Ví dụ về quyền chiếm hữu, quyền sử dụng quyền định đoạt

uyền chiếm hữu là quyền của một chủ thể được nắm giữ, quản lý tài sản trên thực tế hoặc danh nghĩa pháp lý theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyển chiếm hữu là một trong ba nội dung pháp lý của quyền sở hữu.

Quyền chiếm hữu chỉ chấm dứt khi quyền sở hữu chấm dứt. Do đó, Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ chấm dứt khi:

  • Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.
  • Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.
  • Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.
  •  Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.
  •  Tài sản bị trưng mua.
  • Tài sản bị tịch thu.
  •  Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này.
  • Trường hợp khác do luật quy định.

Ví dụ: Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác như bán, trao đổi, tặng cho,....hoặc tài sản bị tiêu hủy hoặc bị nhà nước tịch thu.

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản."

VD "Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao."

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì quyền sở hữu là những quyền năng dân sự đối với tài sản. Điều 164 BLDS đã xác nhận:

"Quyển sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật..."

Đây là những quyền dân sự cụ thể của chủ sở hữu, hay còn gọi là quyền dân sự chủ quan. Ba quyền năng ttên hợp thành nội dung của quyền sở hữu.

Phân tích nội dung quyền chiếm hữu:

Theo xác nhận tại Điều 186 Bộ luật dân sự năm 2015 thì quyền chiếm hữu là quyền năng của chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình, nắm giữ, chi phối tài sản thuộc sở hữu nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Trong thực tế, chủ sở hữu thường tự mình bàng các hành vi của bản thân để thực hiện quyền chiếm hữu tài sản, hay còn gọi là quyền chiếm hữu thực tế. Trong một số trường hợp, chủ sở hữu chuyển quyền này cho người khác thông qua một hợp đồng dân sự thì chủ sở hữu vẫn thực hiện quyền kiểm soát đối với tài sản, người thực tế nắm giữ vật thay mặt chủ sở hữu chiếm hữu tài sản (chủ sở hữu gián tiếp), hay nói cách khác là người thực tế chiếm hữu vật thồng qua giao dịch có quyền chiếm hữu theo nội dung giao dịch đã xác lập (khoản 1 Điều 188).

Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ chấm dứt khi chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác như bán, trao đổi, tặng cho v.v. hoặc theo các căn cứ được quy định từ Điều 242 đến Điều 244 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trong đòi sống thường ngày xảy ra trường hợp có những người không phải là chủ sở hữu nhưng vẫn chiếm hữu tài sản đó. Điều 179 BLDS năm 2015 đã quy định chiếm hữu không chỉ được hiểu là một quyền năng thuộc quyền sở hữu mà là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Do đó, căn cứ vào chủ thể chiếm hữu có thể phân thành hai loại là chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ một số trường hợp được pháp luật quy định như đối với tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, bị chìm đắm, tài sản bị người khác đánh rơi, bỏ quên...

Căn cứ vào nhận thức của người chiếm hữu đối với việc chiếm hữu tài sản thì chiếm hữu có thể phân thành chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình. Điều 180 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đổi với tài sản đang chiếm hữu”.

>> Xem thêm: Chiếm dụng là gì ? Khái niệm về chiếm dụng tài sản

Căn cứ này có thể xuất phát từ thực tế chủ thể chiếm hữu đồng thời cũng chính là chủ sở hữu của tài sản; hoặc quyền chiếm hữu được xác lập trên cơ sở được chủ sở hữu uỷ quyền quản lí tài sản (Điều 187 BLDS); được chủ sở hữu chuyển giao tài sản thông qua giao dịch dân sự (Điều 188 BLDS). Ngoài ra, trong một số trường họp theo quy định của pháp luật, chiếm hữu của chủ thể không phải chủ sở hữu cũng được xác định là ngay tình.

Ví dụ như trường hợp chiếm hữu đối với tài sản bị người khác đánh rơi, bỏ quên, gia súc bị thất lạc, gia cầm bị thất lac... và chủ thể nhặt được tài sản, bắt được gia súc, gia cầm... đã thực hiện đầy đủ các thủ tục thông báo tìm kiếm theo quy định của pháp luật. Điều 181 BLDS quy định:

“Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyển đối với tài sản đang chiếm hữu”.

Như vậy, trước hết chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu không dựa ttên bất kì căn cứ hợp pháp nào được pháp luật ghi nhận. Nhận thức của chủ thể chiếm hữu tài sản trong trường hợp này là biết rõ về việc chiếm hữu không có căn cứ hợp pháp của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi chiếm hữu; hoặc tuy về chủ quan họ không biết về việc này nhưng theo yêu cầu của pháp luật, bất kì chủ thể nào trong trường hợp có hành vi chiếm hữu tài sản tương ứng đều phải biết. Ví dụ: một người biết rõ tài sản có được do trộm cắp nhưng vẫn mua từ người bán do muốn mua với giá rẻ; một người mua xe máy đã qua sử dụng cần phải thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu nhưng đã không thực hiện nên đã mua phải xe máy từ người đã chiếm đoạt ttái phép tấi sản thì tuy nhận thức của họ là hoàn toàn không biết nhưng việc chiếm hữu của họ vẫn được xác định là không ngay tình.

Ngoài ra, việc chiếm hữu còn được xác định theo tình trạng chiếm hữu liên tục (Điều 182) và chiếm hữu công khai (Điều 183). Theo đó, chiếm hữu liên tục được hiểu là:

“việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyển đổi với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu ”.

Chiếm hữu công khai là:

“việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm, tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tỉnh năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình”.

Những tình trạng chiếm hữu này là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 BLDS, cũng như là căn cứ để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu cho chủ thể chiếm hữu tài sản.

Điều 184 quy đỉnh về suy đoán tình trạng và quyền của người chiếm hữu như sau:

>> Xem thêm: Chiếm hữu là gì ? Tìm hiểu về khái niệm chiếm hữu

“1. Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh. 2. Trường hợp có tranh chấp về qưyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền ”.

Trong những điều kiện nhất định, nếu việc chiếm hữu là liên tục (Điều 190), công khai (Điều 191) và trong khoảng thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình còn được hưởng quyền xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Họ có thể trở thành chủ sở hữu các tài sản đó kể từ thòi điểm bắt đầu chiếm hữu.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự về quyền chiếm hữu cũng như các vấn đề khác liên quan ... Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Mục lục bài viết

  • 1. Quyền chiếm hữu là gì?
  • 2. Chủ thể nào có quyền chiếm hữu đối với tài sản?
  • 2.1 Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
  • 2.2 Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản
  • 2.3 Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

1. Quyền chiếm hữu là gì?

Quyền chiếm hữu là quyền của một chủ thể được nắm giữ, quản lý tài sản trên thực tế hoặc danh nghĩa pháp lý theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyển chiếm hữu là một trong ba nội dung pháp lý của quyền sở hữu.

Quyền chiếm hữu chỉ chấm dứt khi quyền sở hữu chấm dứt. Do đó, Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ chấm dứt khi:

  • Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.
  • Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.
  • Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.
  • Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.
  • Tài sản bị trưng mua.
  • Tài sản bị tịch thu.
  • Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này.
  • Trường hợp khác do luật quy định.

Ví dụ: Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác như bán, trao đổi, tặng cho,...hoặc tài sản bị tiêu hủy hoặc bị nhà nước tịch thu.

Điều 242 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.

"Điều 242. Tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy

Khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt".

Điều 244 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về vấn đề Tài sản bị tịch thu.

"Điều 244. Tài sản bị tịch thu

Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật".

Khi tài sản bị tiêu hủy hoặc tiêu dùng thì tài sản không cò, đối tượng của quyền chiếm hữu không còn.

Nếu tài sản bị nhà nước tịch thu thì nhà nước sẽ là chủ thể có quyền chiếm hữu tài sản, chủ sở hữu chấm dứt quyền sở hữu.

>> Xem thêm: Chiếm dụng là gì ? Khái niệm về chiếm dụng tài sản

2. Chủ thể nào có quyền chiếm hữu đối với tài sản?

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm2015 thì quyền chiếm hữu sẽ thuộc về các chủ thể sau:

  • Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu đối với tài sản.
  • Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản.
  • Quyền chiếm hữu của ngưòi được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự.

2.1 Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Chủ thể thực hiện quyền chiếm hữu đổi với tài sản cơ bản nhất là chủ sở hữu của tài sản đó.

Điều 186 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:

"Điều 186. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội".

Điều 158 Bộ luật dân sự năm2015: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”. Từ khái niệm quyền sở hữu gắn với chủ sở hữu, có thể suy ra chủ sở hữu có quyền sở hữu đối với tài sản, quyền sở hữu là tổng hợp của 3 quyền: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Như vậy, trước hết, chủ sở hữu có quyền chiếm hữu đối với tài sản theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối đối với tài sản. Cách thức chiếm hữu này tùy theo sở thích, sáng tạo của chủ sở hữu tài sản và chỉ bị giới hạn với ranh giới: không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử xự được thể hiện dưới các quy phạm pháp luật để điều chỉnh hành vi của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội; trái pháp luật được thể hiện dưới 2 khía cạnh: Pháp luật cấm không được làm mà vẫn làm hoặc pháp luật buộc phải làm nhưng lại không làm. Không trái đạo đức xã hội là phù hợp với văn hóa, thuần phòng, mỹ tục của Việt Nam.

Như vậy phạm vi giới hạn của quyền chiếm hữu là không thực hiện các hành vi pháp luật cấm, thực hiện đúng các nghĩa vụ do pháp luật quy định, đồng thời khi thực hiện quyền chiếm hữu thì phải phù hợp với văn hóa, thuần phòng, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

2.2 Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

>> Xem thêm: Chiếm hữu là gì ? Tìm hiểu về khái niệm chiếm hữu

Chủ sở hữu có quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, trong đó có việc quyền ủy quyền cho người khác quản lí tài sản. Vì nhiều lí do khác nhau mà chủ sở hữu không thể được trực tiếp quản lí tài sản của mình, trong trường hợp này để tài sản không bị mất mát, hao hụt thì phải ủy quyền cho người khác trông coi, cất giữ, bảo quản tài sản.

Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định tại Điều 187 cụ thể như sau:

"Điều 187. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này".

Nội dung của điều luật đề cập đến quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản. Trên cơ sở quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thực hiện hành vi chiếm hữu theo ý chí của chủ sở hữu và bị giới hạn về phạm vi quyền, về cách thức chiếm hữu, về thời hạn chiếm hữu. Mục đích chiếm hữu tài sản của người được ủy quyền quản lý là vì lợi ích của chủ sở hữu tài sản (là người ủy quyền quản lý tài sản).

Khoản 2 của điều luật quy định về hệ quả của hành vi chiếm hữu tài sản trên cơ sở ủy quyền, đó là hệ quả “không được”: Đó là không thể trở thành chủ sở hữu theo quy định của Điều 236 Bộ luật dân sự năm 2015.

Điều 236 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

"Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác"

Theo Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người được chủ sở hữu ủy quyền quản lí tài sản là người chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật nên chủ thể này không thể trở thành chủ sở hữu của tài sản khi hết thời hiệu quy địnhtại Điều 236 Bộ luật dân sự năm 2015.

2.3 Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

Điều 188 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự:

>> Xem thêm: Ngay tình là gì ? Khái niệm ngay tình được hiểu như thế nào ?

"Điều 188. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.

2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này".

Điều luật trên quy định về quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Thông qua giao dịch dân sự có bên chó thể xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Trong giao dịch dân sự các bên có quyền tự do thể hiện ý trí của mình miễn sao không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Những giao dịch dân sự được đề cập đến trong điều luật trên có tính chất là bên chuyển giao tài sản phải là chủ sở hữu tài sản, mục đích chuyển giao không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu. Có thể hình dung đó là các hợp đồng cho thuê, mượn tài sản, hợp đồng thuê trông giữ tài sản; người được giao quản lý tài sản là di sản thừa kể... Mục đích của những giao dịch này chỉ là giao tài sản cho người khác chiếm hữu, quản lý trong một thời hạn nhất định chứ không chuyển giao đồng thời 3 quyền (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) đối với tài sản cho người khác, về nguyên tắc chung thì người được giao tài sản chỉ có quyền nắm giữ và chi phối tài sản theo ý chí của chủ sở hữu, còn quyền sử dụng tài sản để mang lại lợi ích cho mình hay cho chuyển giao lại quyền này cho người khác thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu của tài sản.

Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật dân sự 2015.

Nội dung của Điều 236 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Vì người được giao tài sản được coi là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật theo khoản 1 điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015:

"Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định".

Do đó, việc chiếm hữu của người được chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản thông qua giao dịch dân sự không thể thiết lập quyền sở hữu đối với tài sản theo quy định tại Điều 236 Bộ luật dân sự năm 2015.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua Email : Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Trân trọng./.

>> Xem thêm: Quyền định đoạt là gì ? Phân tích nội dung quyền định đoạt tài sản ?