Vì sao các ngành nghề truyền thống ngày nay không còn phát triển như xưa

Trao đổi về du lịch làng nghề, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, du lịch làng nghề là hướng đi đầy triển vọng nhưng hiện nay còn thiếu kế hoạch đồng bộ. Các tour du lịch làng nghề mới chỉ dừng lại ở hình thức tham quan và tới xem làng. Lý do là những người làm du lịch chưa tổ chức được một hệ thống du lịch tổng hợp để khai thác cho xứng tầm với tiềm năng.

Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay, trên cả nước có hơn 5.400 làng nghề và làng có nghề, các làng thủ công truyền thống. Với xu hướng yêu thích  khám phá truyền thống văn minh, văn hiến Việt Nam của khách du lịch trong nước, quốc tế, làng nghề là tài nguyên du lịch nhân văn đặc biệt hấp dẫn và sẽ là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Nhưng, tài nguyên này chưa hẳn được khai thác xứng tầm.

Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh, Giám đốc trang trại đồng quê  Ba Vì – một trong số các mô hình du lịch hấp dẫn du khách tại Hà Nội cho biết, thực ra, ý tưởng làm du lịch của chị bắt nguồn từ nỗi lo về an toàn thực phẩm, mà cụ thể là... rau bẩn. Vốn là một cán bộ làm nghiên cứu khoa học, chị lên Ba Vì tìm đất trồng rau nhưng trồng rồi lại thấy đầu ra rất khó khăn.

Trong khi “lang thang” tìm lối thoát, chị gặp tư liệu về du lịch nông nghiệp trên một trang web chuyên biệt của thế giới. Rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm, mô hình hoạt động thành công của các nước trên thế giới được chuyển tải trên website này. Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho thấy, lượng khách quan tâm tới du lịch nông nghiệp ngày càng lớn vì đa số rất quan tâm tới thực phẩm ngon sạch và không gian sinh hoạt của các nông hộ, các gia trại, các trang trại có các sản phẩm ẩm thực đồng quê.

Du khách thích thú sở hữu sản phẩm sau khi trải nghiệm gói bánh chưng trong ngôi nhà cổ trăm tuổi tại làng cổ Hùng Lô, Phú Thọ.

Một không gian sống rất thực và thoáng đạt mang tính đồng quê với các cộng đồng nông nghiệp làng xã tối lửa tắt đèn ấm cúng có nhau luôn có sức lôi cuốn đặc biệt với du khách trong và ngoài nước với mọi lứa tuổi khác nhau. Khu vực chân núi Ba Vì đã hình thành các làng nghề truyền thống rất lâu đời như làng chè Ba Trại, làng thảo dược người Dao Ba Vì, các trang trại nông hộ nuôi bò sữa, trồng rau lấy giống từ rau rừng, trồng hoa quả, nuôi ong mật, gà đồi, dê, thỏ, lợn, đà điểu,  trâu bò…

Sau một thời gian khá dài tiến hành khảo sát, trang trại du lịch đồng quê Ba Vì ra đời với khá nhiều tour du lịch trải nghiệm dành cho du khách được triển khai và được đón nhận: tham gia các hoạt động như nông nghiệp cổ xưa như xay lúa, giã gạo, úp nơm bắt cá, học cách trồng rau hữu cơ, nấu ăn, làm pho mát từ sữa tươi Ba Vì, tìm hiểu thảo dược và văn hóa chữa bệnh của người Dao…

Tại Phú Thọ, trong mùa lễ hội Giỗ Tổ 2018, hàng loạt làng nghề truyền thống đã được đưa vào khai thác, trở thành những điểm đến hấp dẫn trong nhiều tour du lịch. Hình ảnh những em bé mới hơn 7 tuổi cho đến cụ già đã qua tuổi thất thập của làng nón lá Sai Nga, Gia Thanh cần mẫn khâu từng chiếc lá vốn là búp non của cây cọ, được phơi khô, ép phẳng phiu cho đến những bàn tay thoăn thoắt xếp lá thành vòng, những chồng nón lá xếp đều tăm tắp đã để lại hình ảnh khó quên trong lòng du khách.

Ấn tượng với làng nghề chế biến nông sản Hùng Lô là hình ảnh những giá phơi bún, mì, miến, bánh đa trắng lóa hay bàn tay thoăn thoắt bên hững chiếc bánh chưng xanh vuông vức giữa ngôi nhà cổ trăm tuổi… Tuy nhiên, cũng không khó để nhận thấy, nhiều hộ gia đình được chọn làm điểm đến chưa hẳn thuần thục các kỹ năng cơ bản trong làm dịch vụ du lịch.

Chia sẻ về vấn đề này, ông  Nguyễn Đắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cho hay, tỉnh có rất nhiều làng nghề có thể khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên, đến mùa lễ hội năm 2018 thì mới chỉ có một số làng được đưa vào khai thác. Một trong các lý do cơ bản là người dân chưa sẵn sàng và chưa đủ kỹ năng để hoạt động dịch vụ…

Trao đổi về du lịch làng nghề, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, du lịch làng nghề là hướng đi đầy triển vọng nhưng hiện nay còn thiếu kế hoạch đồng bộ. Các tour du lịch làng nghề mới chỉ dừng lại ở hình thức tham quan và tới xem làng. Lý do là những người làm du lịch chưa tổ chức được một hệ thống du lịch tổng hợp để khai thác cho xứng tầm với tiềm năng.

Thực tế đã cho thấy, chỉ có một số làng nghề truyền thống bước đầu khai thác hiệu quả như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc [Hà Nội], mộc Kim Bồng, tơ lụa Mã Châu [Hội An]… Còn lại, hoạt động du lịch làng nghề vẫn chưa thực sự hiệu quả. Các cửa hàng trong làng nghề không có sự phân biệt rạch ròi giữa hàng bán cho du khách và hàng bán ra thị trường tiêu dùng. Ngay cả các làng nghề được coi là biết làm du lịch, mẫu mã, chủng loại sản phẩm cũng quá đơn điệu và không hợp với nhu cầu của thị trường. Người thợ mới chỉ để ý đến kỹ thuật, sản xuất theo ý thích bản thân hoặc rập khuôn theo truyền thống, chưa có sự sáng tạo và tìm hiểu thị hiếu của khách du lịch.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là do vốn sống bó hẹp trong môi trường nông thôn địa phương, ít nhạy cảm với thị trường và không có nhiều cơ hội giao thương với nước ngoài mà chỉ xuất hàng thông qua các doanh nghiệp. Các làng nghề không có điều kiện làm thiết kế. Các nghệ nhân lành nghề chưa phát huy hết tay nghề và kỹ năng chuyên môn bởi họ chỉ truyền nghề theo cách thức truyền thống, chưa mở rộng quy mô, bài bản…

 “Trong tương lai, để du lịch làng nghề phát triển hơn nữa, cần tìm và ứng dụng các phương hướng, biện pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề. Đây là một vấn đề lớn, không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành du lịch mà còn cần sự phối hợp của nhiều ban, ngành.… Nếu làm không khéo sẽ để lại hậu quả không nhỏ.

Vấn đề phát triển, quảng bá du lịch làng nghề đã khó, gìn giữ được bản sắc, những nét tinh hoa của làng nghề cũng như môi trường sống của người dân còn khó hơn. Nếu chỉ chú trọng tới làm du lịch, làm kinh tế mà quên mất những điều căn bản đó thì sẽ tự làm mất đi một phần di sản văn hóa lớn nhất của mình đó là các làng nghề” – ông Dần khẳng định.

N.H

Kỳ I: Nghề truyền thống vẫn thiếu sức hútTheo kết quả điều tra của Sở Công thương, đến nay toàn tỉnh có 69 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, trong đó có 37 làng nghề chế biến cói, 11 làng nghề chế tác đá mỹ nghệ, 6 làng nghề mây tre đan; 4 làng nghề thêu ren, 4 làng nghề trồng đào phai; 2 làng nghề mộc, 2 làng làm bún bánh, 1 làng sản xuất gốm sứ, 1 làng sản xuất cốt chăn bông, 1 làng nghề nề.

Cũng theo báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động làng nghề của các huyện, thành phố, thị xã thì đến hết năm 2012, tổng số hộ làm nghề trong các làng nghề là 14.369 hộ với 27.220 lao động. Giá trị sản xuất nghề năm 2012 đạt 1.407,7 tỷ đồng.

Trong những năm qua, hoạt động của các làng nghề đã thu hút và tạo việc làm cho lao động nông thôn, mang lại thu nhập ổn định, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân trong các làng nghề. Ước tính thu nhập bình quân của người lao động trong các làng nghề đạt 1,4 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, có một số làng nghề phát triển với quy mô ngày càng lớn, hoạt động sản xuất ở các làng nghề diễn ra sôi động, tiêu biểu như làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, làng nghề thêu ren Văn Lâm, xã Ninh Hải [Hoa Lư]; làng nghề mộc Phúc Lộc, phường Ninh Phong [thành phố Ninh Bình]; làng nghề gốm Mỹ Lộc, xã Gia Thủy [Nho Quan], một số làng nghề chế biến cói trên địa bàn huyện Kim Sơn, Yên Mô, Yên Khánh…

Bên cạnh đó, một số làng nghề nằm trên trục đường giao thông chính và tại các điểm du lịch có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển làng nghề gắn với du lịch và sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch như: Làng nghề thêu Văn Lâm [Khu du lịch Tam Cốc- Bích Động- Tràng An], các làng nghề chế biến cói khu vực thị trấn Phát Diệm [Kim Sơn] gắn với Khu Nhà thờ đá Phát Diệm…

Không phải bàn cãi về những đóng góp của làng nghề trong việc tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Thế nhưng nghề truyền thống bấy lâu nay chỉ được coi là nghề phụ.

Ngoại trừ một số nơi, nghề truyền thống chiếm tỷ trọng kinh tế cao trong cơ cấu kinh tế như: nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Vân, nghề mộc ở Ninh Phong, còn lại ở các vùng nông thôn hiện nay người "bám" nghề truyền thống hầu hết là những người sức khỏe yếu, tuổi cao và làm tranh thủ lúc nông nhàn.

Ông Nguyễn Văn Tuyến, Trưởng phòng Dạy nghề, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: Qua 3 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã mở các lớp đào tạo ngắn hạn đối với các nghề truyền thống như: chế tác đá mỹ nghệ, mộc mỹ nghệ, đan cói, bẹ chuối, bèo bồng, thêu ren, thêu rua, thêu vi tính… Song thực tế cho thấy số người tham gia các lớp đào tạo nghề truyền thống khá đông nhưng số người theo nghề thì chỉ khoảng một nửa.

Ví dụ: nghề mộc dân dụng có 133 người được học nhưng chỉ có 66 người tự tạo việc làm còn lại, nghề mộc mỹ nghệ có 315 người có nhu cầu học nhưng chỉ có 140 người được học nghề, có 16 người được các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng, 21 người tự tạo việc làm; nghề chế tác đá mỹ nghệ có 260 người học, có 18 người được các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng, 32 người tự tạo việc làm; nghề đan cói, bẹ chuối, bèo bồng có 5.170 người học, có 3.102 người được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 92 người tự tạo việc làm; nghề thêu có 1.495 người học, có 642 người được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 57 người tự tạo việc làm…

Điều này dẫn đến tâm lý người lao động chán nản, bỏ cuộc. Bên cạnh đó, do tâm lý của người lao động nông thôn vẫn cho rằng hầu hết những nghề thủ công mỹ nghệ, nghề truyền thống ở địa phương là những nghề phụ dẫn đến làm được chăng hay chớ, thiếu quyết tâm và thiếu sự đầu tư nâng cao tay nghề.

Trong khi đó, hàng năm Nhà nước bỏ ra một nguồn kinh phí không nhỏ để hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thế nhưng sau khi được học, người lao động lại không phát huy được nghề gây lãng phí kinh phí đào tạo.

Hiện nay, các làng nghề đang gặp nhiều khó khăn dẫn đến ngày công của một số nghề truyền thống như: nghề thêu, mây tre đan, chẻ tăm hương thấp, vì vậy người lao động có tay nghề cao, sức khỏe tốt ở các làng nghề cũng dần bỏ đi làm các nghề khác như: thợ xây, phụ hồ, đi giúp việc… để có thu nhập cao hơn.

Điều này xảy ra ngay cả đối với các làng nghề truyền thống đã được tỉnh cũng như các cơ quan, ban, ngành tốn nhiều công sức để xây dựng các kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề.

Ông Vũ Thanh Luân, Trưởng Ban chấp hành Làng nghề Thêu Văn Lâm cho biết: Lớp trẻ ngày nay không còn miệt mài bên khung thêu như ông cha của họ ngày trước mà họ luôn năng động tìm kiếm cách lập nghiệp khác. Số người còn gắn bó với nghề thêu chỉ còn chiếm khoảng 40-50%, trong đó chủ yếu là phụ nữ ở độ tuổi từ 40-50.

Anh Vũ Tiến Hùng, chủ doanh nghiệp đồ gỗ mỹ nghệ ở làng nghề mộc Quỳnh Phong, Sơn Hà cho biết: Làng nghề hiện đang rất thiếu lao động. Mặc dù hiện nay ngày công của một thợ mộc lành nghề khoảng từ 120.000-150.000 đồng. Thế nhưng để tìm được một người thợ có tay nghề cao, gắn bó với doanh nghiệp thì khó lắm. Lý do nghề mộc đòi hỏi phải tỉ mỉ, có sự sáng tạo. Để trở thành một thợ mộc giỏi cần phải có vài năm học và làm.

Bà Đỗ Thị Giàn, Trưởng phòng Quản lý công nghiệp, Sở Công thương nhận định: Từ năm 2010, do sự tác động mạnh mẽ của cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam nên các sản phẩm của các làng nghề truyền thống như đồ mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng cói... đã được người tiêu dùng tìm đến nhiều hơn.

Thêm vào đó, nhiều năm nay có thêm sự phát triển của dịch vụ du lịch làng nghề, như du lịch làng nghề thủ công mỹ nghệ kết hợp du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái… nên đã thu hút được nhiều lượng khách hàng đến với các điểm làng nghề truyền thống hơn. Tuy nhiên vẫn chưa thực sự có những khởi sắc.

Theo Ông Trần Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Công thương: Để làng nghề thực sự có "sức hút" đối với người lao động bên cạnh việc thúc đẩy các phương án thu hút lao động làng nghề, chúng ta đang rất cần khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến tới sản xuất bền vững cả về sản lượng, chất lượng sản phẩm.

Để làm được điều đó, trước hết cần phải xem làng nghề truyền thống là một bộ phận chính trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không nên xem đây là một nghề phụ nhàn rỗi ở những vùng nông thôn.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả công tác truyền nghề, tránh thất truyền nghề truyền thống, cần thay đổi phương thức truyền nghề, trong đó chú trọng việc xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy một cách bài bản, khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại vào đào tạo, tăng cường thiết bị nâng cao chất lượng cơ sở dạy nghề. Đồng thời quan tâm đến đầu ra sản phẩm cho các làng nghề để người lao động yên tâm học nghề, nghệ nhân yên tâm truyền nghề.

Các địa phương có làng nghề truyền thống nên có giải pháp để giữ lao động trẻ ở lại với nghề truyền thống và khuyến khích, tạo điều kiện để các nghệ nhân, thợ cả truyền nghề cho lớp trẻ. Giữ được làng nghề giúp các xã có thể dễ dàng dịch chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, tạo bước đột phá trong xây dựng nông thôn mới.

[*] Kỳ II: Tìm đầu ra cho sản phẩm nghề truyền thống.

Nguyễn Thơm

Video liên quan

Chủ Đề