Vì sao cây bàng giữ sắc đỏ trong lá mà không phải trong hoa lớp 2

Tả cây bàng vào mùa thu

Tả cây bàng vào mùa thu - Những bài tập làm văn lớp 5 hay nhất miêu tả hình ảnh cây bàng vào mùa thu.
Mục lục nội dung
  • 1. Dàn ý
  • 2. Văn mẫu tả cây bàng vào mùa thu hay nhất tuyển chọn
  • 2.1. Mẫu 1
  • 2.2. Mẫu 2
  • 2.3. Mẫu 3
  • 2.4. Mẫu 4
  • 2.5. Mẫu 5

Những bài văntả cây bàng vào mùa thu hay nhất được Đọc tài liệu tổng hợp và giới thiệu tới các em tham khảo nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ năng viết bài tập làm văn miêu tả cây cối nói chung và văn tả cây bàng nói riêng.

Dàn ý bài văn tả cây bàng vào mùa thu

1. Mở bài

- Giới thiệu cây bàngmà em định tả [ở đâu, do ai trồng, trồng từ khi nào, ...]

- Nêu thời điểm em quan sát cây, hoa hoặc quả ấy [mùa thu]

2. Thân bài

- Tả bao quát toàn bộ cây bàng:

+ Cây bàng già nua, cao lêu nghêu, rễ ăn nổi trên mặt đất.

+ Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.

+ Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng phân từng tầng rất đẹp.

+ Lá bàng lớn hơn bàn tay, hiện rõ những đường gân,mọc thành từng chùm

+ Tán cây toả rộng cho bóng mát.

+ Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.

+ Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.

- Tả sự thay đổi từng bộ phận của cây bàngvào mùa thu. Chú ý thể hiện kết quả em đã quan sát được nhờ vào các giác quan: thị giác [nhìn], khứu giác [ngửi], xúc giác [sờ], vị giác [nếm]

+ Lá bàngchuyển sang màu vàng hoặc đỏ tía và những mép lá dần quăn lạirồi vồng lên như hình mo cau

+Chỉ cần một làn gió thu khẽ thổi qua những chiếc lá ấy sẽ lìa cành

+ Là bàng bắt đầu rụng nhiều hơn

+Cây trơ trụilá chỉ còn những quả bàng, những chiếc lá cuối cùng là những chiếc lá kiên cường nhất còn sót lại

+Những trồi non xen lẫn những chiếc lá bé xíu bắt đầu hiện ra

- Tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh, hoạt động của con người, chim chóc, ong bướm…. liên quan đến cây bàng.

+Tiết trời lúc này đã thật se lạnh

+ Những cơn gió thu

+Những chú chim thi nhau đậu hót níu lo như thể một bản nhạc

3. Kết bài

- Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với cây bàngvào mùa thu vừa được miêu tả

Ví dụ:Em rất thích ngắm nhìn lá bàng đổi màu lá lúc sang thu. Nó thật đẹp khiến tâm hồn con người phải dao động giữa khoảnh khắc quan trọng mùa thu tới, năm học mới.

TOP 27 bài văn tả cây bàng trên sân trường em

  • Dàn ý chi tiết Tả cây bàng trên sân trường em [3 mẫu]
  • Bài văn mẫu Tả cây bàng trên sân trường em [27 mẫu]

Dàn ý chi tiết Tả cây bàng trên sân trường em

Dàn ý tả cây bàng số 1

1. Mở bài

- Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả [cây bàng trồng ở gần cổng trường].

  • Ai trồng? [các bác phụ huynh trồng].
  • Trồng vào khi nào? [trồng cách đây mấy năm].
  • Trồng ở đâu? [trồng ở gần cổng trường].

2. Thân bài

  • Rễ cây: sần sùi, ngoằn ngoèo như những con rắn khổng lồ.
  • Gốc cây: to màu nâu đậm
  • Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.
  • Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.
  • Tả lá: Lá to như bàn tay.
  • Tả quả: Quả bàng nhỏ, giữa phình to, hai đầu nhỏ.

3. Kết bài

  • Nêu tác dụng của của cây bàng: che mát cho chúng em trong giờ ra chơi.
  • Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: rất thích chơi dưới gốc bàng, ăn những quả bàng chín thơm thơm, chua chua..

Dàn ý tả cây bàng số 2

I. Mở bài: Giới thiệu cây bàng loài cây gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.

II. Thân bài

1. Tả bao quát

  • Nhìn từ xa cây bàng dáng to cao, bao trùm xung quanh.
  • Tán cây rộng che chở chúng em.

2. Tả chi tiết

  • Cây bàng nhiều năm, rễ ăn nổi trên mặt đất.
  • Thân cây xù xì, thô ráp.
  • Cành cây nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng nắng mưa đều không lọt vào.
  • Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng có nhiều bóng mát.
  • Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ, màu trắng.
  • Trái bàng hình thoi, màu xanh, khi chín màu vàng, vị ngọt béo.
  • Gốc bàng nơi che chở và là nơi vui chơi của học sinh.

3. Lợi ích của cây bàng

  • Cây bàng cung cấp bóng mát cho các em học sinh vui chơi.
  • Che nắng, che mưa.
  • Lá, vỏ và hạt đều có những công dụng khác nhau.

III. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em về cây bàng
  • Cây bàng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, kỷ niệm tuổi thơ.

Dàn ý tả cây bàng số 3

I. Mở bài: Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả

II. Thân bài

1. Tả bao quát

  • Dáng cây to, cao
  • Tán cây rộng
  • Cây bàng như một cụ già lom khom

2. Tả chi tiết

  • Cây bàng già nua, cao lêu nghêu, rễ ăn nổi trên mặt đất.
  • Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.
  • Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng phân từng tầng rất đẹp.
  • Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân.
  • Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.
  • Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.
  • Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.
  • Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
  • Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi...

3. Tả cây bàng qua từng mùa

3.1. Mùa xuân

  • Gió đông đi qua, mùa xuân về trên những cành cây bàng
  • Cây bàng lấm tấm những chồi non trông rất xinh xắn
  • Bỗng một hôm cây xòe những lá non mơn mởn
  • Cuối xuân là những lá bàng xanh ngắt đầy cây bàng

3.2. Mùa hạ

  • Cây bàng xanh um lá
  • Những lá bàng tỏa bóng mát che khắp nơi
  • Những chú chim đua nhau làm tổ

3.3. Mùa thu

  • Những lá cây bàng bắt đầu ngả màu: những màu sắc vô cùng vui mắc, nào là lá xanh, lá nâu, lá vàng,…
  • Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp sau những vòm lá đủ màu ; có quả rụng lăn lóc trên mặt đất

3.4. Mùa đông

  • Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi; những cái u trên thân trơ ra với cái gió đông lạnh lẽo
  • Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám
  • Chỉ còn vài lá bàng trơ trọi còn sốt lại

III. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng
  • Nó đã gắn bó như thế nào với em trong tuổi thơ

Tả cây bàng vào mùa đông

  • Tả cây bàng vào mùa đông - Mẫu 1
  • Tả cây bàng vào mùa đông - Mẫu 2
  • Tả cây bàng vào mùa đông - Mẫu 3
  • Tả cây bàng vào mùa đông - Mẫu 4

Tả cây bàng vào mùa đông - Mẫu 1

Vậy là một mùa đông nữa lại về. Những ngày này, em lại thích đứng ở cửa lớp ngắm cây bàng già trước ngõ.

Mới ngày nào, cây bàng còn xum xuê lá như chiếc ô xanh khổng lồ vậy mà giờ đây lá đã rụng gần hết, để lại cây bàng trơ trọi và khẳng khiu. Giữa cái giá lạnh đến cắt da cắt thịt của mùa đông Bắc Bộ. Không biết cây bàng có lạnh lắm không, khi những làn gió thổi qua, những cành bàng rung rung như đang run lên vì lạnh. Dưới sân là cả một thảm lá bàng mới rụng. Lá bàng nhiều màu, có màu đỏ nâu, có màu lại phớt hồng, có màu cam rũ, lại có cả màu đỏ đất nung. Dù đó là màu của lá rụng, nhưng lại không mang cảm giác úa tàn. Ngược lại, lá bàng mùa này mang nét gì đó cổ xưa và đẹp đẽ. Em hay nhặt những chiếc lá bàng nhỏ kẹp vào quyển sổ tay, trân trọng và giữ gìn như một kỷ niệm đáng quý. Chỉ mới đây thôi, khi thu chưa đi qua, những chiếc lá bàng đã dệt cả một bầu trời đỏ đậm.

Tiến lại gần, chạm vào gốc bàng mà cảm nhận sự sần sùi và phần nào hơi lạnh của mùa đông như thấm ngầm vào thân cây, mới thấy mùa đông quả đã hiện hữu rõ rệt. Cây bàng mùa đông là của sự thay đổi, là cởi bỏ lớp áo dạ đỏ để chuẩn bị khoác lên chiếc áo khoác xanh tươi mới. Cây bàng khẳng khiu vẫn như đang vươn ra dưới bầu trời đông xám xịt, tựa một nghị lực phi thường của loài thực vật. Chờ những ngày những chồi non mọc lên và bung ra, ta sẽ lại thoáng giật mình ngỡ mùa đông đã đi qua từ lúc nào, cây bàng cũng như thay da đổi thịt.

Em rất yêu cây bàng, mỗi mùa đều mang một vẻ đẹp riêng. Em thích ngắm cây bàng mùa đông, ngắm nhìn sự thay đổi và giao thoa giữa những chiếc lá bàng cuối cùng và những chồi non tươi mới. Để thấy cây bàng đang lớn lên mà chiêm nghiệm về sự thay đổi từng ngày của chính mình.

Câu chuyện bắt đầu từ mùa hè, khi lá vẫn còn xanh nhờ có một loại chất sắc gọi là chất diệp lục.

Mỗi khi thu về, các bức ảnh tuyệt đẹp về những chiếc lá vàng bay trong gió lại tràn ngập trên mạng. Vậy đâu là lý do khiến lá cây vốn có màu xanh lại chuyển thành màu vàng, thậm chí là màu đỏ? Câu chuyện bắt đầu từ mùa hè, khi lá vẫn còn xanh nhờ có một loại chất sắc gọi là chất diệp lục. Chất này tiếp nhận ánh sáng mặc trời để tạo nên năng lượng cho quá trình quang hợp.

"Tháng tám mùa thu lá rơi vàng chưa nhỉ?" - Có phải em mùa thu Hà Nội, ca sỹ Hồng Nhung.

Khi mùa hè kết thúc tức là thời gian chiếu sáng của Mặt Trời trong ngày đã ngắn đi, điều này sẽ khiến lá cây không thể tiếp tục quang hợp trong mùa đông do không khí khô và thiếu ánh sáng Mặt Trời, vì vậy cây phải làm hai việc. Đầu tiên, cây tạo thành một lớp vách tại mỗi chiếc lá để ngăn cách lá với cây. Sau đó, nó dừng sản xuất chất diệp lục vì cây sẽ không cần đến sắc tố này cho đến mùa xuân năm sau. Khi chất diệp lục không còn, sắc tố màu vàng và màu da cam có cơ hội tỏa sáng.

Lá cây ngừng sản xuất diệp lục - chất tạo điều kiện cho cây bắt ánh sáng và tạo ra năng lượng - lá cây sẽ đổi màu rất nhanh sang màu vàng, vốn phát xuất từ sắc tố gọi là carotinoids. Chất này khiến cà rốt có màu cam và lá cây dương mùa thu ngả vàng. Một số khoa học gia cho rằng lá vẫn tiếp tục tạo ra chất carotinoids sau khi chất diệp lục ngưng hoạt động, vì sắc vàng giúp chúng hấp thụ thêm một chút năng lượng mặt trời nữa. Bên cạnh màu vàng thì một số loài cây lại cho lá màu đỏ, như cây phong - biểu tượng của đất nước Cananda. Màu đỏ này xuất phát từ sắc tố anthocyanin, phức tạp hơn một chút so với carotinoids. Dù các loại cây đều có chất diệp lục, carotene và xanthophyll, nhưng không phải cây nào cũng sản sinh sắc tố anthocyanin. Ngay cả những cây có anthocyanin cũng chỉ sản sinh nó trong những điều kiện nhất định.

Hình ảnh chiếc lá phong đổi từ màu xanh sang màu vàng.

Đã có nhiều cách giải thích khác nhau về việc tại sao một số cây sản xuất sắc tố anthocyanin và vì sao lá đổi màu vào mùa thu, song cách giải thích thịnh hành nhất hiện nay là sắc tố anthocyanin có tác dụng như một tấm lá chắn ánh sáng mặt trời, ngăn các tia có hại và bảo đảm cho lá cây khỏi bị ánh sáng với cường độ quá mạnh. Nó cũng đóng vai trò là chất chống đông, bảo vệ các tế bào cây khỏi bị đông cứng, và còn là chất chống oxy hóa. Cây cối tạo ra những chất này để phản ứng với điều kiện khắc nghiệt như lạnh đến mức đóng băng, tia UV, khô hạn và nấm mốc. Ngoài ra, lá cây màu đỏ cũng là dấu hiệu của bệnh tật và mệt mỏi.

Còn về lý do tại sao một số lá chuyển thành màu vàng và một số lại chuyển thành màu đỏ, các nhà thực vật học cho rằng những cây phát triển tốt nhất khi có đầy đủ ánh sáng thường có màu sắc sặc sỡ hơn, vì vậy vào mùa thu chúng có thể sống được với sự bảo vệ của chất carotinoids vàng. Các cây sống trong bóng râm hay đất cằn cỗi thường có cơ chế tinh xảo hơn, cần được bảo vệ nhiều hơn, vì vậy lá của chúng tạo ra nhiều anthocyanin và trở nên sẫm màu hơn.

Thêm vào đó, nếu ai đó chú ý thì sẽ thấy nhiều năm lá màu thu có màu vàng hoặc màu đỏ đậm hơn. Lý do được các nhà khoa học công nhật là do năm đó có nhiều ánh sáng mặt trời hơn và thời tiết khô hạn hơn, làm tăng nồng độ đường trong nhựa cây, vì thế cây phải giải phóng nhiều anthocyanin nhằm thu thập năng lượng để vượt qua mùa đông. Ngoài ra, khi thời tiết lạnh gần đóng băng, mức độ dinh dưỡng thấp và những căng thẳng thực vật khác dường như càng làm tăng mức độ anthocyanin. Nếu thời tiết đặc biệt mưa và u ám, sẽ không có nhiều lá đỏ. Không có ánh nắng mặt trời, cây không cần sự bảo vệ thêm của những sắc tố đỏ anthocyanin, vì vậy cây không sản xuất anthocyanin.

Tham khảo ScienceMadeSimple

Theo Trí Thức Trẻ Copy link
Link bài gốc Lấy link

Top 10 Bài văn tả cây bàng hay nhất

06-10-2021 10 131749 1 5

Video liên quan

Chủ Đề