Vì sao bố không bán nhiều

Nhiều người bỏ con, vì sao?

Trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, cao nhất so với các nước trong khu vực và đứng thứ 5 thế giới

  • Đẻ rớt con rồi nhét vào ba lô, bé tử vong

  • Cứu bé gái bị bỏ rơi ở miếu hoang

  • Bé sơ sinh 3 chân bị bỏ rơi

Ngày 7-4, Công an quận 8, TP HCM tiếp tục làm rõ vụ một hài nhi bị bỏ trong túi ni-lông tại phường 15, quận 8. Trước đó, trong lúc đi gom rác, một công nhân vệ sinh công ích phát hiện thi thể bé gái sơ sinh này trong túi rác, cổ bị siết bởi một chiếc khăn.

Khá phổ biến

Trước đó, khoảng 17 giờ ngày 31-3, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ tiếp nhận sản phụ N. [SN 1991, tạm trú quận 8] cùng một bé trai sơ sinh nặng 2,9 kg. Chị N. được nhiều người bán hàng rong ở Công viên 30 tháng 4 [quận 1] đưa vào bệnh viện do đẻ rớt tại ghế đá công viên.

Không may mắn như chị N., ngày 24-3, sản phụ T. [SN 1988, ngụ tỉnh Phú Yên] sau khi đẻ rớt bé trai nặng 4 kg tại trạm xe buýt gần chợ Nguyễn Thái Bình [quận 1] đã quấn dây rốn, bọc bé vào bao ni-lông rồi cho vào ba-lô. Một người chạy xe ôm phát hiện, đưa T. vào Bệnh viện Từ Dũ. Mặc dù được các bác sĩ tận tình cấp cứu nhưng cháu bé đã tử vong do bị ngạt thở.

Cháu bé bị đẻ rớt tại Công viên 30 tháng 4 [quận 1, TP HCM] được chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ Ảnh: Phạm Dũng

Sau hơn 1 tháng nhận bé Bùi Tuyết Ngân làm con nuôi, vợ chồng chị Nguyễn Thị Tuyết Trinh [ngụ TP HCM] vừa tổ chức đầy tháng cho bé trong sự vui mừng của họ hàng. Bé Ngân - 1 trong 2 bé gái sơ sinh bị bỏ rơi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước vào ngày 5-1 [Báo Người Lao Động ngày 14-1 đã thông tin] - hiện đã cân nặng 5,7 kg.

Theo nhiều bác sĩ, chuyện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi khá phổ biến. Một số bà mẹ chọn những giải pháp “tích cực” là bỏ con lại bệnh viện rồi trốn, bỏ ở nhà chùa hoặc một gia đình nào đó để mong nhận được sự giúp đỡ của xã hội; một số khác đã nhẫn tâm tác động vào con mình cho đến chết để dứt nợ đời!

PGS-TS Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em - Bộ Y tế, khuyến cáo: Ai cũng được tiếp cận dịch vụ y tế bình đẳng, nhất là với các sản phụ đến giai đoạn chuyển dạ, dù mang thai không mong muốn cũng cần phải đến bệnh viện để được hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Cần thêm nhiều bài học làm người và giá trị sống

Trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, cao nhất so với các nước trong khu vực và đứng thứ 5 thế giới.

Nhiều ý kiến cho rằng để hạn chế tình trạng vứt bỏ trẻ sơ sinh, cần tuyên truyền để tránh mang thai ngoài ý muốn; trong trường hợp có thai thì cần sự chia sẻ và hỗ trợ của cộng đồng khi họ không có khả năng nuôi con.

Bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Hồn Việt [TP HCM], đánh giá: “Đây là hiện tượng xã hội nhức nhối. Quan hệ tình dục là nhu cầu bình thường của mỗi con người. Tuy nhiên, một bộ phận bà mẹ trẻ không có trách nhiệm với hành vi của mình. Đó là hành vi giết người và xã hội cần lên án”.

Theo bà Tâm, khi những cô gái trẻ thực hiện hành vi bỏ con, giết con thì họ đã thực sự khủng hoảng về giá trị sống và xa hơn là họ thiếu nghiêm trọng kỹ năng sống.

Theo ThS Bùi Việt Thành, nghiên cứu viên xã hội học Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM, người nhập cư từ các vùng nông thôn đến thị tứ đa số có học vấn thấp, di cư chủ yếu do không kiếm được việc làm, thiếu đất canh tác. Đến với đô thị, áp lực cuộc sống dồn nén; nhà ở, việc làm, thu nhập là 3 nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng cuộc sống của họ thấp, cảm giác tụt hậu mang lại tâm lý bất an, gây nên sự căng thẳng trong cuộc sống. Thiếu nền tảng cho cuộc sống đô thị đã làm cho họ vất vả mưu sinh nên thiếu sự chuẩn bị ứng phó với các rủi ro.

Để giải quyết vấn đề này, cần sự chung tay của toàn xã hội, bắt đầu bằng việc dạy các thế hệ trẻ những bài học sự thật về cuộc sống hiện tại cũng như cách ứng phó để họ tiếp cận cuộc sống dễ dàng hơn. Nâng cao vai trò và hoạt động của các trung tâm xã hội tại các khu vực có nhiều người nhập cư, hỗ trợ và tuyên truyền sâu rộng các tác động của xã hội đến cuộc sống con người...

Tội đồ cũng là nạn nhân

BS Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ [Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội], cho rằng không thể thông cảm, chia sẻ cho những hành vi giết trẻ sơ sinh là con của chính mình bởi nếu một người có hiểu biết thì đây được coi là hành vi giết người. Tuy nhiên, trong một số tình huống, có thể thông cảm cho các bà mẹ trẻ bởi họ rơi vào tình thế cùng quẫn do suy nghĩ nông cạn, do không được truyền thông tới nơi tới chốn, thiếu kiến thức và quẫn bức vì không có khả năng về kinh tế, không thể bộc lộ hiện trạng là đã có con... Hiện tuổi dậy thì của trẻ khá sớm trong khi không được trang bị kiến thức đầy đủ, thiếu hiểu biết, kinh nghiệm nên nhiều người thường hành động theo bản năng.

Phạm Dũng - Ngọc Dung - Tân tiến

Bước sang độ tuổi dậy thì, song song với việc phát triển về thể chất, con bạn sẽ có những thay đổi rõ rệt về mặt tâm lý. Ở giai đoạn này, sự phát triển cái tôi ở trẻ sẽ khiến con có xu hướng đòi hỏi cha mẹ tôn trọng những sở thích cá nhân và những quyết định của mình hơn. Ngoài ra, có thể nói đây là một giai đoạn chuyển giao trách nhiệm từ phụ huynh sang con cái. Cha mẹ sẽ cần phải bớt quan tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của con, tập cho con kỹ năng tự lập và chịu trách nhiệm, dần trao cho con quyền quyết định trong một số vấn đề cuộc sống. Đây cũng là một giai đoạn khá nhạy cảm và trẻ sẽ rất dễ phát triển theo hướng tiêu cực nếu không được tôn trọng cũng như uốn nắn đúng cách.

Rất nhiều gia đình định nghĩa sai về sự tôn trọng dẫn đến những vấn đề tiêu cực trong mối quan hệ của bố mẹ và con cái. Tôn trọng không phải là bất chấp đồng ý những yêu cầu dù rất phi lý từ con cái, cũng không phải để con “tự lực cánh sinh” trong những quyết định quan trọng về nghề nghiệp, sở thích cũng như cách sống…

Vậy thế nào là tôn trọng đúng cách? Tôn trọng là việc bố mẹ cư xử đúng mực, không xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái, có thái độ quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và sức khỏe của con cái, từ đó có thể hỗ trợ con trong việc đưa ra các quyết định hợp lý nhất. Khi các con nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ, chúng sẽ ý thức hơn với hành động, cuộc sống của mình để hoàn thiện nhân cách và có những bước tiến dài trên quá trình phát triển bản thân. 

1. Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân

Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất. Chẳng gì tệ hơn hai cái tôi quá lớn đi kèm với hai ý kiến trái ngược nhau. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng “Mình sinh ra con, con làm gì cũng phải theo ý mình. Sai là cấm thôi, sao phải giải thích?” – Điều này rất phản khoa học. Dẫu biết bạn muốn tốt cho con nhưng việc quan tâm không đúng cách sẽ đem lại phản ứng ngược, mối quan hệ của cha mẹ và con cái đột nhiên căng thẳng, rạn nứt.

Chưa kể rằng, tâm lý của trẻ ở tuổi vị thành niên rất bất ổn và cái tôi muốn thể hiện mình quá lớn. Điều này khiến trẻ dễ dàng phản kháng lại tất cả những gì chống đối mình chỉ để khẳng định bản thân. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khoẻ thể chất và tinh thần cũng như định hướng tương lai của con trẻ. Do đó, hãy cố gắng bình tĩnh và học cách kiềm chế cái tôi của bản thân khi nói chuyện với con để tránh những hệ luỵ không mong muốn.

2. Tôn trọng nhưng vẫn cần kỷ cương

Hãy đặt ra kỷ luật và nguyên tắc ứng xử trong gia đình để con không vi phạm những lễ giáo căn bản. Tuy nhiên, nghiêm khắc khác với độc tài. Khi cần, bạn vẫn nên lắng nghe quan điểm của con và xem xét, khuyên nhủ con thật công tâm. Đừng để con nghĩ rằng bố mẹ quá lớn tuổi và khác biệt thế hệ nên không thể nào hiểu mình, từ đó con có thể trở nên sống khép kín và tự ý quyết định các cuộc sống của bản thân mà không chia sẻ cùng gia đình.

3. Không đem con ra so sánh

Trong giai đoạn dậy thì, con sẽ rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính hình ảnh của bố mẹ trong quá khứ. Các bậc cha mẹ nên chú ý tránh việc làm tổn thương này. Khi so sánh, các bậc phụ huynh đã vô hình có những hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bạn mong muốn. Điều này khiến con thu mình, khép kín và xa lánh bố mẹ hơn. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, thế nên hãy tôn trọng và cùng con phát triển sự khác biệt của mình trở thành thế mạnh khẳng định bản thân.

4. Tôn trọng khoảng không riêng của con

Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ phát triển ý thức về cuộc sống riêng tư của mình hơn và có thể sẽ hạn chế quây quần cùng bố mẹ như ngày còn bé hay chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với các thành viên trong gia đình. Thay vì cố gắng để chạm đến thế giới riêng đó, các bậc phụ huynh hãy tôn trọng con bằng cách để cho con có những góc riêng tư của mình.  Một vài hành động nhỏ như gõ cửa khi vào phòng con, xin phép khi sử dụng đồ của con, không trách móc khi con dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn gia đình… có thể giúp con cảm nhận được mình đang được tôn trọng như một người trưởng thành.

Học cách tôn trọng con cái trong giai đoạn dậy thì là một nhiệm vụ thú vị nhưng cũng đầy thử thách với các bậc phụ huynh. Hy vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành thật hiệu quả. Chúc bạn may mắn!

Video liên quan

Chủ Đề