Vì sao các nước chọn thị trường trung quốc

Mở rộng dấu chân

Theo CNN, các ngân hàng lớn trong những tuần gần đây đã ký kết các thỏa thuận để mở rộng dấu chân của họ ở Trung Quốc - hoặc đang cố gắng kiểm soát nhiều hơn các hoạt động kinh doanh ở đó - sau nhiều năm buộc phải tham gia thị trường thông qua liên doanh.

Cuối tháng trước, ngân hàng đầu tư đa quốc gia Anh HSBC đã nhận được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý Trung Quốc để kiểm soát hoàn toàn liên doanh bảo hiểm nhân thọ của mình, được thành lập vào năm 2009 thông qua quan hệ đối tác bình đẳng với một công ty Trung Quốc. Ngân hàng cho biết động thái này nhấn mạnh "cam kết mở rộng kinh doanh ở Trung Quốc".

HSBC không phải là duy nhất. Những công ty hạng A của Phố Wall như BlackRock, JPMorgan và Goldman Sachs đã đi được vài bước trên con đường đó. Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước đưa tin tuần trước rằng Ngân hàng Đức Deutsche Bank [DB] muốn thành lập liên doanh quản lý tài sản của riêng mình tại nước này. DB chưa đưa ra bình luận.

HSBC mở rộng hoạt động ở Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Alex Capri - nhà nghiên cứu tại Quỹ Hinrich - cho biết: “Quy mô rộng lớn của thị trường trái phiếu và cổ phiếu hầu như chưa được khai thác của Trung Quốc là điều không thể cưỡng lại đối với các tổ chức tài chính lớn trên thế giới, đặc biệt là khi Bắc Kinh cuối cùng cũng cho phép họ vận hành các quỹ tương hỗ hoàn toàn thuộc sở hữu của mình”.

Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai thế giới về cổ phiếu và trái phiếu, nhưng phần lớn chưa được các nhà đầu tư nước ngoài khai thác. Cổ phiếu quốc tế chỉ chiếm khoảng 5% của thị trường chứng khoán trị giá 14 nghìn tỉ USD và chưa đến 4% của thị trường trái phiếu trong nước trị giá 17 nghìn tỉ USD, theo dữ liệu của sàn giao dịch chứng khoán và ngân hàng trung ương.

Điều đó bắt đầu thay đổi vào năm ngoái, sau khi BlackRock [BLK] - công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới - vào tháng 6 đã trở thành công ty toàn cầu đầu tiên được chấp thuận cho một quỹ tương hỗ do Trung Quốc sở hữu hoàn toàn. Hai tháng sau, BlackRock ra mắt quỹ tương hỗ đầu tiên trong nước và nhanh chóng huy động được 1 tỉ USD từ hơn 111.000 nhà đầu tư.

Sau đó, vào tháng 8, JP Morgan [JPM] trở thành ngân hàng Mỹ đầu tiên giành được toàn quyền sở hữu đơn vị chứng khoán của mình. Giám đốc điều hành Jamie Dimon khi đó đã nói rằng Trung Quốc là "một trong những cơ hội lớn nhất trên thế giới" đối với công ty.

Vào tháng 10, Goldman Sachs đã được bật đèn xanh để tiếp quản toàn bộ liên doanh chứng khoán. Và Morgan Stanley đã tiếp bước với chiến thắng của riêng mình vào tháng 12, khi đối tác Trung Quốc cho biết ngân hàng Mỹ có kế hoạch tăng cổ phần trong một liên doanh lên 94%.

Ngày càng có thêm nhiều công ty nữa như vậy. Đầu tuần này, cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc cho biết đã chấp nhận đơn từ BNP Paribas để thành lập một công ty chứng khoán, đưa công ty tiến gần hơn đến việc mở rộng sự hiện diện của mình tại quốc gia này.

Brendan Ahern, giám đốc đầu tư của KraneShares - công ty quản lý tài sản tập trung vào cổ phiếu và trái phiếu của Trung Quốc - cho biết, Trung Quốc là cơ hội tăng trưởng đáng kể cho các công ty dịch vụ tài chính toàn cầu. Ông nói thêm: “Các thị trường phát triển như Mỹ và Châu Âu có tính cạnh tranh cao và trưởng thành, điều này dẫn đến việc giảm dần cơ hội. Trong khi đó, các thị trường của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới còn tương đối non trẻ".

Năm 2021, cảng Thượng Hải đã xử lý hơn 47 triệu container tiêu chuẩn, đứng đầu trong số các cảng trên thế giới 12 năm liên tiếp. Ảnh: VGC

Tăng cường mở rộng bất chấp bất ổn

Sự xâm nhập đáng kể của các ngân hàng phương Tây diễn ra trong khoảng hai thập kỷ sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001 và hứa sẽ mở cửa lĩnh vực tài chính.

Trong khi tiến độ bị chậm lại trong một thời gian, đến năm 2019 Trung Quốc thông báo sẽ loại bỏ hoàn toàn giới hạn sở hữu nước ngoài đối với các công ty tài chính vào năm sau đó, ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý tái khởi động các cuộc đàm phán thương mại.

Sự nhiệt tình từ các ngân hàng toàn cầu và các nhà quản lý tài sản cũng đi kèm với rủi ro xuất phát từ những quy định của Trung Quốc.

Cuối năm 2020, Bắc Kinh đã tung ra một đợt siết chặt quy định chưa từng có đối với doanh nghiệp tư nhân, do lo ngại rằng những công ty như vậy trở nên quá mạnh. Quy định siết chặt này sau đó mở rộng sang các công ty tài chính lớn của Trung Quốc như Ant Group, buộc công ty phải đại tu hoạt động kinh doanh của mình và tuân theo các quy định nghiêm ngặt về quản lý hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên, ngay cả khi Bắc Kinh siết chặt quản lý đối với các bộ phận của nền kinh tế, vẫn có những lý do khiến nước này háo hức mở cửa ngành tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Chính phủ Trung Quốc muốn tận dụng chuyên môn toàn cầu khi xây dựng ngành dịch vụ tài chính đa dạng và mạnh mẽ mà họ cần để quản lý cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang rình rập. Dân số già nhanh và lực lượng lao động ngày càng thu hẹp đã làm tăng gánh nặng lên hệ thống lương hưu, đồng thời gây áp lực lớn lên chính phủ trong việc cung cấp đủ nguồn tài chính cho người cao tuổi.

Sở giao dịch chứng khoán Bắc Kinh. Ảnh: Hoàn cầu Thời báo

Năm ngoái, ông Fang Xinghai, Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, đã nhiều lần nói về tầm quan trọng của việc mở cửa ngành dịch vụ tài chính và thu hút vốn và chuyên môn tài chính toàn cầu.

Craig Singleton - thành viên tại Quỹ Bảo vệ các nền dân chủ - nói rằng một trong những đặc tính của Trung Quốc là khả năng thích ứng và tính thực dụng. Ông cho biết Trung Quốc hiểu rằng họ cần duy trì khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài, công nghệ và vốn, đòi hỏi phải có quan hệ đối tác liên tục với các công ty phương Tây. 

"Nói cách khác, Trung Quốc phải hội nhập để tồn tại, có nghĩa là nước này không thể hoàn toàn tránh xa các chuẩn mực hoặc hệ thống toàn cầu hiện có ngay cả khi cố gắng thay đổi chúng cho phù hợp với nhu cầu của trong nước" - ông Singleton nói.

Thị trường

  • Tin tức

  • Tin BVSC
    Tin thị trường
    Tin kinh tế
    Tin tài chính- Ngân hàng
    Tin bất động sản
    Tin ngành - hàng hóa
    Tin doanh nghiệp
    Tin đấu giá
    Nhận định chuyên gia

  • Lịch sự kiện

  • Công cụ đầu tư

  • Top doanh nghiệp
    Tìm kiếm, lọc cổ phiếu
    Tải dữ liệu Metastock/AmiBroker

Tin kinh tế - Đầu tư

Tìm cách thâm nhập sâu thị trường Trung Quốc

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online - 11 Tháng Chín 2011 -

Facebook |
Twitter |
Google |
In tin |
Gửi email |

Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc đang tăng cao, và đây có thể là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng thị trường này, trong khi một số thị trường truyền thống khác đang có dấu hiệu suy giảm nhu cầu do suy thoái kinh tế.

Trong một buổi gặp gỡ doanh nghiệp hôm 9-9, ông Phạm Quang Diệu, Giám đốc điều hành của Công ty cổ phần phân tích và dự báo thị trường Việt Nam [AgroMonitor], cho biết gần đây nhiều thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam để tìm mua nông sản, khiến nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng mạnh.

"Dù việc này có nhất thời hay kéo dài, thì cũng cho thấy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nước này đang tăng cao, tạo cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu nhu cầu thực của thị trường Trung Quốc để có chiến lược dài hơi", ông Diệu cho biết.

Sang tận nơi tìm hiểu nhu cầu

Đầu năm 2011, mít nguyên liệu trong nước được doanh nghiệp nội địa thu mua với giá 3.000 đồng/kg. Tuy nhiên thương nhân Trung Quốc chấp nhận mua với giá 12.000 đồng/kg.

Ngay lập tức, công ty Vinamit JSC đi tìm hiểu xem thương nhân Trung Quốc bán hàng ở đâu tại nước họ, với giá báo nhiêu. Công ty này phát hiện mặt hàng này được bán lại cho thị trường Trung Quốc với giá 150.000 đồng/kg. Vinamit sau đó đã tăng giá thu mua mít trong nước để cạnh tranh và đưa qua hàng qua Trung Quốc bán.

“Tôi nghĩ họ bán với giá cao vậy thì tại sao mình không làm. Doanh nghiệp Việt Nam phải sử dụng phương pháp này để đẩy mạnh thị trường”, ông Nguyễn Lâm Viên, chủ tịch của Vinamit cho biết.

Trong khi việc kinh doanh của Vinamit tại thị trường nội địa bị giảm sút 20-30%, thì lại bật lên ở Trung Quốc. Hiện 80% sản lượng của Vinamit tập trung vào Trung Quốc, và sản phẩm Vinamit đã có mặt trong các siêu thị tại thị trường này.

Ông Phạm Quang Diệu cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu và mua bán trực tiếp với thị trường Trung Quốc thay vì thụ động để thương nhân Trung Quốc sang tận nơi thu mua.

Theo ông Viên, để tìm hiểu nhu cầu của Trung Quốc, doanh nghiệp nên biết tiếng Trung Quốc và hiểu văn hóa nước này. “Tôi nghĩ là do rào cản về ngôn ngữ, văn hóa làm cho chúng ta khó tiếp cận thị trường. Có ngôn ngữ mới hiểu được đối tác, sự tin tưởng gia tăng cao hơn”, ông Viên nói.

Vượt qua rào cản đầu tiên về ngôn ngữ, doanh nghiệp nên tiếp cận thật nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, để nắm bắt được thị trường vốn thay đổi thay nhanh này, theo ông Viên. Bản thân ông Viên cũng đã học tiếng Hoa để làm ăn với thị trường Trung Quốc.

Có chiến lược lâu dài

“Trung Quốc là thị trường tiềm năng và quan trọng, vì thế nên tính đến một chiến lược thị trường. Trong bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp phải có những người am hiểu Trung Quốc để tìm hiểu họ một cách chủ động”, ông Diệu nói.

Bên cạnh việc tìm ra một địa bàn cụ thể tại Trung Quốc để thâm nhập, ông Viên cho rằng doanh nghiệp nên thuê những sinh viên Trung Quốc đang học tại Việt Nam để phân phối cho thị trường này, thay vì đi theo con đường từ thương lái mới đến thương nhân như Vinamit từng làm trước đây.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên có một chiến lược tăng giá hàng năm khi làm ăn tại thị trường này. Nguyên nhân là khách hàng Trung Quốc thường yêu cầu phải báo trước ba tháng cho mỗi lần tăng giá.

Việc tăng giá tại hệ thống phân phối ngoài siêu thị dễ dàng hơn tại các siêu thị. Tại Trung Quốc, nếu tăng giá mà không báo trước thì các siêu thị sẽ không nhận hàng, và đưa một sản phẩm khác vào thay thế, và khi đó doanh nghiệp sẽ rất vất vả để có thể quay lại siêu thị.

Việc đăng ký sở hữu thương hiệu cũng được coi là cần thiết khi làm ăn với thị trường Trung Quốc. “Thương hiệu là của mình, phải đăng ký thương hiệu để họ không động chạm vào thương hiệu của mình. Nếu họ yêu cầu độc quyền phân phối thương hiệu của mình tại Trung Quốc, thì phải quy định kỹ về doanh số, giá cả và phải tiếp cận được các đối tác phân phối của họ”, ông Viên nói.

Mặc dù đã đăng ký sở hữu thương hiệu, nhưng do quên đăng ký thương hiệu bằng tiếng Trung Quốc, nên Vinamit đã bị một khách hàng lâu năm lợi dụng sơ hở để đi đăng ký trước. Hiện Vinamit đã kiện đối tác này ra tòa án Trung Quốc, và theo ông Viên, khả năng thắng kiện của Vinamit là rất cao, vì chỉ cần chứng minh đây là đối tác lâu năm và việc họ lợi dụng sơ hở của Vinamit.

Hiện Trung Quốc cũng đưa ra rào cản kỹ thuật để hạn chế nhập thực phẩm của nước ngoài, nên doanh nghiệp cũng phải nắm rõ phương pháp kiểm dịch của Trung Quốc. “Nó thay đổi thường xuyên, nên phải cập nhật để ứng phó, nếu không sẽ bị đẩy hàng về, đặc biệt hàng trong siêu thị”, ông Viên cho biết thêm.

Ngoài ra, theo tiến sĩ Vũ Minh Khương, hiện đang giảng dạy tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu [Đại học quốc gia Singapore], khi thâm nhập Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam nên tránh khai thác nhóm ngành mà nước này áp đảo hoặc chỉ khai thác được nếu nhắm vào thị trường ngách, gồm dệt may, đồ gỗ, thiết bị viễn thông, thuộc da, máy tính, khoáng sản không phải kim loại. Nhóm ngành doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác tại thị trường Trung Quốc là: thiết bị giao thông, cao su, nhựa, máy móc và thiết bị, sản phẩm giấy, hóa chất, thủy sản,…

Theo tiến sĩ Vũ Minh Khương, trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN, các nước ASEAN thường nhập khẩu nhiều hơn là xuất khẩu, nên thâm hụt thương mại cao, trong đó Việt Nam thâm hụt thương mại với Trung Quốc nhiều nhất. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trong khi các nước ASEAN ráo riết khai thác thị trường Trung Quốc, thì Việt Nam lại lùi xa, cố gắng khai thác các thị trường khác và bỏ dần thị trường này do yếu tố tâm lý. Do đó, Việt Nam nên có chiến lược xúc tiến giao thương với Trung Quốc trong 5 năm tới.

T.Thu

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Tin mới

Tín hiệu mới từ thị trường Trung Quốc 16/10/2019
Thị trường ngày 16/10: Giá dầu, vàng cùng giảm, palađi tiếp tục phá kỷ lục mới 16/10/2019
Thị trường sữa Việt: Hứa hẹn những thương vụ M&A “bom tấn” 15/10/2019
Làm rõ lý do ba năm liền xuất siêu, chỉ tiêu 2020 lại nhập siêu 15/10/2019
Đón đầu cơ hội và khôn ngoan lựa chọn FDI 15/10/2019
Nợ công Việt Nam đang chuyển biến theo hướng tích cực 15/10/2019
Được giao làm sân bay Long Thành, ACV có bao nhiêu tiền? 15/10/2019
Vietnam Airlines, ACV lỡ hẹn thoái vốn, 'siêu ủy ban' nói gì? 15/10/2019
"Địa chỉ" nhập khẩu vải tận dụng ưu đãi trong EVFTA 15/10/2019
Thị trường ngày 15/10: Giá dầu đảo chiều sụt mạnh, palađi lập kỷ lục mới 15/10/2019

Tin trước

Petrolimex nhận giấy phép đầu tư tại Lào 11/09/2011
Hơn 3,3 tỷ USD đầu tư sang Lào 11/09/2011
Đề nghị giảm thuế với thực phẩm 11/09/2011
Tổng hợp tin hàng hóa tuần từ 5/9- 11/9 11/09/2011
Cần tổ chức lại ngành muối 11/09/2011
Rà soát Luật Thương mại: Tìm sự đồng nhất về khái niệm 11/09/2011
Thị trường cà phê: “Thập diện mai phục” … với giá giảm 10/09/2011
Vụ tôm Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá: Mỹ làm trái quy định WTO 10/09/2011
Sắp có “sổ bìa đen” để “xử” doanh nghiệp 10/09/2011
Sửa đổi thủ tục hải quan với xuất nhập xăng dầu 09/09/2011

Tin nổi bật

THÔNG BÁO KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ THAM DỰ CHÀO BÁN...
THÔNG BÁO KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ THAM DỰ CHÀO BÁN...
Loại các mã cổ phiếu ASP, BCE, SBV, VDS, VIP...
Loại các mã cổ phiếu AGM, ITA ra khỏi “Danh...
THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ BÁN LÔ CỔ PHẦN CỦA TỔNG...

Các chỉ số CK thế giới

  • Châu Mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu

Thị trường Chỉ số Thay đổi


Xem thêm

Nghe/ xem bình luận của BVSC

  • Hướng dẫn GD cổ phiếu lô lẻ
  • Hướng dẫn GD qua điện thoại
  • Xem thêm

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán BẢO VIỆT

Điều khoản sử dụng website | Mạng lưới BVSC | Liên hệ

Khách hàng cá nhân

  • Công cụ giao dịch trực tuyến
  • Dịch vụ môi giới chứng khoán
  • Dịch vụ lưu ký chứng khoán
  • Quản lý tài khoản và Tra cứu thông tin
  • Giao dịch ký quỹ

Khách hàng tổ chức

  • Dịch vụ môi giới Chứng khoán
  • Sản phẩm và dịch vụ gia tăng
  • Dịch vụ tư vấn đầu tư

Ngân hàng đầu tư

  • Sản phẩm dịch vụ
  • Thành tích và giải thưởng
  • Câu hỏi thường gặp
  • Liên hệ

Hội sở

Địa chỉ: Tầng 1, 4 và 7, tòa nhà số 8 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Điện thoại: [84-24] 3928 8080- Fax: [84-24] 3928 9888
Email:

Chi nhánh Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lầu 8, Tòa nhà Tập đoàn Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: [84-28] 3914 6888- Fax: [84-28] 3914 7999
Email:

Video liên quan

Chủ Đề