn [1 – 2%], trong khi đó yêu cầu threonin trong thức ăn của lợn thịt, gà đẻ trứng chỉ từ 4 – 6g [0,4 – 0,6%], của gà thịt lá 7 – 8 g/kg thức ăn [0,7 – 0,8%]. Như vậy, thức ăn giàu protein luôn đáp ứng thừa yêu cầu threonin, nó có thể bù đắp threonin cho sự thiêu hụt threonin của thức ăn giàu năng lượng để cân đối threonin trong thức ăn hỗn hợp.

Hàm lượng tryptophan trong thức ăn giàu protein vào khoảng 5 – 6 g/lkg thức ăn [0,5 – 0,6%], yêu cầu tryptophan trong thức ăn của lợn thịt, gà đẻ trứng và gà thịt chỉ từ 1,0 – 2,0 g/kg thức ăn [0,1 – 0,2%]. Do đó, thức ăn giàu protein đáp ứng thừa tryptophan và có thể dùng phần dư thừa này để bù đắp cho sự thiếu hụt tryptophan của các thức ăn khác trong thức ăn hỗn hợp.

Hàm lượng các axit amin khác cũng rất cao, tính theo g/kg thức ăn và phần trăm trong thức ăn thì arginin có hàm lượng khoảng từ 15 – 50g [1,0 – 5,0%], isoleucin: Khoảng từ 10 – 20g [1,0 – 2,0%], leucin: Khoảng từ 20 – 40g [2,0 – 4,0%], phenylalanin: Khoảng từ 10 – 25g [1,0 – 2,5%], valin: Khoảng từ 10 – 30g [1,0 – 3,0%] và glycin: Khoảng từ 20 – 50g [2,0 – 5,0%]. Các axit amin này của thức ăn giàu protein đáp ứng thừa theo yêu cầu và nó có thể bù đắp cho sự thiếu hụt các axit amin tương ứng của các thức ăn khác trong thức ăn hỗn hợp.

Khoáng trong thức ăn giàu protein

Nhóm thức ăn giàu protein có nguồn gốc động vật có hàm lượng canxi khá cao, khoảng 50 – 70 g/lkg thức ăn [5 – 7%], và có hàm lượng photpho thấp hơn canxi, khoảng 20 – 30 g/lkg thức ăn [2 – 3%]. Tỷ lệ canxi và photpho trong thức ăn giàu protein có nguồn gốc động vật đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ này trong thức ăn của vật nuôi [1,5 – 2,0: 1,0].

Tỷ lệ Ca: p của thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật cũng giống như thức ăn giàu năng lượng. Đó là hàm lượng photpho lớn hơn canxi. Hàm lượng canxi khoảng 2,5 – 4,5 g/kg thức ăn [0,25 – 0,45%]. Hàm lượng photpho khoảng 4,5 – 6 g/kg thức ăn [0,45 – 0,6%]. Yêu cầu photpho trong thức ăn khoảng 5,0 – 7,5 g/kg thức ăn [0,5 – 7,5%]. Như vậy, photpho trong thức ăn vẫn còn thiếu khoảng 20% so với yêu cầu.

Để bù đắp sự thiếu hụt canxi, photpho và cân đối tỷ lệ giữa chúng, người ta bổ sung bột đá vôi [CaC03], Dicanxiphotphat [DCP], bột xương, bột vỏ sò… vào thức ăn.

Khoáng trong các loại thức ăn giàu protein [g, mg/kg thức ăn]

Hàm lượng các khoáng vi lượng trong thức ăn giàu protein khá cao. Hàm lượng sắt từ 100 – 800 mg/1 kg thức ăn, đồng: 15 – 30 mg, mangan: 20 – 60 mg, kẽm từ 30 – 60 mg/lkg thức ăn. Trong khi đó, yêu cầu sắt trong thức ăn của lợn khoảng từ 50 – 100 mg/kg thức ăn, Cu: 2 – 6, Mn: 2 – 20, Zn: 50 – 100, còn đối với gà thì Fe: 50 – 80, Cu: 4 – 8, Mn: 30 – 60, Zn: 30 – 40 mg/kg thức ăn [90% VCK]. Như vậy, thức ăn giàu protein đáp ứng đủ và thừa các khoáng vi lượng Fe, Cu, Mn, Zn. Tuy nhiên, thức ăn giàu protein có tỷ lệ không lớn trong thức ăn hỗn hợp, khoảng từ 10 – 30%. Vì vậy, thức ăn hỗn họp vẫn có thể thiểu các nguyên tố này. Trong trường hợp đó, người ta bổ sung khoảng vi lượng vào trong thức ăn.

Vitamin trong thức ăn giàu protein

Thức ăn giàu protein hầu như không có caroten và vitamin D. Đây là điểm hạn chế của thức ăn này. Nó chỉ giàu vitamin B4 và pp, còn các vitamin khác thuộc nhóm B, tuy có, nhưng với hàm lượng thấp. Vì vậy, khi phối hợp thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật với tỷ lệ lớn vào khẩu phần [khoảng trên, dưới 20%], cần đặc biệt quan tâm đến việc thiếu hụt vitamin trong thức ăn.

Hàm lượng vitamin trong các loại thức ăn giàu protein [mg/kg]

Hiện nay thức ăn vật nuôi đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng cho vật nuôi. Vậy thức ăn vật nuôi là gì? Cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé!

Thức ăn vật nuôi giúp đảm bảo cho vật nuôi khoẻ mạnh, sinh sản bình thường trong một thời gian dài. Vậy thức ăn vật nuôi là gì? Trong bài viết này của GiaiNgo sẽ giúp mọi người hiểu rõ về những thắc mắc này!

Thức ăn vật nuôi là gì?

Thức ăn vật nuôi là gì? cho ví dụ

Thức ăn vật nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật, chất khoáng, những sản phẩm hoá học… Trong đó vật nuôi ăn được, tiêu hóa và hấp thụ được để cung cấp năng lượng và các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đảm bảo duy trì các hoạt động sống và tạo ra sản phẩm.

Ví dụ:

Nguồn gốc động vật: bột cá, bột thịt, bột tôm

Nguồn gốc là các khoáng chất: muối không độc, chứa canxi, photpho

Phân loại thức ăn vật nuôi

Dựa vào thành phần dinh dưỡng thì ta phân loại thành 3 loại thức ăn sau:

  • Thức ăn giàu protein [thức ăn có hàm lượng Protein >14%]. Ví dụ: bột cá, tôm, ốc,…
  • Thức ăn giàu gluxit [có hàm lượng gluxit >50%]. Ví dụ:  lúa, ngô, …
  • Thức ăn thô [có hàm lượng chất xơ >30%]. Ví dụ: cỏ khô, rơm rạ, thân cây ngô già, thân lá đậu đỗ sau thu hoạch…

Nguồn gốc thức ăn vật nuôi là gì?

Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và các chất khoáng. Ví dụ như nguồn gốc từ thực vật: rau, cỏ, rơm, rạ, củ, quả, thân và lá của cây ngô,đậu,… Nguồn gốc từ động vật: được chế biến từ nguồn nguyên liệu động vật để chăn nuôi như: bột cá, bột thịt, bột tôm,… có nhiều protein,khoáng và vitamin.

Nguồn gốc là các chất khoáng: thức ăn dưới dạng muối ko độc, chứa canxi, phốt pho, nari, clo,… để cung cấp chất khoáng cho vật nuôi.

Thành phần dinh dưỡng trong nguồn gốc thức ăn vật nuôi là gì?

Thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu:

  • Protein: Cung cấp vật liệu xây dựng các cơ quan, bộ phận các hệ cơ quan của cơ thể con vật.
  • Lipit: Cung cấp năng lượng.
  • Gluxit: Cung cấp năng lượng.
  • Nước: Chất hòa tan, chất vận chuyển, điều hòa thân nhiệt.
  • Chất khoáng Ca,P,Na,Fe… Xây dựng các tế bào,cơ quan, hệ cơ quan.
  • Vitamin A,B,D … Giúp cơ thể phát triển chống vi trùng gây bệnh,giúp tiêu hóa và giữ thăng bằng hệ thần kinh…

Mỗi loại thức ăn có tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng khác nhau .

Thức ăn vật nuôi được tiêu hoá như thế nào?

Sau khi được vật nuôi tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra sản phẩm cho chăn nuôi như thịt trứng sữa, sừng, lông, da và cung cấp năng lượng làm việc cho vật nuôi. Qua đường tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng được biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản, để vật nuôi dễ hấp thụ.

Cụ thể: nước và vitamin được hấp thụ thẳng qua vách rụt vào máu. Protein, lipit, gluxit, muối khoáng lần lược biến đổi thành axit amin, glyxerin và axit béo, đường đơn, I-on khoáng.

Các phương pháp chọn giống vật nuôi

Một số phương pháp chọn giống vật nuôi:

Phương pháp 1

Chọn lọc hàng loạt: dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sản xuất [cân nặng, sản lượng trứng, sữa, …] của từng vật nuôi để chọn ra những cá thể tốt nhất làm giống.

Phương pháp 2

Kiểm tra năng suất: các vật nuôi tham gia chọn lọc [thường là con của những vật nuôi giống tốt]. Được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện chuẩn, cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã dự định trước để lựa chọn những con tốt nhất làm giống.

Phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng phổ biến ở nước ta là kiểm tra năng suất. Vì phương pháp này có trình độ chính xác cao.

Mối quan hệ giữa thức ăn chăn nuôi và nguồn thực phẩm của con người

Sản phẩm chăn nuôi là nguồn thực phẩm quan trọng của con người. Muốn cho sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao thì thức ăn chăn nuôi phải cung cấp đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Thức ăn chăn nuôi tốt thì sản phẩm chăn nuôi tốt và ngược lại.

Ví dụ: Vào mùa đông thiếu cỏ, bò sữa phải ăn cỏ khô, sữa bò trong mùa này thường nghèo caroten hơn sữa mùa mưa, nếu trẻ uống sữa loại này trẻ sẽ bị thiếu vitamin A và caroten.

Cây cỏ ở vùng núi thường thiếu iot, tỉ lệ bệnh bướu cổ [do thiếu I] của người sống ở vùng núi thường cao hơn vùng ven biển. Mặt khác, khi thức ăn gia súc bị nhiễm các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, asen… Các chất này tích tụ lại trong sản phẩm chăn nuôi và cuối cùng đi vào cơ thể con người.

Như vậy giữa thức ăn chăn nuôi và thực phẩm có mối quan hệ mật thiết. Nếu người chăn nuôi chạy theo lợi nhuận đơn thuần tăng năng suất sản phẩm chăn nuôi bằng mọi cách không tính đến tác hại. Thì số lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như các hoá chất độc hại dung để kích thích tăng trọng, đẻ trứng cũng sẽ gây hại cho sức khỏe người sử dụng nó. Vì vậy giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm phải bắt đầu từ chuồng nuôi và thức ăn chăn nuôi.

Vai trò của thức ăn với vật nuôi

Sau đây là những vai trò của thức ăn đối với vật nuôi:

  • Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
  • Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên. Tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con.
  • Thức ăn còn cung cấp năng lượng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu về thức ăn vật nuôi là gì, cũng như giải đáp thắc mắc cho các bạn về các thành phần của thức ăn vật nuôi là gì. Đừng quên theo dõi GiaiNgo để cập nhật những thông tin mới nhất mỗi ngày nhé!

Video liên quan