Vì sao hai đùi không bằng nhau

Tình trạng bắp chân to dường như là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em phụ nữ. Bởi nó làm giảm sự thon gọn, thanh mảnh cho cơ thể, gây tự ti khi diện những chiếc váy xinh đến đầu gối. Hiểu được tâm lý đó, bài viết này sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân khiến bắp chân không được thon nhỏ và cách khắc phục hiệu quả.

1. Nguyên nhân và ưu, nhược điểm của bắp chân to

Tình trạng bắp chân có kích thước to cơ sinh lý có thể gặp phải ở cả nam và nữ. Chỉ số của sự to khác thường này được so sánh, sắp xếp theo quy chuẩn quốc tế. Với số đo của người Việt Nam, vòng đùi đạt chuẩn sẽ nằm trong khoảng từ 40 đến 50cm. Theo đó, vòng bắp chân chuẩn được nhận định là sẽ nhỏ hơn kích thước của vòng đùi khoảng 20cm. Vậy, những nguyên nhân nào gây nên tình trạng bắp chân lớn cỡ như vậy, hãy cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân khiến bắp chân to cơ sinh lý

Một số nguyên nhân chủ yếu làm cho bắp chân có kích thước lớn, gây cảm giác thô bao gồm:

  • Do yếu tố di truyền: Hình hài của con người sinh ra chịu sự chi phối của yếu tố di truyền khá cao. Do đó, nếu được thừa hưởng từ người thân trong gia đình thì bắp chân của bạn sẽ to hơn từ lúc lọt lòng mẹ.

  • Do chế độ sinh hoạt: Việc bạn duy trì một chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thiếu khoa học trong một khoảng thời gian dài sẽ vô tình khiến cho cơ và mỡ tập trung nhiều hơn ở vùng mông, đùi và cả bắp chân.

  • Sử dụng sai phương pháp khi luyện tập: Việc luyện tập thể dục, thể thao đòi hỏi phải đúng cách, việc luyện tập sai lệch sẽ khiến bắp chân phải chịu lực mạnh hơn, là nguyên nhân khiến bắp chân bị to, thô và mất thẩm mỹ.

  • Mỹ phẩm: Đối với chị em phụ nữ, việc chăm sóc sắc đẹp là rất quan trọng. Thế nhưng việc lạm dụng quá nhiều loại mỹ phẩm chứa Estrogen lại là hiểm họa cho đôi bắp chân của mình.

Bắp chân to là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của nhiều chị em phụ nữ

Ưu, nhược điểm của sự to bắp chân

Về ưu điểm:

  • Giảm nguy cơ đột quỵ: Theo một nghiên cứu cho thấy, những đối tượng người sở hữu bắp chân có kích thước to hơn sẽ giảm được nguy cơ bị đột quỵ.

  • Gặp phải ít vấn đề về lưu thông máu hơn người có bắp chân nhỏ, bình thường.

  • Giảm thiểu sự nghỉ của nhịp tim: Đối với người sở hữu bắp chân to, thời gian nghỉ ngơi của tim thường thấp hơn. Nếu nhịp tim khi nghỉ duy trì ở mức hơn 100 nhịp vào mỗi phút thì nguy cơ tử vong tăng.

Bắp chân to không phải lúc nào cũng là nhược điểm mà đôi khi nó còn có nhiều ưu điểm bên trong

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì người sở hữu bắp chân có kích thước to sẽ phải đối mặt với một số nhược điểm sau đây:

  • Gan nhiễm mỡ: Bắp chân không được thon gọn có thể cùng có tình trạng gan nhiễm mỡ do có sự tích tụ nhiều ở gan.

  • Mất thẩm mỹ: Đây là yếu tố mà người phụ nữ cảm thấy rất tự ti, bởi khối cơ quá to đã làm mất cân xứng cho đôi chân. Từ đó làm cho đôi chân bạn trở nên thô kệch.

  • Các bệnh lý khác: Việc có một bắp chân quá to là một bài toán về trọng lượng của cơ thể, nó sẽ đè nặng lên xương ở chân. Gây nên một số bệnh phổ biến khác như viêm khớp, thoái hóa,...

2. Làm thế nào để có thể khắc phục được tình trạng bắp chân to

Làm thế nào để có được một đôi chân đẹp, thon gọn đối với chị em phụ nữ là điều ước ao lớn lao. Để có thể khắc phục được tình trạng bắp chân thô kệch, kích thước quá lớn thì không phải chuyện một sớm, một chiều mà làm được, mà phải trải qua cả quá trình áp dụng phương pháp một cách bài bản. Bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục sau đây:

  • Bạn có thể tham gia các lớp học Yoga với các bài tập chân để có thể giúp đôi chân của mình trở nên thon gọn hơn.

  • Tạo thói quen mát xa chân, ngâm chân với nước muối.

  • Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, giàu vitamin và chất xơ. Hạn chế tối đa việc nạp chất béo, chất đạm vào cơ thể.

  • Người sở hữu bắp chân to cần tăng cường lượng canxi giúp phòng ngừa bệnh loãng xương.

  • Chạy bộ nhẹ nhàng cũng là một trong những phương pháp giúp giảm tình trạng to bắp chân hiệu quả, không tốn tiền. Bạn chỉ cần bỏ ra từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày để tập luyện.

Luyện tập yoga hàng ngày để có thể phần nào cải thiện tình trạng bắp chân to

Để việc bắp chân quá to không làm trở ngại đến chất lượng công việc của bạn bởi sự tự ti trong việc diện đồ. Bạn nên lựa chọn những loại quần dài, có màu tối, điều này sẽ giúp bắp chân nhìn được thon gọn hơn rất nhiều. Ngoài ra, không nên mang giày cao gót nhiều nhé.

Trong trường hợp đặc biệt, vấn đề của bắp chân làm bạn trở nên e ngại, hoàn toàn không thể khắc phục bằng các biện pháp thông thường thì phẫu thuật là một trong những khuyến nghị được đặt ra. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thực hiện phẫu thuật để loại bớt khối cơ thừa, không cần thiết gây nên tình trạng bắp chân thô kệch. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này, bạn nên chủ động đến trực tiếp tại các cơ sở chăm sóc chuyên khoa về cơ, xương, khớp để nhận được sự tư vấn chính xác nhất. Cần lựa chọn các cơ sở uy tín bởi vấn đề phẫu thuật liên quan đến cơ xương khớp rất nguy hiểm, nếu không cẩn thận có thể dẫn đến tiền mất, tật mang.

Có thể tham khảo phương pháp phẫu thuật để khắc phục tình trạng bắp chân thô kệch, to

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng bắp chân to, hy vọng sẽ phần nào đó cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc. Nhìn chung, tình trạng này này là lành tính, không gây ra biến chứng nguy hiểm, chỉ mang tính chất gây mất thẩm mỹ. Do đó, hãy cố gắng luyện tập, sử dụng các phương pháp bảo tồn để khắc phục tình trạng trên. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề bắp chân to hay tình trạng sức khỏe khác, vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để nhận được sự tư vấn từ phía Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Năm hiểu lầm thường gặp về việc gãy xương

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một số trường hợp gãy xương gây biến dạng, có thể dễ dàng nhận biết

Đau đớn đến phát gào thét, đau như bị ai đâm? Không hẳn lúc nào cũng vậy.

Bạn vẫn cử động được, vậy tức là xương không gẫy? Chưa chắc. Claudia Hammond giải mã một số đồn đoán sai lầm về gãy xương.

Còn cử động được nghĩa là xương không gãy

"Bạn vẫn cử động được chứ? Nếu được thì tức là bạn không bị gẫy xương đâu." Đó là điều đầu tiên mà người ta thường nói khi thấy bạn quằn quại đau đớn vì bị va đập mạnh ở ngón chân và đang tự hỏi liệu mình có bị gãy xương không.

Có nên uống sữa để làm chắc xương?

Quảng cáo

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước?

Mẹo giúp chạy bộ nhanh và khỏe hơn

Trên thực tế, đôi khi bạn vẫn có thể cử động được dù xương đã gãy, thế cho nên đây không phải là một trong những dấu hiệu chính cần xem xét khi xác định xem liệu bạn có bị gãy xương hay không.

Ba triệu chứng hàng đầu của việc gãy xương là đau đớn, sưng tấy và biến dạng.

Nếu xương bị trồi lên 90 độ hoặc lòi hẳn lên bên dưới lớp da thì không có gì phải bàn cãi nữa, đó chính là dấu hiệu chắc chắn cho thấy nhiều khả năng là xương gãy thật rồi. Một dấu hiệu khác nữa của gãy xương là khi bạn nghe thấy một tiếng "rắc" lúc xảy ra tai nạn…

Nếu xương bị gãy, chắc chắn bạn sẽ không thể tránh khỏi đau đớn

Không nhất thiết là như vậy. Có khá nhiều những câu chuyện về việc người ta bị vấp ngã nhưng sau đó vẫn trượt tuyết, đi bộ hoặc thậm chí nhảy múa cả ngày mà không hề nhận ra rằng họ đã bị gãy xương từ hồi nào rồi.

Tất nhiên là xương gãy thường gây đau đớn, thậm chí cực kỳ đau, nhưng nếu đó là một vết gãy nhỏ, rất có thể bạn không nhận thấy đau.

Khi bạn phát hiện ra mình bị gãy xương thì điều quan trọng là phải nhờ sự trợ giúp chuyên khoa để đảm bảo xương được sắp xếp đúng cách và giữ đúng vị trí trong quá trình liền xương trở lại, để tránh bị nhiễm trùng hoặc biến dạng xương vĩnh viễn.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ngay khi bạn phát hiện xương bị gãy, điều quan trọng là phải điều trị để đảm bảo xương sẽ lành đúng cách

Nhưng có một điều đặc biệt khi bị gãy xương và có cảm giác đau đớn. Có thể là ngay lúc gãy thì không đau, nhưng hồi năm 2015, với việc sử dụng dữ liệu của nửa triệu người trưởng thành lưu trữ trong ngân hàng sinh học ở Anh, UK Biobank, các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton phát hiện ra rằng những người từng bị gãy tay, chân, cột sống hoặc hông trong quá khứ nhiều khả năng sẽ bị đau đớn trong cơ thể sau đó hàng chục năm so với những người khác. May mắn là loại đau đớn tái phát này không phổ biến cho lắm.

Phụ nữ da trắng lớn tuổi cần chú tâm về vấn đề gãy xương do loãng xương

Đầu tiên là với vấn đề tuổi tác. Quả thật là phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng bị gãy xương hơn phụ nữ trẻ. Sự thay đổi nội tiết tố của thời kỳ mãn kinh có thể dẫn đến mất xương khá nhanh và gãy xương thường do loãng xương gây ra.

Vì sao nam chết vì tự tử nhiều hơn nữ

Muỗi có say không sau khi hút máu người say

Ăn gì để không bị trầm cảm

Xét đến vấn đề chủng tộc thì ở Mỹ, số phụ nữ da trắng bị gãy xương hông nhiều gấp đôi so với phụ nữ da đen. Có một số yếu tố được nêu ra nhằm lý giải việc khung xương phụ nữ da đen thì khoẻ hơn, trong đó có việc khối lượng xương cao hơn trong thời thơ ấu và tỷ lệ chu chuyển xương [bone turnover] thấp, từ đó có thể dẫn đến quá trình giảm mật độ xương theo tuổi tác của phụ nữ da đen chậm hơn so với phụ nữ da trắng.

Tuy nhiên, phụ nữ da đen vẫn có thể bị chứng loãng xương, chỉ là với tỷ lệ ít hơn mà thôi. Chỉ có 5% phụ nữ da đen trên 50 tuổi được cho là mắc bệnh loãng xương, dẫn đến việc người ta muốn nghiên cứu nghiêm túc hơn nữa các triệu chứng ở phụ nữ da đen.

Ví dụ, ở Mỹ, phụ nữ Mỹ gốc Phi hiếm khi được giới thiệu đi kiểm tra phát hiện bệnh loãng xương hơn so với phụ nữ da trắng, và nếu được chẩn đoán loãng xương thì họ cũng ít được điều trị hơn.

Gãy ngón chân thì không cần đi gặp bác sĩ vì họ sẽ không làm được gì cho bạn cả

Đúng là không phải mọi vấn đề xương cốt đều cần phải băng bó, nhưng ngón chân gãy vẫn cần được kiểm tra.

Nhân viên y tế cần xác định bản chất của vết gãy để giảm bớt đau đớn tái phát về lâu về dài hoặc tránh gây dị tật xương, điều này về sau có thể khiến bạn khó chịu khi mang giày hoặc gây viêm khớp nếu vết xương gãy không lành lặn hẳn. Trường hợp sau khi gãy mà ngón chân bị vẹo ở một góc bất thường thì cần điều trị phức tạp hơn và thậm chí có thể phải phẫu thuật.

Hầu hết các ngón chân bị gãy có thể được băng nẹp vào các ngón chân ở hai bên cạnh và giữ cố định trong giày cứng chuyên dùng. Quá trình chữa lành thường mất bốn đến sáu tuần.

Gãy ngón chân cái thì nghiêm trọng hơn và có người thậm chí cần phải bó bột cố định cao lên tận bắp chân trong hai hoặc ba tuần, và sau đó phải nẹp ngón cái vào ngón thứ hai bên cạnh. May mắn là xác suất gãy ngón chân cái chỉ bằng phân nửa so với các ngón khác.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hầu hết các ngón chân bị gãy có thể được băng nẹp vào các ngón chân ở hai bên và giữ cố định trong chiếc giày cứng chuyên dùng

Nếu bị gãy xương bàn chân - là phần xương tiếp theo phía trên xương đốt ngón chân, vết gãy vẫn có thể lành lại mà không cần bó bột thạch cao miễn sao bàn chân được nghỉ ngơi không cử động.

Ngôn ngữ làm thay đổi cách ta nhận biết màu sắc

Năm 'mẹo giữ ấm' khi trời giá lạnh

Giọng nói báo hiệu bạn sắp chia tay người yêu?

Điều này là do xương ở hai bên bàn chân luôn có xu hướng giữ thẳng, tạo công dụng như một thanh nẹp tự nhiên và trong 80% trường hợp xảy ra, xương vẫn nằm đúng vị trí ngay cả khi bị gãy.

Nhưng nếu có những vết thương lộ ra một vết nứt hở, hoặc xương chệch khỏi vị trí đúng thì bạn sẽ cần được điều trị.

Điều này có nhiều khả năng xảy ra đối với xương tiếp nối với xương ngón chân cái, vì nó không được của các xương khác hỗ trợ để giữ nó nằm yên cố định đúng vị trí.

Tương tự, gãy xương ngoài của đoạn xương tiếp nối với xương ngón chân út đôi khi cũng cần phải phẫu thuật hoặc bó bột.

Ngay cả khi bạn không cần phải bó bột thì các đoạn xương bị gãy vẫn cần được chữa trị đúng cách. Một khi đã xác định được rằng cú gãy xương không nghiêm trọng cho lắm thì nhân viên y tế có thể nẹp ngón chân gãy cho bạn và quấn cố định chúng bằng gạc mềm. Và họ sẽ biết liệu bạn có cần dùng nạng trong một vài tuần để ngón chân lành hẳn rồi hẵng đi lại bình thường hay không.

Xương thường khỏe hơn sau khi đã được chữa lành

Điều này thoạt nghe có vẻ khó tin, còn về lâu dài thì đúng là chuyện khó tin. Nhưng trong thời gian trước mắt thì xem ra cũng có ít nhiều sự thực trong đó.

Trong quá trình chữa lành, một lớp xương mới khỏe mạnh được tạo ra xung quanh vết gãy để bảo vệ nó. Vì vậy, đúng là một vài tuần trong quá trình bình phục, phần xương bị gãy khoẻ hơn xương bình thường. Nhưng cuối cùng khi mô/lớp xương mới này xốp dần, và vài năm sau, chỗ xương đó có lẽ sẽ chỉ tốt như xương mới chứ không hề khoẻ hơn những cái xương bên cạnh.

Từ chối trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ nhằm cung cấp thông tin chung chung, không thay thế cho cho các tư vấn về chăm sóc sức khỏe từ bác sỹ hay các chuyên gia y tế. BBC không chịu trách nhiệm về các triệu chứng mà độc giả gặp phải do làm theo các thông tin nêu trong bài, cũng không ủng hộ cho các sản phẩm hay dịch vụ nào được nêu, được tư vấn trên các trang mạng. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn thấy lo ngại về sức khỏe cá nhân.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Video liên quan

Chủ Đề