Vì sao cần phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp

Hoạt động 1: Chia sẻ về đồ dùng của em

a. Mục tiêu: HS kể tên được một số đồ dùng cá nhân như giày, dép, quần, áo.

- HS hiểu được mỗi người cần phải tự sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

b. Cách tiến hành

GV tổ chức cho HS:

- Chia sẻ theo cặp về đồ dùng cá nhân của mình theo gợi ý:

+ Em có những đồ dùng cá nhân nào?

+ Chúng thường để ở đâu?

+ Ai là người sắp xếp đồ dùng cá nhân của em?

+ Cách sắp xếp như vậy đã gọn gàng, ngăn nắp hay chưa? Vì sao?

c. Kết luận: Mỗi người thường có những đồ dùng cá nhân cần thiết như: quần áo, giày dép. Mũ, đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá nhân. Để hoạt động hằng ngày của chúng ta trở nên thuận lợi thì mỗi người đều cần phải tự mình sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, đúng chỗ.

Hoạt động 2: Thực hành sắp xếp đồ dùng của em

a. Mục tiêu: HS biết cách sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

- Có ý thức tự giác trong sắp xếp đồ dùng cá nhân, tự làm việc của mình.

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 [Cánh diều] - Tuần 27: Sắp xếp đồ dùng của em - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 27 MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM BÀI: SẮP XẾP ĐỒ DÙNG CỦA EM Ngày: - - 2021 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Sắp xếp được đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp. - Biết chia sẻ cách thực hiện công việc nhà với các bạn trong lớp. - Có ý thức tự giác sắp xếp đồ dùng cá nhân hợp lý. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh minh họa. - Không gian để HS thực hành sắp xếp đồ dùng cá nhân. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Chia sẻ về đồ dùng của em a. Mục tiêu: HS kể tên được một số đồ dùng cá nhân như giày, dép, quần, áo. - HS hiểu được mỗi người cần phải tự sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp. b. Cách tiến hành GV tổ chức cho HS: - Chia sẻ theo cặp về đồ dùng cá nhân của mình theo gợi ý: + Em có những đồ dùng cá nhân nào? + Chúng thường để ở đâu? + Ai là người sắp xếp đồ dùng cá nhân của em? + Cách sắp xếp như vậy đã gọn gàng, ngăn nắp hay chưa? Vì sao? c. Kết luận: Mỗi người thường có những đồ dùng cá nhân cần thiết như: quần áo, giày dép. Mũ, đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá nhân. Để hoạt động hằng ngày của chúng ta trở nên thuận lợi thì mỗi người đều cần phải tự mình sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, đúng chỗ. Hoạt động 2: Thực hành sắp xếp đồ dùng của em a. Mục tiêu: HS biết cách sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp. - Có ý thức tự giác trong sắp xếp đồ dùng cá nhân, tự làm việc của mình. b. Cách tiến hành GV tổ chức cho HS: c. Kết luận: Khi sắp xếp đồ dùng cá nhân, em cần lưu ý: - Đồ dùng cá nhân cần được sắp xếp ngay ngắn, đúng nơi, đúng chỗ để thuận tiện cho việc tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng. - Để đồ dùng cá nhân bên, đẹp em cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ chúng. - HS chia sẻ nhóm đôi về đồ dùng cá nhân của mình - Đại diện một số cặp chia sẻ nội dung thảo luận trước lớp. HS lắng nghe - - Tự sắp xếp lại giày dép; đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá nhân gọn gàng, ngăn nắp. - Chia sẻ về ý nghĩa của việc sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp. HS lắng nghe GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 27 MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM BÀI : CÙNG VẼ TRANH Ngày: - 01 - 2021 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau hoạt động, HS có khả năng: HS thể hiện thái độ và tình cảm của bản thân dối với gia đình thông qua các bức tranh hưởng ứng cuộc thi vẽ tranh của nhà trường. - HS nhận thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong tuần vừa qua, duy trì những việc tốt đã đạt được và có biện pháp khắc phục những tồn tại của cá nhân và tập thể. Nắm được những việc làm của tuần tới của mình và của lớp. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bài hát, Trò chơi III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định - GV nêu ý nghĩa của hội thi vẽ tranh theo chủ đề “Gia đình của em” - Giới thiệu cho HS quan sát một số tranh vẽ về chủ đề này hoặc đưa ra những gợi ý, hướng dẫn các ý tưởng để HS lựa chọn nội dung thể hiện qua tranh vẽ thông qua các câu hỏi dẫn dắt: Em có yêu quý gia đình mình không? Vì sao? - HS vẽ tranh theo nội dung đã chọn để tham gia hội thi vẽ tranh của trường. 2/ Sơ kết tuần 27: - GV nhận xét chung về tình hình của lớp trong tuần . + Về học tập: Nhắc nhở những HS tiếp tục thực hiện tốt các bài tập về nhà mà GV giao cho. Khen ngợi những HS có sự tiến bộ trong học tập. Khen ngợi những HS viết chữ đẹp, tập vở sạch sẽ. + Về chuyên cần: Nhắc nhở HS còn đi học trễ. + Về nề nếp, trật tự: Nhắc HS không xả rác, không vẽ bậy lên tường, lên bàn. + Nhắc HS được viết mực phải chuẩn bị giấy nháp, khăn lau, không được giũ xuống sàn, lên tường. GV rút ra những điểm đã làm được và những điểm chưa làm được trong tuần qua. Tuyên dương những HS thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, nhắc nhở những HS chưa thực hiện tốt 3. Kế hoạch tuần 28: GV nêu những công việc của tuần tới: -GV giải thích nhiệm vụ , phân công cụ thể từng cá nhân , từng tổ, ban cán sự lớp ..để giao trách nhiệm và nhác nhở các em cố gắng hoàn nhiệm vụ được giao, đúng thời gian. Duy trì mọi nền nếp nhà trường đề ra. Thực hiện tốt các nề nếp của lớp đề ra. Thực hiện LĐ-VS cho sạch – đẹp và phân công đội trực làm vệ sinh hàng ngày. Ôn tập các bài học trong ngày và chuẩn bị làm bài , học bài cho ngày sau trước khi đến lớp . HS hát vui - HS cảm nhận và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về hạnh phúc thông qua các tranh vẽ theo chủ đề “Gia đình của em” - Thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện được tình yêu thương với các thành viên trong gia đình phù hợp với lứa tuổi. - Biết tham gia sắp xếp nhà cửa gọn gàng. - Biết cách sử dụng một số dụng cụ gia đình một cách an toàn. Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp và các mặt như sau: chuyên cần, học tập, tác phong đạo đức, thể dục, vệ sinh, truy bài, các việc khác .. -HS trong lớp bổ sung để thống nhất các ý kiến chung. -HS đề xuất ý kiến hoặc nêu nguyện vọng chính đáng. Cả lớp lắng nghe Lắng nghe giáo viên nhận xét chung. Góp ý và biểu dương HS khá tốt thực hiện nội quy HS chú ý nghe cô nói, bổ sung hoặc đề xuất ý kiến, nêu thắc mắc nếu có Các tổ thực hiện theo kế hoạch GVCN Lớp đề ra . Ngày tháng năm 2021 TTTCM GIÁO VIÊN Phan Kim Huệ Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_canh_dieu_tuan_27_sap_xe.doc

Hướng dẫn Giải Hoạt động trải nghiệm 6 Tuần 14: Sắp xếp nơi ở của em chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Kết nối tri thức, giúp các em học tốt hơn.

Giao lưu “Vẻ đẹp đội viên”

• Nghe giới thiệu mục đích, yêu cầu của chương trình giao lưu “Vẻ đẹp đội viên”

• Tham gia giao lưu “Vẻ đẹp đội viên” với các nội dung: trang phục đội viên, tự giới thiệu, trả lời câu hỏi về truyền thống, nhiệm vụ, yêu cầu của chuyên hiệu rèn luyện đội viên.

Hoạt động 1: Chia sẻ cách sắp xếp nơi ở của em

- Kể về cách sắp xếp nơi ở của em

Gợi ý:

+ Mô tả cách sắp xếp đồ dùng các nhân của em trong gia đình.

+ Nếu được thay đổi cách sắp xếp nơi ở của mình, em sẽ thay đổi như thế nào?

- Thảo luận với bạn bè về cách sắp xếp của em trong gia đình.

Hướng dẫn giải:

- Kểvềcách sắp xếp nơiởcủa em

+ Đồ dùng cá nhân em thường để gọn gàng trong phòng của mình, không vứt bừa bãi ở phòng khách, phòng bếp,...

+ Sách vở em để trên giá, quần áo treo ngay ngắn vào tủ, đồ chơi sẽ xếp vào các hộp gọn gàng.

+ Thường ngày em sẽ quét phòng để luôn sạch sẽ.

- Thảo luận với bạn bè về cách sắp xếp của em trong gia đình:

+ Cùng nhau trao đổi với nhóm về cách sắp xếp nơi ở của mình

+ Một số học sinh trình bày ý tưởng sắp xếp nơi ở gọn gàng, sạch đẹp

Hoạt động 2: Tranh biện về cách sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp

- Tranh luận về những ý kiến sau:

+ Nơi ở là không gian riêng của em nên không cần sắp xếp gọn gàng, ngắn nắp.

+ Sắp xếp vật dụng cá nhân làm mất thời gian của em. Chỉ cần để vật dụng cá nhân sao cho tiện sử dụng.

- Nêu những điều em rút ra và cảm nhận của em sau khi tranh luận.

Hướng dẫn giải:

- Tranh luận về những ý kiến sau:

+ Nơi ở là không gian riêng của em nên không cần sắp xếp gọn gàng, ngắn nắp.

=> Sai. Không gian riêng những gọn gàng ngăn nắp sẽ tập cho bạn thói quen tốt cho sau này…

+ Sắp xếp vật dụng cá nhân làm mất thời gian của em. Chỉ cần để vật dụng cá nhân sao cho tiện sử dụng.

=> Mặc dù tốn thời gian nhưng sẽ giúp không gian của bạn đẹp hơn, gọn gàng hơn, sạch sẽ, thoáng mát…

- Những điều em rút ra và cảm nhận của em sau khi tranh luận: Cần ở gọn gàng và ngăn nắp như vậy sẽ tạo cho bạn thói quen khác tốt cho sau này.

Dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, gọn gàng, khoa học là một kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mà cha mẹ cần lưu tâm. Điều này không chỉ đơn thuần do lười biếng hay không có kỹ năng dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc sao cho hợp lý, thuận tiện sử dụng nhất mà điều chúng ta cần quan tâm đó là “Gọn gàng, ngăn nắp là thói quen cần xây dựng từ nhỏ”. Vậy cha mẹ đã dạy con về điều này như thế nào?

Bạn biết đấy, đa phần những thói quen nhỏ của chúng ta đều được hình thành dưới sự giám sát và khuyến khích của ba mẹ và gọn gàng, ngăn nắp cũng không phải ngoại lệ.

Dạy con dọn dẹp từ nhỏ ngoài việc giúp con tự lập, có trách nhiệm với bản thân, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ thì điều cuối cùng bố mẹ nhận được đó là những đứa trẻ có kỹ năng cần thiết để đảm bảo cuộc sống độc lập của chúng sau này.

Vậy cha me cần làm gì để giúp con biết gọn gàng, ngăn nắp ngay từ nhỏ?

1. Hãy ra yêu cầu với con

Cha mẹ hãy làm cho con hiểu ngăn nắp, gọn gàng là môt kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Yêu cầu con phải tự dọn dẹp đồ chơi, quần áo và sắp xếp mọi thứ trong phòng của con ngay lập tức, nếu bạn thật sự muốn con làm điều này. Bạn không cần nghĩ rằng con còn quá nhỏ hay còn cần thời gian để làm quen. Nếu từ lúc 2 tuổi bạn đã cho con “giúp đỡ” vài việc linh tinh, 3 tuổi đã cho con tự chọn đồ để mặc… thì việc bắt đầu cho con tự dọn phòng vào lúc 5 tuổi là hoàn toàn bình thường. Điều đầu tiên con cần hiểu, con không phải đang dọn dẹp giúp ba mẹ mà con đang làm việc của chính mình.

Cha mẹ yêu cầu con tự sắp xếp ngăn nắp đồ đạc cá nhân của mình

2. Hãy thương lượng khi cần thiết

Những lần dọn dẹp đầu tiên, ba mẹ nên giúp đỡ con. Đầu tiên hãy giảm bớt khối lượng công việc của con bằng cách cùng con lựa chọn các đồ đạc cần thiết và loại bỏ những đồ đạc không cần thiết trong phòng. Mẹ có thể thấy những con thú bông quá nhiều, những món đồ chơi đã cũ, hỏng cần bỏ đi nhưng con chưa hẳn đã nghĩ đến điều đó. Hãy thương lượng với con về chuyện bỏ bớt đồ và cho con quyền quyết định sẽ giữ lại những món nào.

3. Hướng dẫn cách sắp xếp

Những đồ cần thiết và thường dùng con sẽ để ở những ngăn thấp trong tầm với còn những món ít dùng đến sẽ để trên ngăn cao. Ngoài ra những món đồ mà ba mẹ cho rằng con cần được giám sát khi động vào cũng nên ở trên cao, xa hơn tầm với của con để đảm bảo an toàn.
Đối với quần áo ba mẹ dạy con cách phân loại trước khi đi giặt, khi gấp và khi cất vào tủ. Ba me lưu ý về những trang phục cần treo để giữ cho thẳng thớm. Đối với đồ con hay dùng như ba lô, mũ, giày dép…ba mẹ sẽ cùng con quy định chỗ để  và yêu cầu con nghiêm túc thực hiện. Nếu con không nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng, ba mẹ cần nghiêm khắc yêu cầu con làm lại để dần dần con tạo thành 1 thói quen. Khi con đã hiểu được ngăn nắp là kỹ năng sống cần thiết cho trẻ thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

4. Ba mẹ hãy là tấm gương để con làm theo

Tất cả các kỹ năng khác cũng vậy, bạn chỉ dạy được con mình khi bản thân gương mẫu.Thay vì việc bắt con ngồi nghe mình giảng giải hàng giờ thì bạn hãy hành động, hãy làm mẫu và tốt hơn hết là cùng con làm. Đó chính là cách tốt nhất để con ghi nhớ và làm theo.

Con sẽ chẳng bao giờ dọn dẹp gọn ghẽ phòng ngủ của mình nếu nhìn sang phòng của ba mẹ và thấy một đống rác trong đó. Sự ngăn nắp của ba mẹ sẽ tạo cho con suy nghĩ rằng, giữ cho mọi thứ đúng vị trí và sạch sẽ là điều đương nhiên.
Ngoài ra, mỗi tuần gia đình nên tổ chức “tổng vệ sinh”, vào sáng thứ 7 chẳng hạn. Cả nhà sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa rồi mới tiến hành những hoạt động giải trí cuối tuần khác.

Mẹ cùng con dọn dẹp, làm việc nhà

5. Dọn dẹp và từ thiện

Để con hiểu hơn gọn gàng ngăn nắp là một kỹ năng sống cần thiết cho trẻ, thay vì việc bắt ép con phải dọn dẹp phòng mỗi ngày, ba mẹ hãy để cho con được làm chủ căn phòng của chính mình. Khi con có ý thức trách nhiệm với căn phòng của riêng mình, dọn dẹp cũng là một cách thể hiện quyền sở hữu mà những cô bé cậu bé rất hào hứng.
Vài tháng một lần, mẹ có thể cùng con dọn dẹp với mục đích từ thiện. Ba mẹ cùng con chọn ra những món đồ chơi không hợp tuổi, những bộ quần áo đã chật,… để gửi tặng những cơ sở từ thiện hoặc trại trẻ mồ côi. Chắc chắn đây là một việc đem lại rất nhiều lợi ích, giúp căn phòng đỡ chật chội, lại dạy con về giá trị của việc cho đi.

6. Khen ngợi
Ba mẹ hãy khen ngợi con sau những cố gắng mà con đã làm được. Đó là điều vô cùng cần thiết để con có thêm động lực hình thành những thói quen khác.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con tham gia các khóa học kỹ năng sống hay các khóa hè bán trú để con được rèn luyện tính gọn gàng ngăn nắp đúng cách nhất ngay từ nhỏ.

[Theo cô Đinh Thị Phương Lan – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara]

Video liên quan

Chủ Đề